Phân tích chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường đại học hàng hải trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

5) Phân tích chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo đại học đối với các khoa đi biển đã tương đối

chuẩn vì có sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật bản qua dự án ODA, nên việc đào tạo và huấn luyện ngành nghề đi biển đã đạt được tiêu chuẩn của quốc tế. Với các ngành nghề trên bờ thì Trường ĐHHH không có thế mạnh bằng các trường khác về giáo viên, trang thiết bị thí nghiệm.

Hơn nữa, Trường ĐHHH không độc quyền đào tạo các ngành nghề này nên ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Để cải thiện chất lượng đào tạo thì sau 5 năm Trường ĐHHH lại cho chỉnh sửa bổ sung đề cương môn học một lần cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Đào tạo sau đại học được Nhà nước cho phép Trường ĐHHH từ năm 1992 đào tạo thạc sĩ, bồi dưỡng sau đại học và đào tạo tiến sĩ từ năm 1995. Mỗi trình độ đào tạo có yêu cầu đào tạo và chương trình đào tạo riêng. Đào tạo thạc sĩ nhằm bổ sung và cập nhật những kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên ngành cho người học, tạo cho họ có kiến thức rộng hơn để dễ dàng thích ứng với yêu cầu của thực tiễn, đồng thời rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp để họ có năng lực làm việc chuyên sâu và trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

Trong "Quy chế đào tạo sau đại học" mới ban hành ngày 06-08- 2000 đã quy định khung chương trình chung của đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ bao gồm một số môn học chung ngoại ngữ, triết học, lý luận dạy học, phương pháp nghiên cứu khoa học, tin học và số tiết giảng (hay số đơn vị học trình) của phần kiến thức chung, kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn và chuyên đề chuyên sâu. Trong hai năm qua dưới sự chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, trên cơ sở "Quy chế đào tạo sau đại học" mới ban hành, Khoa Sau đại học đã chủ trì xây dựng chương đào tạo theo khung chương trình do Bộ quy định và đã cập nhật, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với nhu cầu đào tạo của

từng chuyên ngành. Có thể đánh giá chung là nhờ có cập nhật, bổ sung, điều chỉnh nội dung chương trình, mà các chương trình đào tạo đã đảm bảo tính hợp lý, cân đối so với yêu cầu đào tạo.

Tuy nhiên, trong điều kiện khoa học phát triển nhanh, yêu cầu về lượng thông tin, kiến thức ngày càng cao, các chuyên ngành bổ sung, cập nhật kiến thức mới vào chương trình đào tạo còn chậm. Hiện nay chương trình đào tạo thạc sĩ vẫn còn đang trong thời kỳ quá độ, phần kiến thức chung như ngoại ngữ, tin học, triết học, phương pháp giảng dạy, phương pháp nghiên cứu khoa học... còn chiếm một khối lượng lớn (khoảng 30% chương trình đào tạo thạc sĩ). Trong khi đó phần kiến thức chuyên sâu, các môn học tự chọn theo chuyên ngành lại chưa có khối lượng và vị trí tương xứng. Sự phân định chương trình đào tạo ở cấp đại học và cấp cao học chưa rõ ràng, nhiều môn học thiết kế chưa hợp lý. So với chương trình cao học của các nước trong khu vực hay các chương trình đào tạo cao học của các dự án nước ngoài tại Việt Nam thì chương trình đào tạo của nước ta nói chung và nói riêng đối với Trường ĐHHH có số lượng môn học và thời lượng quy định nhiều hơn (trung bình 20 môn với 80-100 đơn vị học trình, trong khi đó ở Thái lan và nhiều dự án của nước ngoài ở Việt Nam chỉ khoảng 10 môn với 30 - 40 đơn vị học trình). Mặc dù số lượng môn học và thời lượng quy định nhiều hơn, nhưng do cách tổ chức quản lý đào tạo, do cách giảng dạy và đánh giá của ta hiện nay nên đã dẫn tới việc đào tạo cao học theo chương trình của trường thường dễ và nhẹ hơn. Nói chung, chương trình đào tạo cao học hiện nay của trường còn nặng về lý thuyết, thời gian lên lớp quá nhiều, học viên ít thời gian để tự học tập và nghiên cứu. Các phương tiện kỹ thuật thông tin, sách tham khảo, tài liệu chuyên môn còn thiếu thốn,

thời gian dành cho thực tập, thực hành thực tế và làm thí nghiệm còn ít.

Trường ĐHHH đã quan tâm tới việc cải tiến và đổi mới chương trình đào tạo, tuy nhiên cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc rèn luyện kỹ năng nghề cho các học viên cao học.

Về vấn đề đào tạo tiến sĩ chưa được cải thiện bao nhiêu. Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2251/SĐH ngày 1/4/1997 hướng dẫn xây dựng và bảo vệ các chuyên đề tiến sĩ, nhưng một mặt các hướng dẫn chưa cụ thể, rõ ràng nên việc thực hiện của trường còn nhiều lúng túng trong xác định chuyên đề, hướng dẫn và đánh giá chuyên đề, mặt khác do hạn chế về việc thu thập thông tin đối với giáo viên nên số chuyên đề còn ít.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường đại học hàng hải trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)