CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
5) Vai trò của CSVC và TBDH trong quá trình dạy học
2.7. Qui mô đào tạo và huấn luyện
Số lượng người của các loại hình đào tạo và huấn luyện thuyền viên phát triển không ngừng tốc độ tăng hàng năm theo nhu cầu tuyển sinh. Bảng 2.5. thống kê số người được đào tạo và huấn luyện tại Trường ĐHHH giai đoạn 2000-2004.
Bảng 2.5. Bảng thống kê số người được đào tạo và huấn luyện [7].
TT Hệ đào tạo 2000 2001 2002 2003 2004 1 Chính qui (ĐH, CĐ) 5985 6345 7690 8790 9048 2 Đào tạo tại chức 4890 5436 5698 6780 7198 3 Đào tạo bằng 2 (chuyên tu) 200 200 250 300 300 4 Đào tạo Thạc sĩ 159 192 256 286 298
5 Đào tạo Tiến sĩ 15 18 21 10 17
6 Đào tạo Tin học (hệ từ xa
qua mạng viễn thông) - - 460 820 1100 7 Đào tạo Thuyền viên tại
Công ty VINIC 128 210 245 310 350 8 Đào tạo huấn luyện
thuyền viên cấp chứng chỉ
- 5596 8929 6709 6370 2.8. Phân tích tính hấp dẫn và thiết thực các chuyên ngành đào tạo
Do nhu cầu thị hiếu của các ngành nghề đào tạo, Trường Đại học Hàng hải đã được xã hội chấp nhận nên một số các ngành đi biển sau khi tốt nghiệp sinh viên có việc làm ngay, công việc ổn định và thu nhập lương ở mức cao hơn so với ngành nghề khác và ngành nghề trên bờ.
Với các ngành học không phải là đi biển thì số sinh viên cũng tăng lên rõ rệt. Ngoài ra, do nhận thức rằng sau khi tốt nghiệp nếu chỉ có 1 bằng thì cơ hội xin việc làm cũng hạn chế, nên số lượng sinh viên của Trường không ít người đã tham gia theo học tại chức bằng 2 buổi tối hoặc học thêm chứng chỉ tin học, Ngoại ngữ nên cũng tạo cơ hội kiếm việc làm tốt hơn.
Trường Đại học Hàng hải có những chuyên ngành thuộc khối đi biển chỉ cần năm thứ 3 đã có các công ty đến trường đăng ký tuyển dụng và đài thọ toàn bộ kinh phí học tập cho sinh viên, sau khi tốt nghiệp vào
D-ơng Thị Kim Oanh 50
làm tại các công ty của họ. Do vậy tỉ lệ sinh viên ở các ngành này ưu thế hơn so với các ngành học trên bờ.
Ví dụ để chuẩn bị đội ngũ sĩ quan cho công ty VINIC thì hàng năm công ty tiến hành 2 đợt phỏng vấn để tuyển dụng, quy trình tuyển dụng có thể được biểu diễn như hình 2.2.
Sau khi được tuyển dụng, thuyền viên phải qua các lớp đào tạo với chi phí không nhỏ. Chi phí để đào tạo một sĩ quan hàng hải mức trách nhiệm vận hành khoảng 20 nghìn đô la Mỹ. Mức lương của sinh viên mới ra trường làm việc cho công ty VINIC trung bình là 800 đô la mỹ, sau 2 năm công tác thì mức lương lên trên 1.500 đô la mỹ. Số sinh viên có trình độ thấp hơn có thể làm việc trên các tàu của Hàn Quốc, Đài Loan hoặc các công ty vận tải biển trong nước với mức lương khá cao.
Trong quá trình học tập các sinh viên được hưởng chế độ ưu đãi về ăn ở, học tập với các thiết bị hiện đại.
Khi chưa được huấn luyện thì tỷ lệ sinh viên được chọn vào VINIC khoảng 35%, nhưng khi đã được huấn luyện định hướng thì tỷ lệ được chọn khoảng 45-50%. Để được tuyển chọn các sinh viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ khá trở lên.
- Có sức khỏe tốt.
- Có ý thức tổ chức kỹ luật tốt, tác phong công nghiệp.
- Có tinh thần hợp tác tốt, cam kết làm việc lâu dài cho công ty.
Công ty gửi thông báo đến nhà trường
trước 1 tháng.
Công ty đến nhà trường tiếp xúc với
sinh viên.
Nhà trường sơ tuyển, lập danh sách và hồ
sơ.
Bộ phận Huấn luyện của công ty đến nhà trường tiến hành các khóa
huấn luyện.
Công ty phỏng vấn.
Công ty gửi thông
Nhờ có trang thiết bị học tập hiện đại, khung chương trình đào tạo tốt (phụ lục 7) và có nơi tiếp nhận công tác tốt cho sinh viên nên số sinh viên vào học các ngành đi biển tăng lên rất nhanh. Ví dụ trong bảng 2.6 là so sánh số sinh viên nhập học trong 1 khóa học của khoa điều khiển tàu biển và ngành thiết kế thân tàu thuộc khoa đóng tàu. Bên cạnh những chuyên ngành truyền thống của Trường ĐHHH như ngành điều khiển tàu biển, khai thác máy tàu biển, điện tàu biển, kinh tế vận tải biển…
Trường ĐHHH còn mở thêm một số chuyên ngành đào tạo khác theo nhu cầu của xã hội như: Công nghệ hóa học môi trường, Điện tử viễn thông, Điện tự động công nghiệp, Thiết kế và Sửa chữa máy tàu thuỷ, Cơ giới hoá xếp dỡ, Công nghệ Đóng tàu, Kinh tế Ngoại thương, Quản trị Kinh doanh, Quản trị Tài chính kế toán, Quản trị Kinh doanh bảo hiểm, Xây dựng công trình thuỷ, Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Bảng 2.6. Số sinh viên nhập học hàng năm [7].
Số sinh viên nhập học 2000- 2001
2001- 2002
2002- 2003
2003- 2004
2004- 2005 Ngành điều khiển tàu biển 150 150 250 300 350 Ngành thiết kế thân tàu 50 50 50 60 60
2.8.1 Đánh giá chất lượng đào tạo 1) Chất lượng luận văn của sinh viên
Qua làm luận văn tốt nghiệp đại học đã làm cho sinh viên biết tổng hợp kiến thức đã học để giải quyết công việc thực tế. Làm cho sinh viên bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Làm cho sinh viên nâng cao khả năng suy nghĩ và tư duy độc lập cũng như khả năng về trình độ Ngoại ngữ, Tin học.
Đánh giá chất lượng luận văn tốt nghiệp ta thấy các đề tài luận văn tốt nghiệp của sinh viên còn có hiện tượng trùng lặp và còn phát hiện những sao chép vì lý do không thể kiểm soát được do giáo viên hướng dẫn nhiều. Mặt khác, chất lượng của một số luận văn tốt nghiệp còn thấp vì sinh viên không có đủ các phòng thí nghiệm, thực hành cũng như trang thiết bị học tập. Giáo trình còn thiếu và chưa được cập nhật. Địa bàn sinh viên thực tập hạn chế do các cơ sở sản xuất chưa có cơ chế cụ thể để tiếp nhận sinh viên và họ cũng ngại mất thời gian nên nhiều khi từ chối sinh viên. Kinh phí cho sinh viên đi tham quan, thực tập, lấy số liệu và mua tài liệu còn quá thấp.