CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
5) Nhu cầu phát triển đội ngũ thuyền viên ở Việt Nam
3.2. Xây dựng Chiến lược phát triển cho Trường Đại học Hàng hải 1. Mục tiêu phát triển của Trường ĐHHH
3.2.2. Các giải pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược
3.2.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học
Xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 cho tất cả các khoa trong trường.
Chương trình, đề cương, phương pháp dạy và học đào tạo luôn được thay đổi theo xu thế hiện đại, có tỷ lệ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Thường xuyên cập nhật các thành tựu khoa học kĩ thuật trong nội dung giảng dạy để thích ứng cao với yêu cầu thực tiễn.
Khuyến khích việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, thiết bị mô phỏng trong giảng dạy, phòng thực hành. Thường xuyên tổ chức các buổi seminar, hội thảo, tạo điều kiện để giáo viên Nhà trường trao đổi với
các giáo sư của các trường Đại học Hàng hải ở các nước phát triển để có điều kiện học hỏi phương pháp và kĩ năng giảng dạy.
Khuyến khích sinh viên tăng cường tự giác trong học tập có tinh thần chủ động trong học tập, tích cực tìm tòi, sáng tạo.
Xây dựng lộ trình phấn đấu TĐHHH trở thành trường trọng điểm cấp quốc gia nhằm thu hút đầu tư, phát triển quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm phục vụ một cách đắc lực nhất chiến lược xây dựng một nền kinh tế hướng ra biển của Đảng và Nhà nước.
Nâng cao chất lượng huấn luyện cho từng chuyên ngành. Bám sát các tiêu chuẩn cấp bằng và chứng chỉ theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế để huấn luyện thuyền viên.
Biện pháp 2: Tăng cường công tác NCKH
Nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ quan trọng đối với cán bộ giảng dạy. Nghiên cứn khoa học sẽ làm sâu sắc hơn mục tiêu, phương pháp và nội dung đào tạo. Nhưng thời gian qua, trong đào tạo vấn đề nghiên cứu khoa học chưa được đề cập rõ ràng, số lượng cán bộ tham gia vào các công trình nghiên cứu khoa học của trường còn hạn chế. Nếu làm tốt việc kết hợp đào tạo với thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học của trường thì vừa tận dụng được nguồn lực, vừa hỗ trợ các sinh viên trong phần thực hiện đề tài luận văn và hiểu biết thêm vấn đề rất nhiều. Tuy nhiên, Trường ĐHHH do Bộ Giao thông vận tải quản lý, các đề tài nghiên cứu khoa học của Bộ đều tập trung cho các Viện, vì thế, số đề tài đưa về trường rất khiêm tốn. Hàng năm trung bình Bộ gửi về trường khoảng hai đến ba đề tài cấp bộ nên không đủ cho giáo viên và sinh viên tham gia nghiên cứu. Gian đoạn tới Trường ĐHHH cần có kế hoạch cụ thể với các Bộ, Ngành hoặc các cơ quan bạn để có được những đề tài xuất phát từ điều kiện thực tế của sản xuất, có như vậy mới nâng cao tầm của nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất.
Trong tương lai gần Trường ĐHHH thành lập Viện khoa học và công nghệ hàng hải để nghiên cứu chế tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu VIMARU, hiện tại Viện này chưa thành lập được vì lý do chủ yếu là chưa có đủ chuyên gia có trình độ thích hợp trong lĩnh vực mà nhà trường muốn triển khai và chưa đủ điều kiện để đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu. Có thể nói đội ngũ chuyên gia có trình độ của trường hiện
nay còn ít và còn trải rộng nhiều ngành nghề. Mỗi khi có dự án về kinh doanh hoặc kỹ thuật thì bộ phận kinh doanh và những người có trình độ khả năng chuyên môn thích hợp cùng hợp tác để giải quyết công việc, các tổ chức này hiện thời tương đối phù hợp với điều kiện của viện, đây là các thành viên tương lai của Viện.
Tăng cường nghiên cứu khoa học, lấy việc nghiên cứu khoa học để trau dồi và nâng cao kiến thức cho giáo viên và sinh viên. Từng bước kiểm soát chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học, nâng cao tính ứng dụng thực tế cho các đề tài. Tổ chức tốt việc chuyển giao công nghệ từ kết quả nghiên cứu đạt được để tăng thêm nguồn thu nhập cho trường.
Định hướng nghiên cứu khoa học vào những ngành đang được ưu tiên theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, nhằm phục vụ một cách tốt nhất cho sự phát triển của đất nước.
Tăng số lượng và chất lượng bài viết cho “Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng Hải”. Tạp chí này làm cầu nối để các nhà khoa học trong ngành Hàng hải có điều kiện giao lưu, trao đổi, cập nhật thông tin khoa học - công nghệ.
