Doanh nghiệp vận tải biển và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường đại học hàng hải trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 22 - 27)

* Doanh nghiệp vận tải biển

Ngành vận tải nói chung và vận tải biển nói riêng được hiểu là một loại hình dịch vụ. Đương nhiên, dịch vụ này ở đây hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động hàng hải.

Vận tải biển hàng hải là một bộ phận sản xuất vận tải nhưng có những đặc trưng khác biệt với những phương thức vận tải khác, chẳng hạn như vận tải đường bộ, đường sắt và đường không. Các tiểu hệ thống của quá trình sản xuất hàng hải bao gồm: quá trình vận chuyển, quá trình xếp dỡ, quá trình phục vụ cho hai quá trình chủ yếu đó. Các quá trình trên có thể diễn ra trong phạm vi ở một quốc gia hay nhiều quốc gia, tương ứng với các quá trình sản xuất đó trong ngành hàng hải có các lĩnh vực kinh doanh khai thác tàu, kinh doanh khai thác cảng và kinh doanh dịch vụ hàng hải là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình vận chuyển và bốc xếp, bao gồm địa lý và môi giới hàng hải, mua bán tàu, mua bán trang thiết bị hàng hải, phục vụ tàu tại cảng, địa lý vận tải đa phương thức, tư vấn hàng hải.

Doanh nghiệp vận tải là một đơn vị tài chính và pháp lý, có tư cách pháp nhân độc lập chịu sự điều tiết theo luật định với chức năng hoạt động là tổ chức khai thác vận chuyển hàng hoá và hành khách với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.

Đặc điểm của hoạt động doanh nghiệp vận tải biển:

Hoạt động của doanh nghiệp vận tải mang tính dịch vụ, cũng giống như các ngành vận tải khác, vận tải biển không chỉ hoạt động trong phạm vi sản xuất (vận chuyển nguyên vật liệu, nhân lực, bán thành phẩm) mà còn tham gia cả khâu lưu thông phân phối, vốn là mạch máu lưu thông của nền kinh tế quốc dân. Ngoài tính phục vụ trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp vận tải phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế xã hội, tức là phục vụ trên cơ sở bảo đảm sự tồn tại và có tích luỹ, trong quá trình hoạt động phải luôn tính khả năng đầu tư và tái đầu tư nhằm phục vụ nhu cầu thị trường, tiết kiệm chi phí,

giảm giá thành vận chuyển để góp phần giảm giá thành sản phẩm hàng hoá.

Vận tải biển là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, tác động lên đối tượng lao động cũng như có tính chất đặc biệt (không làm thay đổi tính chất lý hoá của sản phẩm để tạo ra sản phẩm vận tải). Giữa sản xuất và tiêu dùng có tính thống nhất, quá trình sản xuất cũng đồng thời quá trình lưu thông, sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đấy không có sản phẩm dở dang và không có sản phẩm tồn kho. Kết quả của hoạt động vận tải là sự dịch chuyển của người và hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ được thể hiện đồng nhất trên cả ba mặt không gian, thời gian và qui mô.

Doanh nghiệp vận tải biển không có sản xuất dự trữ nhằm mục đích điều tiết sản xuất như các ngành sản xuất vật chất phi vật chất khác.

Hoạt động sản xuất vận tải gắn chặt sản xuất và lưu thông nên không có khâu hoạt động trung gian như khâu phân loại, đánh giá chất lượng sản phẩm lưu thông và phân phối.

Hoạt động sản xuất vận tải biển nhìn chung là một hoạt động phức tạp gồm nhiều khâu đem lại công đoạn gắn kết với nhau từ tổ chức Marketing, khai thác tìm kiếm thị trường hàng hoá, tổ chức vận chuyển xếp dỡ giao nhận bảo quản, môi giới, thuê phương tiện, phục vụ sửa chữa, nên đòi hỏi có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các khâu nâng cao hiệu quả hoạt động.

* Hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển

Trong thực tiễn, trên thế giới cho thấy các quốc gia đề có thể xây dựng và phát triển đội tàu vận tải biển thuộc các loại hình sở hữu khác nhau để tiến hành vận chuyển hàng hoá, hành khách cho quốc gia mình

hay đi chở thuê cho nước ngoài với mục đích kinh doanh. Các hình thức sở hữu tàu và tổ chức Công ty thay đổi và khác nhau giữa các quốc gia khác nhau, chủ yếu do hệ thống pháp luật và điều kiện địa lý quốc gia đó quyết định, tuy nhiên, do mang tính quốc tế cao nên kinh doanh khai thác tàu biển vẫn có đặc điểm chung, có phạm vụ hoạt động sản xuất rộng, quá trình sản xuất kinh doanh liên quan đến hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia riêng rẽ và chịu sự chi phối của nhiều công ước quốc tế về kinh doanh thương mại biển và kinh doanh vận tải biển.

Căn cứ vào cách thức tổ chức chuyển đi hay còn gọi là hình thức tổ chức chạy tàu của các tàu vận tải biển, hoạt động của đội tàu vận tải biển được chia thành 2 loại:

Vận chuyển theo hình thức tàu chuyến.

Vận chuyển theo hình thức tàu chợ.

Vận tải theo hình thức tàu chuyến là khá linh hoạt, thông thường chỉ áp dụng đối với vận chuyển hàng hoá không thường xuyên và hàng hóa xuất khẩu. Vận tải theo hình thức này thường tận dụng được hết trọng tải của tàu trong mỗi chuyến hàng.

Vận tải theo hình thức tàu chợ là hình thức phát triển cao nhất và hoàn thiện hơn của hình thức vận tải tàu chuyến, theo đó các tàu hoạt động cố định chuyên tuyến giữa các cảng xác định theo lịch vận hành được công bố trước.

Trong vận tải hiện nay, ngoài những tuyến vận tải thường xuyên được tổ chức theo hình thức khai thác tàu chợ, người ta vẫn khai thác hình thức vận tải tàu chuyến để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho những lượng hàng hóa không lớn trên thị trường vận tải. Hình thức vận tải tàu chuyến thường thấy ở những nước kém phát triển, đang phát triển, chỉ có

đội tàu vận tải biển nhỏ bé và hệ thống các cảng chưa phát triển. Căn cứ theo dạng vận chuyển, hoạt động của đội tàu vận tải được chia ra thành:

Vận chuyển đường biển riêng rẽ, vận chuyển đa phương thức, vận chuyển biển pha sông và vận chuyển xà lan cho các tàu mẹ trên biển.

Các loại tham gia vận chuyển bao gồm: tàu chở container, tàu dầu, tàu chở hàng rời, tàu mẹ chở xà lan, tàu hàng khô, tàu tổng hợp.

Hiện nay, cùng với xu hướng container hóa trong vận tải các công ty đa quốc gia với các chức năng kinh doanh tổng hợp đã và đang nổi lên trên thị trường kinh doanh khai thác tàu biển. Chức năng vận chuyển hàng hóa và hành khách chỉ là mắt xích trong dây chuyền kinh doanh của công ty này.

Cạnh tranh trong lĩnh vực khai thác tàu biển đang diễn ra mạnh mẽ trong toàn cầu, một số công ty đa quốc gia liên kết thành những hiệp hội để độc quyền và cạnh tranh với các công ty khác. Hiệp hội tàu cùng hình thức để cải thiện tình trạng kinh tế của từng thành viên trong hội và hạn chế loại trừ sự cạnh tranh giữa các thành viên cùng tham gia vận chuyển trên tuyến. Hiện nay đa số các quốc gia miễn trừ cho ngành vận tải biển khỏi việc áp dụng luật chống độc quyền.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường đại học hàng hải trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)