CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
1) Công ty Vận tải biển Thăng Long
- Vận tải biển.
- Đại lý và môi giới vận tải.
- Quản lý, điều hành tàu huấn luyện Sao Biển.
Năng lực:
- Đáp ứng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong nước, vận chuyển gần 200.000 tấn xi măng/năm. Đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho các tỉnh phía Nam.
- Đảm bảo cho tàu huấn luyện Sao Biển hoạt động với hiệu quả cao.
2) Trung tâm xuất khẩu lao động Lĩnh vực hoạt động:
Xuất khẩu lao động trên bờ với các ngành nghề như lái cẩu, lắp ráp ô tô, Chị em đi làm giúp việc...
Năng lực:
- Có một bếp nấu ăn theo kiểu Đài loan làm nơi thực tập cho chị em.
- Một khu ký túc xá vừa làm nơi ở vừa làm nơi học cho học viên.
Đã xuất khẩu hơn 200 lao động làm việc trên bờ, thời hạn làm việc ở nước ngoài hơn 1 năm như giúp việc, hộ lý.
2.4.6. Văn phòng Đại diện Công ty VTB Panstar (Hàn Quốc)
Tháng 6 năm 2001, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng đã cấp Giấy phép số 06/GP-HP cho phép thành lập Văn phòng Đại diện Công ty Vận tải biển Panstar (Hàn Quốc) tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Công ty Vận tải biển Panstar là một trong những Công ty Vận tải biển có thị phần vận tải lớn nhất Hàn Quốc, với đội tàu trên 100 chiếc có tuyến hoạt động khắp thế giới. Việc thành lập Văn phòng Đại diện của Công ty Panstar tại Trường đã tạo thuận lợi rất lớn để tăng cường
xuất khẩu thuyền viên có chất lượng cao sang Hàn Quốc. Trong những năm qua, hàng nghìn lượt thuyền viên của Trường, chủ yếu thuộc Trung tâm Thuyền viên VIMAC đã và đang làm việc trên hơn 20 tàu hàng của Công ty Panstar và các công ty khác của Hàn Quốc thông qua sự môi giới của Panstar.
2.4.7. Trung tâm Thuyền viên
Trung tâm Thuyền viên (VICMAC) với chức năng đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên theo yêu cầu của các công ước quốc tế để làm việc trên các con tàu trong và ngoài nước, sau 4 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ thuyền viên của Trung tâm đã lớn mạnh có 684 người trong đó 185 sỹ quan boong, 167 sỹ quan máy.
Chức năng nhiệm vụ:
- Tuyển chọn và phối hợp với các cơ sở đào tạo để bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại thuyền viên theo yêu cầu của thị trường và tiêu chuẩn của tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
- Đưa thuyền viên đi làm thuê trên các tàu biển trong nước và ngoài nước.
- Quản lý đội ngũ thuyền viên thuộc Trường Đại học Hàng hải.
- Tổ chức một số dịch vụ khác cho thuyền viên.
2.4.8. Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thiết bị tàu thủy và Điện tử dân dụng
Lĩnh vực hoạt động:
- Nghiên cứu về cơ khí, điện tử, tin học, công trình thiết bị Hàng hải và dân dụng. Sản xuất thử nghiệm trên kết quả nghiên cứu.
- Lập trình tin học, sử dụng các thiết bị công nghệ, sửa chữa lắp ráp chuyển giao công nghệ và sản xuất. Thông tin tư vấn.
- Thiết kế tàu thủy và các công trình nổi.
2.4.9. Trung tõm Giỏo dục thường xuyờn Nhiệm vụ:
- Quản lý và tổ chức đào tạo hệ đào tạo vừa học vừa làm (Hệ tại chức cũ) bậc đại học như các chuyên ngành chính quy của Trường ĐHHH.
- Phối hợp với các trường đại học, các trung tâm giáo dục thường xuyên của các tỉnh và thành phố trong cả nước để đào tạo, cấp bằng theo quy chế của Bộ GD-ĐT qui định.
Hiện tại Trung tâm GDTX đang quản lý đào tạo 13 chuyên ngành với gần 5000 sinh viên.
2.4.10. Trung tõm Cụng nghệ Phần mềm Nhiệm vụ:
- Đào tạo cán bộ kỹ thuật viên lập trình.
- Nghiên cứu khoa học ứng dụng và lập trình.
- Triển khai các dự án phục vụ xuất khẩu lập trình viên và phần mềm tin học theo hợp đồng.
- Tư vấn các vấn đề về công nghệ phần mềm.
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm và cung ứng các dịch vụ phần mềm tin học trong Trường, trong Ngành và các đơn vị khác có yêu cầu.
Hiện tại Trung tâm CNPM đang đào tạo cử nhân CNTT hệ từ xa qua mạng tin học viễn thông quản lý với gần 1.100 sinh viên.
2.4.11. Trường Phổ thông Trung học Dân lập Hàng hải Nhiệm vụ:
Đào tạo học sinh phổ thông trung học, đây là nguồn cung cấp sinh viên cho các chuyên ngành Hàng hải. Hiện tại có khoảng 1.500 học sinh theo học.
2.5. Về nhân sự của Trường Đại học Hàng hải
Lực lượng lao động của Trường ĐHHH đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau. Tổng số giáo viên hiện tại của Trường ĐHHH được thống kê trong bảng 2.2. Số cán bộ quản lý được thống kê trong bảng 2.9.
Bảng 2.2. Số giáo viên hiện tại của Trường ĐHHH [7].
Năm học
Tổng số GV (Người)
PGS
TS Th.S CN
Trình độ khác
GV thỉnh giảng 2000 -
2001 506
4 0,8%
40 8,0%
153 30%
303 60%
1 0,2%
5 1%
2001 -
2002 522
8 1,57%
41 8%
161 31%
306 60%
1 0,19%
5 0,98%
2002 -
2003 534
6 1,1%
39 7,4%
167 31%
315 60%
1 0,1%
6 1,1%
2003 -
2004 539
6 1,1%
40 7,4%
171 31%
315 60%
1 0,1%
6 1,1%
2.6. Cơ sở vật chất
2.6.1. Đất đai, nhà xưởng
Tổng diện tích đã đưa vào sử dụng của Trường là 13.296.000 m2, với khu hiệu bộ, khu giảng đường, và ký túc xá khu D (phụ lục 5).
Phòng học: diện tích 5985 m2 với 103 phòng học;
(Trong đó có 10 phòng máy tính và 1 phòng luyện âm).
Phòng thí nghiệm: diện tích 2484 m2 với 53 phòng.
Phòng thư viện: diện tích 583 m2 với 9 phòng.
Xưởng thực tập: diện tích 1031 m2 với 5 phòng.
Nhà ở của Sinh viên: diện tích 7380 m2 với 298 phòng.
Nhà làm việc của cán bộ công nhân viên: diện tích 6448 m2 với 178 phòng.
Nhà văn hoá: diện tích 1560 m2.
Sân bãi thể dục thể thao và bể bơi: 14610 m2. 2.6.2. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) bao gồm:
Trường học, TBDH và thư viện trường học.