Nhà trường đã kết hợp với các đơn vị có liên quan để thành lập Trung tâm Công nghệ phần mềm, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng thiết bị tàu thuỷ và Điện tử dân dụng, Trung tâm Mô phỏng Hàng hải và một số trung tâm tư vấn khác. Sự ra đời của các Trung tâm này đã tạo tiền đề để tiến tới có những hợp tác song phương về chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp, vận hành và sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tàu thuỷ, nghi khí hàng hải.
Việc được công nhận trở thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
(AMETIAP), và đặc biệt là Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU), TĐHHH hiện nay đã nhận được nhiều đề nghị hợp tác từ các Trường bạn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học phục vụ ngành hàng hải.
Nhiều bài báo và công trình khoa học của các giảng viên Nhà trường đã được đăng trên các tạp chí lớn của Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, các tạp chí của Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Biện pháp 3: Tăng cường công tác quản lý đào tạo
Tiến tới đào tạo Cao học và Nghiên cứu sinh theo hướng tập trung.
Tăng cường chủ động và tự chịu trách nhiệm cho các Khoa chuyên môn trong việc xây dựng nội dung giảng dạy và chất lượng đào tạo.
Xây dựng hệ thống mạng nội bộ (LAN) để đồng bộ hoá công tác quản lí sinh viên và cập nhật thông tin giữa các đơn vị chức năng. Tích hợp khả năng kết nối internet của mạng nội bộ thông qua trang web của Trường để phụ huynh học sinh, sinh viên có thể theo dõi tình hình học tập của con em mình. Triển khai việc áp dụng phần mềm quản lí sinh viên và hệ thống camera an ninh trong khu kí túc xá của Trường.
Tổ chức các hội chợ việc làm và hội nghị các nhà tuyển dụng để các em sinh viên có điều kiện tiếp xúc với các nhà sử dụng lao động từ đó các em thấy được hiện tại mình cần phải làm gì để đạt được tương lai mà các nhà tuyển dụng yêu cầu.
Đổi mới phương pháp quản lí sinh viên, chuyển từ quản lý có kiểm sóat của cán bộ ký túc xá sang tự quản.
3.2.2.3. Tăng cường bổ sung nguồn kinh phí
Do kinh phí Bộ cấp không đủ cho việc phát triển đào tạo và huấn luyện, nên để có thêm nguồn kinh phí tăng số ngành đào tạo và mở rộng cơ sở vật chất thì phải tăng kinh phí bổ sung ngoài vốn ngân sách.
Trường ĐHHH đã thành lập các công ty, trung tâm để sản xuất, xuất khẩu lao động. Nghiên cứu các ứng dụng, dịch vụ trên cho các lĩnh vực vận tải mà các Hãng tàu quốc tế đang áp dụng. Ngoài ra phát triển ứng dụng một số dịch vụ khác cho ngành Hàng hải. Để tăng cường nguồn kinh phí TĐHHH có một số biện pháp sau.
Biện pháp 1: Tăng cường hợp tác quốc tế
Thời gian tới Trường ĐHHH có một số chương trình hợp tác sau:
- Chương trình đào tạo đa ngành nghề.
- Chương trình huấn luyện thuyền viên.
- Chương trình khai thác tàu của công ty vận tải Đông long, Thăng long.
- Chương trình đảm bảo cung cấp các dịch vụ Hàng hải.
- Chương trình hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý.
- Chương trình xây dựng Viện khoa học và công nghệ hàng hải.
- Chương trình chuyển giao công nghệ thiết kế và đóng mới tàu hàng khách.
- Chương trình đào tạo và đào tạo lại cán bộ đã học ở nước ngoài.
Trường Đại học Hàng hải đã có quan hệ quốc tế tốt với một số nước, nhờ thế mà đã nhận được một số dự án với mục tiêu giúp đỡ đào tạo cán bộ cho nhà trường và trang bị cho các phòng thí nghiệm. Hiện nay các dự án còn chủ yếu tập trung cho Khoa điều khiển tàu biển, Khoa máy tàu biển, Khoa Công trình, Khoa Kinh tế vận tải. Ngoài ra các dự án này còn tạo điều kiện cho một số cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh nâng cao trình độ, giúp đào tạo đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, mô hình đào tạo và phương pháp đào tạo.
