Giải pháp tăng quy mô đào tạo

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường đại học hàng hải trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 84 - 89)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

5) Nhu cầu phát triển đội ngũ thuyền viên ở Việt Nam

3.2. Xây dựng Chiến lược phát triển cho Trường Đại học Hàng hải 1. Mục tiêu phát triển của Trường ĐHHH

3.2.2. Các giải pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược

3.2.2.1. Giải pháp tăng quy mô đào tạo

Biện pháp 1: Mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất

- Trong giai đoạn 2005 - 2020, Trường ĐHHH xây dựng cho mỗi khoa chuyên môn một tòa nhà riêng biệt để có thể bố trí phòng học, phòng thí nghiệm thực hành theo từng chuyên ngành.

- Tăng cường đầu tư cho các phòng thí nghiệm, thực hành, thiết bị huấn luyện nhằm phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Xây dựng các phòng học bộ môn “tiêu chuẩn”.

- Tranh bị thêm các thiết bị hỗ trợ giảng dạy hiện đại.

- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, toàn diện thông qua việc cải tao môi trường trong ký túc xá, mở rộng các khu thể thao, giải trí cho sinh viên.

- Hoàn thành giai đoạn 2 của thư viện điện tử.

- Tiếp tục đầu tư để mua thêm tàu và trang thiết bị phòng thực hành chuyên ngành nhằm hoàn chỉnh chương trình huấn luyện.

- Trang bị và triển khai đồng bộ phần mềm quản lý cho tất cả các bộ phận trong trường.

Biện pháp 2: Tăng cường đội ngũ giáo viên

- Phát triển đội ngũ lãnh đạo của Trường ĐHHH, nhân lực phải được đào tạo cơ bản, rèn luyện về mọi mặt, vững vàng về chính trị, có

kiến thức cần thiết về kinh tế, văn hoá - xã hội và gắn bó lâu dài với Trường ĐHHH.

- Phát triển đội ngũ nhân viên kỹ thuật, đại học và sau đại học, được đào tạo cơ bản theo chuyên ngành Hàng hải hoặc kỹ thuật ở các cơ sở trong nước và nước ngoài.

- Phát triển đồng bộ đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, lực lượng lao động thuộc các lĩnh vực ngành nghề, được đào tạo trong nước và nước ngoài theo trình độ phù hợp với yêu cầu công việc, được bổ túc chuyển loại theo yêu cầu của vị trí công tác; sử dụng lao động theo đúng yêu cầu công việc cho mọi đối tượng lao động.

- Chính sách về tổ chức nhân sự: Thực hiện các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ gắn liền với việc hợp lý hoá cơ cấu tổ chức nhằm phát huy tối đa nguồn nhân lực có chất lượng cao. Nguồn nhân lực bổ sung chủ yếu dành cho lao động có trình độ, các nhân viên kỹ thuật đầu đàn cần đào tạo chính quy; đảm bảo đủ số lượng lao động với cơ cấu hợp lý và tăng năng suất lao động; đảm bảo nguyên tắc tốc độ tăng trưởng lao động thấp hơn tốc độ tăng trưởng sản phẩm, dịch vụ.

- Chính sách thu nhập và đãi ngộ: thực hiệc nguyên tắc đảm bảo thu nhập của người lao động gắn với kết qủa lao động của từng người, tại từng đơn vị và trong toàn Trường ĐHHH; đãi ngộ thích đáng những đối tượng lao động tích cực, sáng tạo trong công việc; quán triệt phương châm khuyến khích và ưu đãi nhân tài, nhất là các đối tượng tuyển chọn khó, thời gian đào tạo lâu, chi phí đào tạo lớn như: cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ở các lĩnh vực chủ chốt; có chính sách giữ và thu hút nguồn lao động có chất lượng cao. Đồng thời, có chế độ đãi ngộ thích đáng với những người đóng góp công lao xây dựng, phát triển Trường ĐHHH.

- Thực thi những chính sách của nhà nước cho người lao động như: Bảo hiểm xã hội, chế độ làm thêm giờ, chế độ nghỉ phép nghỉ lễ, chế độ khen thưởng, thi đua, giúp đỡ người lao động khi gặp khó khăn.

- Phát huy thế mạnh tổ chức công đoàn, và các đoàn thể để tuyển dụng lao động cho hợp lý và đạt yêu cầu chất lượng cao.

Biện pháp 3: Bồi dưỡng giáo viên hiện có

Trường Đại học Hàng hải đã sớm nhận thức được: muốn có trò giỏi phải có đội ngũ thày giỏi và giàu kinh nghiệm. Chính vì vậy Nhà trường luôn chủ động tìm kiếm và hợp tác với các trường Đại học, các tổ chức trong và ngoài nước để qua đó gửi cán bộ giảng viên, sinh viên tới thực hành, học tập và công tác. Hàng năm, Nhà trường luôn cử các cán bộ trẻ có đủ phẩm chất chính trị, có năng lực và nhiệt tình, yêu nghề tham dự các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn, các hội thảo quốc tế tổ chức tại các nước tiên tiến như: Nhật Bản, Hà Lan, Bỉ, Nga, Ba Lan ... hàng năm Trường ĐHHH đã cử được một số giáo viên như năm 1996 là 10 người, năm 1998 - 10 người, năm 1999 - 10 người, năm 2000 - 12 người, năm 2001 - 14 người, Năm 2002 - 15 người, năm 2003 - 16 người và Năm 2004 - 18 người.

