CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
1) Dự báo cơ cấu đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020
Sau 19 năm thực hiện đường lối, chính sách đổi mới. Nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành hàng hải nói riêng đã nhanh chóng chuyển biến, phát triển với tốc độ cao. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của nước ta ước khoảng 7,8% đến 8,2%, là một nước có tỉ lệ cao, luôn giữ thế ổn định so với khu vực và thế giới. Chính vì thế khối lượng hàng hoá qua các cảng biển Việt Nam tăng lên theo tỉ lệ thuận với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế của đất nước. Khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng tăng lên từ 29,73 triệu tấn (năm 2000) lên 56,67 triệu tấn (năm 2003). Doanh thu tăng từ 2.663.547 tỉ đồng (năm 2000) lên 4.862.467 tỉ đồng (năm 2003), nộp ngân sách từ 315.485 tỉ đồng (năm 2000) lên 463.756 tỉ đồng (năm 2003). Thị phân hàng hoá của đội tàu biển cũng tăng dần lên từ 10,5 % (năm 2000) đến 14,56 % (năm 2002), 16,65 % (năm 2003).
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 các nguồn dự án của các nước đầu tư vào nước ta ngày càng tăng lên, đồng thời nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển. Do đó lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, lượng hàng hoá vận chuyển nội địa của từng loại hàng, theo tuyến đường, lượng hành khách du lịch bằng đường biển vào nước ta dự toán ngày càng tăng lên nhanh chóng.
Nhằm mục đích đáp ứng xu thế phát triển nền kinh tế cũng như tăng thị phần vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, bảo đảm nền kinh tế đất nước tăng trưởng ổn định, bền vững đòi hỏi “Tiếp tục trẻ hoá, hiện đại hoá đội tàu vận tải biển theo hướng chuyên dùng để bảo vệ, phát triển thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam và tăng khả năng thị trường cạnh tranh quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Việc xây dựng phát triển đội tàu chính qui, hiện đại dựa vào các chỉ tiêu tiêu chí và yêu cầu sau:
- Đội tàu có cơ cấu và qui mô hợp lý cả về số lượng và chất lượng.
- Trang bị đồng bộ, hiện đại, thoả mãn yêu cầu, tiêu chuẩn qui phạm và các công ước quốc tế hiện hành.
- Trẻ hoá đội tàu biển.
- Tăng mức độ tự động hoá lên cao, tạo điều kiện để xâm nhập thị trường vận tải khu vực và thế giới.
- Ứng dụng các hình thức khai thác tiên tiến, hiện đại, hiệu quả trong việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu và từng bước tăng thị phần vận chuyển.
- Qui hoạch sắp xếp lại đội tàu, định hướng rõ mục tiêu, yêu cầu phù hợp với từng loại hình. Song song với việc hoàn thiện, xây dựng sắp xếp lại hệ thống cảng biển, các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cũng như các loại hình dịch vụ biển.
Theo dự báo cơ cấu đội tàu của Việt nam tăng nhanh, chúng ta có thể thấy qua bảng dự báo được thống kê trong bảng 3.5.
Bảng 3.5. Dự báo cơ cấu đội tàu của Việt nam.
TT Nhu cầu đội tàu biển Việt Năm Năm 2010 Năm 2020
1 Đội tàu Container Teu DWT
9.880 1.976.000
25.990 499.900 2 Đội tàu dầu (DWT) 2.346.300 3.441.900 3 Đội tàu hàng rời (DWT ) 318.870 291.750 4 Đội tàu hàng bao ( DWT ) 136.950 224.390 5 Đội tàu ven biển (DWT ) 709.800 1.896.700
Tổng cộng (DWT) 4.587.920 6.354.640
Từ thực tế đặt ra yêu cầu mang tính cấp bách là cần phải đào tạo nguồn nhân lực hàng hải đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, sức khoẻ tốt, tinh thông về nghiệp vụ, giỏi về chuyên môn ngoại ngữ, thoả mãn yêu cầu của công ước quốc tế STCW 78/95 để điều khiển đội tàu quốc gia, đồng thời tính đến việc xuất khẩu thuyền viên mà hiện tại chúng ta đã có và đang thực hiện có hiệu quả.
2) Xu thế chung về phát triển nguồn nhân lực
Xu hướng chung về phát triển nguồn nhân lực hàng hải là giảm thuyền viên định biên trên tàu với nhiều nguyên nhân như sau:
- Khoa học ngày càng phát triển hiện đại. Công nghệ mới ra đời, tự động hoá được áp dụng rộng rãi trên tàu. Có nhiều cơ hội việc làm ở những ngành nghề khác ít vất vả hơn, ít người thích đi biển vì ngành nghề quá vất vả và có nhiều nguy hiểm hơn so với các ngành nghề khác.
- Xu hướng chung của ngành hàng hải là yêu cầu đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để đáp ứng tốt khi làm việc trên các con tàu hiện đại.
- Sự cạnh tranh gay gắt trong vận tải biển tạo lên xu thế chung là giảm số lượng thuyền viên trên tàu. Thuyền bộ giảm chỉ còn định biên tối thiểu chỉ còn khoảng 15 người một tàu.
3) Nhu cầu thuyền viên cho đội tàu quốc gia
Căn cứ vào kế hoạch xây dựng, phát triển đội tàu biển Việt Nam đến 2020 để bảo đảm đủ số lượng thuyền máy trưởng, sỹ quan, thuyền viên phục vụ cho sự gia tăng của đội tàu, bổ sung và thay thế đội ngũ do đến tuổi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác, từ nay đến năm 2020 cần bổ sung đội ngũ sỹ quan, thuyền viên đủ để điều khiển, khai thác có hiệu qủa đội tàu quốc gia mà trọng tâm là đội tàu nòng cốt có trọng tải lớn, đó là các loại tàu container, tàu dầu, tàu hoá chất, khí hoá lỏng, tàu hàng rời, tàu hàng khô có trọng tải lớn, tàu đa chức năng. Trong bảng 3.6 là dự báo nhu cầu cần bổ sung thuyền viên chỉ cho đội tàu hiện đại trọng tải lớn (lớn hơn 3000 tấn).
Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu cần bổ sung thuyền viên cho đội tàu hiện đại.
Năm
Nhu cầu (người) 2005 2010 2020
Thuyền trưởng (>3000 tấn)
115 132 170
Máy trưởng 115 132 170
Sỹ quan 805 924 1200
Thuyền viên 920 1056 1235
Tổng cộng 1955 2244 2775