Hợp tác Quốc tế đã giúp cho đào tạo của Trường ĐHHH sớm hoà nhập với trình độ khu vực và thế giới. Tuy nhiên, việc hợp tác quốc tế trong đào tạo chưa mạnh, chưa tận dụng hết các khả năng hỗ trợ của các nước. Từ năm 1999, Trường Đại học Hàng hải đã chủ động hợp tác với Trường Đại học Liège của Vương quốc Bỉ về việc phối hợp nghiên cứu
“Mô hình Vận tải đa phương thức tại Việt Nam”. Cho đến nay đã có 12 cán bộ, giáo viên của Trường sang Bỉ để học tập, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm. Từ tháng 10-2001 đến 10-2004, Trường ĐHHH đã được lựa chọn để triển khai “Dự án Nâng cao chất lượng đào tạo Đại học Hàng hải tại Việt Nam” do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại từ nguồn vốn ODA, trị giá 5 triệu đô la Mỹ. Với việc triển khai thành công Dự án này, Trường đã được tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhiều phòng mô phỏng và các thiết bị huấn luyện hàng hải hiện đại, trị giá trên 3,5 triệu đô la Mỹ, trên 420 đầu sách kỹ thuật quý, nhiều trang thiết bị nghe nhìn phục vụ giảng dạy, trên 20 cán bộ giảng dạy của Nhà trường được cử đi học tập tại Nhật Bản và tham dự các hội thảo quốc tế, 01 cán bộ được đi nghiên cứu sinh tiến sỹ tại Nhật Bản, 01 cán bộ được đi học thạc sỹ tại Trường Đại học Hàng hải Quốc tế tại Thuỵ Điển, Trường đã được tiếp nhận 03 chuyên gia dài hạn (03 năm) và 15 chuyên gia ngắn hạn (1 tháng/chuyên gia) sang làm việc tại Trường. Dưới dự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản, toàn bộ chương trình đào tạo, huấn luyện của hai khoa Điều khiển tàu biển và Máy tàu biển được sửa đổi, cập nhật toàn bộ các giáo trình chuyên môn của hai khoa cũng được xây dựng và cập nhật
một cách toàn diện.
Hiện nay, Nhà trường đang tiếp nhận Dự án Nâng cao chất lượng
mức “B” cho Khoa Đóng tàu với giá trị 750.000 đô la Mỹ. Lễ ký kết thoả thuận tài trợ để đưa vào triển khai thực hiện dự án đã được tiến hành tại Trường ĐHHH ngày 22 tháng 12 năm 2004. Việc triển khai thành công Dự án này sẽ góp phần to lớn vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ ngành Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam.
Hiện nay, Nhà trường đang tiếp tục xây dựng các dự án hợp tác với
Cộng đồng Châu Âu (EU), các Trường Đại học và Viện Hàng hải của Anh, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Nga, Úc..., các dự án đầu tư dưới nhiều hình thức để đầu tư xây dựng hệ thống các phòng huấn luyện, thực hành, thí nghiệm hiện đại, đào tạo cán bộ và tăng cường khả năng hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Thời gian tới Trường ĐHHH cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế hơn nữa để qua đó tiếp nhận được nhiều nguồn tài trợ cho phát triển phòng thí nghiệm thực hành và đào tạo cán bộ giáo viên ở nước ngoài.
Biện pháp 2: Tăng thêm ngành nghề mới
Đầu tư đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh của Trường ĐHHH trước hết là tạo ra những đơn vị kinh doanh mới góp phần đảm bảo tương lai dài hạn của Trường ĐHHH, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư trước mắt và lâu dài. Tạo cơ sở, điều kiện phát triển trong các giai đoạn tới.
Nguyên tắc đầu tư là đầu tư vào các bộ phận có mức lợi nhuận cao, vốn đầu tư cao đó là đầu tư vào dự án xây dựng âu đà sửa chữa tàu, cũng như phục vụ cho sản xuất của Trường ĐHHH đó là xây dựng Viện khoa học và công nghệ hàng hải sau đó là các lĩnh vực kinh doanh khác mà
Trường ĐHHH có ưu thế cạnh tranh. Đảm bảo nhịp tăng trưởng bình quân về
doanh thu của các hoạt động này là từ 10-20%/năm.
Trường ĐHHH đã được cấp khu đất tại Phà rừng-Hải Phòng từ năm 2004, nhưng chưa đầu tư vào việc gì. Nay Trường ĐHHH đã chọn khu đất này để xây dựng âu đà dùng cho việc sửa chữa tàu và đóng mới trong vài năm tới.
Tàu chở hàng khô hiện đã được nhiều nhà máy đóng tàu sản xuất, nhưng tàu hàng khách thì hiện nay chưa có một nhà máy nào ở Việt nam thực hiện. Chính vì vậy, Trường ĐHHH đã có ý định thiết kế đóng mới loại tàu này. Bên cạnh Trường ĐHHH có sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật bản về kỹ thuật và góp vốn trong đầu tư sản xuất, dự định ban đầu sẽ thiết kế và sản xuất 03 chiếc để tự sử dụng sau đó sẽ sản xuất thêm để bán. Chiến lược chung là ưu tiên hoàn thiện đồng bộ tất cả các khâu nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ. Phát triển các loại hình kinh doanh hiện tại phù hợp với quy mô của Trường ĐHHH. Đẩy mạnh đầu tư về tiền bạc, nhân lực, kỹ thuật để phát triển tương xứng với quy mô của Trường ĐHHH. Ưu tiên công nghệ sạch, không gây ô nhiễm môi trường, xử lý các chất thải gây nguy hiểm.