Đặc biệt, Nhà trường đã chính thức ký thoả thuận hợp tác về đào tạo sau Đại học với Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga để đào tạo đội ngũ Tiến sỹ chuyên ngành, Tiến sỹ khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Cho đến nay đã có 09 cán bộ giảng viên của Nhà trường bảo vệ thành công luận án. Trường cũng đã ký Thoả thuận hợp tác song phương với nhiều trường trong khu vực như: Trường Đại học Hàng hải Quốc gia Hàn Quốc, Trường Đại học Hàng hải Mokpo (Hàn Quốc)...vv, để đưa cán bộ, giảng viên của Nhà trường sang đào tạo tại các trường trên.

Trong năm 2004, Trường Đại học Hàng hải Quốc gia Hàn Quốc đã cấp học bổng cho 01 nghiên cứu sinh tiến sỹ và học bổng cho 01 học viên thạc sỹ; tiếp nhận 20 sinh viên đi thực tập trên tàu huấn luyện của trường cùng các sinh viên Hàn Quốc và theo kế hoạch trong những năm tới đây, hàng năm sẽ tiếp nhận khoảng 30 sinh viên Việt Nam đi thực tập trên tàu huấn luyện của Hàn Quốc, những sinh viên này là nguồn giáo viên trong tương lai của trường.

Nhằm nâng cao trình độ Anh ngữ cho giáo viên, sinh viên để chuẩn bị tốt cho hội nhập toàn cầu, Nhà trường đã mở rộng quan hệ với Viện Anh ngữ Hoa Kỳ (ELI), Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE), Viện Ngôn ngữ Australia... để mời các giáo viên bản ngữ có trình độ sư phạm về giảng dạy tiếng Anh cho cán bộ, giáo viên và sinh viên. Với sự giúp đỡ của các giáo viên bản ngữ, nhiều giảng viên của Nhà trường có thể tự

tin biên soạn giáo trình, giáo án và giảng bài bằng tiếng Anh đối với nhiều môn chuyên môn quan trọng.

Trường ĐHHH đã tranh thủ các quan hệ hợp tác quốc tế để cử cán bộ giảng viên nhà trường đi học tập, thực hành tại các nước có nền công nghiệp phát triển. Kêu gọi đầu tư, phát triển cơ sở vật chất, thiết bị huấn luyện, giáo trình giảng dạy cho Nhà trường. Tăng cường liên doanh, liên kết để tạo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường và có nguồn thu nhập thêm cho cán bộ, giảng viên nhà trường qua đó cũng có điều kiện nhìn nhận các điểm mạnh, yếu trong hệ thống đào tạo của nhà trường. Trường ĐHHH có cơ chế khuyến khích các cán bộ giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn như giáo viên nào đi học thạc sĩ được miễn giờ lên lớp, người nào bảo vệ thành công luận án tiến sĩ đúng thời hạn được

thưởng 50 triệu đồng. Trường ĐHHH phấn đấu đến năm 2020 trên 85%

giảng viên của nhà trường có trình độ sau đại học, trong đó có 15 % trình độ tiến sĩ.

Trường ĐHHH thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng Anh, tin học, hướng dẫn sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho các giáo viên. Khuyến khích giáo viên chủ động tự tìm tòi, áp dụng các phương pháp mới trong giảng dạy. Khuyến khích giáo viên tham gia chuyển giao công nghệ và lao động sản xuất để cập nhật kiến thức chuyên môn và nâng cao tay nghề phục vụ trong công tác đào tạo giảng dạy của nhà trường.

Biện pháp 4: Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá

Để quảng bá các hoạt động của nhà trường Trường ĐHHH đã xây dung một Website để quảng cáo dịch vụ của Trường ĐHHH qua mạng Internet.

Tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo về Hàng hải được tổ chức hàng năm ở trong nước hoặc ở nước ngoài, đây là dịp tốt nhất để Trường ĐHHH quảng bá mình với khách hàng.

Phát triển theo chiều sâu các mối quan hệ sẵn có với các Tổ chức và Cơ sở đào tạo Hàng hải tại Nhật Bản, Hà Quốc, LB Nga, Ba Lan, Thuỵ Điển, Hà Lan... Thiết lập quan hệ với các Trường Đại học Hàng hải lớn tại các nước phát triển như Mỹ, Úc, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy... để nâng vị thế của TĐHHH trên trường quốc tế.

Tổ chức hàng năm các hội nghị khách hàng để mời lãnh đạo các Công ty bên ngoài nói về yêu cầu tuyển dụng lao động. Cách này tương đối dễ làm do số lượng các khách hàng không nhiều và nếu làm tốt nó sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. Tổ chức thường xuyên thăm dò, lấy ý kiến

các khách hàng và ý kiến của các sinh viên đã ra trường làm việc cho các công ty trong và ngoài nước.

Thực hiện chính sách đào tạo và huấn luyện tại nơi mà khách hàng yêu cầu để khách hàng trực tiếp thấy được phần nào điểm mạnh yếu của TĐHHH so với các cơ sở khác.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường đại học hàng hải trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)