Xin phép Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt nam để Trường ĐHHH được đào tạo tất cả các loại chứng chỉ và bằng cấp cho thuyền viên.
Biện pháp 3: Mở thêm các dịch vụ khác để tăng thu nhập 1) Đa dạng hoá sản phẩm
Do nhu cầu thị trường ngày càng phát triển lớn mạnh, nhiều khách hàng có nhu cầu lựa chọn nhiều loại sản phẩm khác nhau để phục vụ cho
sản xuất kinh doanh nên Trường ĐHHH đã chọn chiến lược đa dạng hoá sản phẩm là chiến lược quan trọng nhất. Những năm đầu thành lập trường chỉ có đào tạo sinh viên các ngành đi biển thì nay việc đào tạo đã có nhiều ngành nghề hơn. Ngoài đào tạo Trường ĐHHH còn huấn luyện thuyền viên, sản xuất và xuất khẩu lao động trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Tất cả các sản phẩm Trường ĐHHH tạo ra đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Nhưng không dừng lại ở những sản phẩm mà Trường ĐHHH đã tạo ra, Trường ĐHHH còn muốn tiến xa hơn nữa với những sản phẩm mới và không ngừng thay đổi mẫu mã để Trường ĐHHH xứng đáng là một trong mười trường điểm của quốc gia.
Đa dạng hoá dịch vụ hàng hải như: sửa chữa động cơ điện, thiết bị điện, hệ thống động lực, nghi khí hàng hải, gõ rĩ, sơn, hàn vá vỏ tàu...
Đẩy mạnh hoạt động marketing xây dựng hình ảnh dịch vụ Trường ĐHHH hoàn hảo với chất lượng quốc tế và sự thoả mãn của khách hàng là vinh dự của Trường ĐHHH. Tăng năng lực hệ thống dịch vụ. Lập danh sách các khách hàng, xác định các khách hàng quan trọng, thường xuyên để có những chính sách, chương trình chăm sóc và ưu đãi.
Xây dụng âu đà, cầu cảng để cho tàu vào sửa chữa. Chế tạo, gia công và phục hồi các chi tiết hỏng đạt tiêu chuẩn như mới để tiện thay thế khi sửa chữa và giảm giá thành sửa chữa cho khách hàng. Lập kế hoạch sửa chữa cho các tàu thật sát với thực tế để giảm ngày tàu chết do nằm sửa chữa. Thực hiện chiến lược đơn giá đa dạng theo đối tượng khách hàng, mùa vụ trong năm, tận dụng trang bị dư thừa. Chiến lược xác lập mức giá, dạng giá vừa đảm bảo có lợi nhuận vừa có tính cạnh tranh với các cơ sở khác.
Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và các trang thiết bị cho tất cả các khâu dịch vụ. Tập trung nâng cao năng lực của thợ theo hướng chuyên nghiệp hoá, sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị được trang bị.
Cán bộ công nhân viên Trường ĐHHH bằng khả năng, tinh thần trách nhiệm cùng với các biện pháp quản lý và trình độ kỹ thuật phấn đấu tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất, giảm giá thành sản phẩm như:
giảm tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tăng năng suất lao động, kết hợp hài hoà các yếu tố trong sản xuất, trong lưu thông nhằm tạo ra sản phẩm với giá cạnh tranh hợp lý. Thực hiện chiến lược đơn giá đa dạng theo đối tượng khách hàng, loại hàng và các dịch vụ, mùa vụ trong năm nhằm tăng doanh thu. Chiến lược xác lập mức giá, dạng giá phải đảm bảo có lợi nhuận và tính cạnh tranh đối với tất cả các thị trường, đối tượng, thời điểm. Nên lựa chọn mô hình định giá theo chi phí và có đối chiếu so sánh với giá của các đối thủ cạnh tranh. Đa dạng hóa hình thức thanh toán. Đối với lĩnh vực kinh doanh khai thác tàu và đại lý tàu thì giá cả cần phải ưu đãi và linh hoạt. Giá áp dụng cho khu vực, đối tượng khách hàng, số lượng hàng hóa mua.
Sản phẩm tạo ra phải đúng với quảng cáo và giữ uy tín cho sản phẩm của mình. Xây dựng thương hiệu vững mạnh, đăng ký bảo hộ độc quyền sản phẩm để tạo niềm tin nơi khách hàng.
Nghiên cứu phát triển dây chuyền công nghệ mới và cải tiến, hoàn thiện công nghệ để phục vụ cho việc sản xuất. Nghiên cứu vật liệu mới thay thế cho các loại vật liệu đang sử dụng.