Giới thiệu Trường Đại học Hàng hải

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường đại học hàng hải trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG

2.3. Giới thiệu Trường Đại học Hàng hải

2.3.1. Lịch sử phát triển Trường Đại học Hàng hải

Năm 1956: Thành lập Trường Sơ cấp Hàng hải Việt Nam.

Từ năm 1959: Nâng cấp thành Trường Trung cấp Hàng hải Việt Nam.

Từ năm 1973: Trường Đại học Hàng hải được thành lập theo quyết định của chính phủ. Trường ĐHHH bao gồm toàn bộ Trường Trung cấp Hàng hải Việt Nam và khoa Hàng hải thuộc Trường Đại học Giao thông Đường thủy.

Từ năm 1984: Trường Đại học Giao thông Đường thủy sát nhập vào Trường Đại học Hàng hải và vẫn mang tên Trường Đại học Hàng hải.

Từ năm 1990: Trường Đại học Hàng hải mở thêm Phân hiệu Đại học Hàng hải phía Nam đóng tại TP.Hồ Chí Minh.

Từ năm 1997: Phân hiệu Đại học Hàng hải phía Nam tách ra thành lập Trường Đại học Giao thông Phía Nam. Trường Đại học Hàng hải (phía bắc) thành Trường Đại học Hàng hải Việt nam.

Trong qúa trình xây dựng và phát triển, với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển giao thông, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã được chính phủ tặng nhiều huân chương, huy chương cao qúi.

Ngày 19 tháng 5 năm 2005, Trung tâm Chứng nhận Phù hợp Tiêu chuẩn (Quacert), thuộc Tổng cục đo lường chất lượng đã cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000 cho Trường Đại học Hàng hải.

2.3.2. Quá trình hình thành Trường Đại học Hàng hải

Trường Đại học Hàng hải được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1956. Trải qua 49 năm xây dựng và trưởng thành, được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước. Bộ Giao thông Vận tải, các ban ngành Trung ương, lãnh đạo thành phố và sự quan tâm của nhân dân thành phố Hải phòng, thầy và trò nhà trường đã có những đóng góp to lớn trong sự

nghiệp phát triển ngành Hàng hải quốc gia, đồng thời vững bước hội nhập với khu vực và thế giới trong lĩnh vực hàng hải.

Nhà truờng tự hào là cái nôi đào tạo ra những thuyền trưởng, máy trưởng giỏi những sĩ quan hàng hải có đạo đức và tác phong công nghiệp, sẵn sàng tiếp nhận và vận hành những con tàu hiện đại, siêu lớn đi khắp năm châu bốn biển, đem trí tuệ và nghị lực Việt Nam đến với bè bạn thế giới.

Từ nơi đây, hàng ngàn kỹ sư đóng tàu đã và đang tiếp tục góp sức đóng những con tàu hàng chục nghìn đến hàng trăm ngàn tấn cho đất nước, khẳng định tiềm năng của ngành đóng tàu Việt Nam trên con đường phát triển.

Cũng từ nơi đây, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực vận tải biển, các cán bộ kỹ sư xây dựng công trình thuỷ đã đang năm giữ những vai trò quan trọng trong hệ thống kinh tế hướng ra biển của đất nước.

Và hàng chục nghìn kỹ sư cán bộ đã tốt nghiệp thuộc các chuyên ngành đào tạo khác nhau của nhà trường đã và đang công tác trên mọi miền đất nước, đóng góp công sức và trí tuệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và ngành hàng hải nói riêng.

Với đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao có tác phong công nghiệp tiếp nối truyền thống 49 năm xây dựng và trưởng thành. Trường Đại học Hàng hải quyết tâm phấn đấu trở thành “Trung tâm khoa học và công nghệ” của đất nước và khu vực trong lĩnh vực hàng hải và đóng tàu.

2.3.3. Tổ chức nhà nước về đào tạo huấn luyện hàng hải

Trường Đại học Hàng hải là một đơn vị chịu sự quản lý về nhân sự, tài chính... của Bộ Giao thông Vận tải; chịu sự quản lý về đào tạo, văn bằng ... của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tổ chức nhà nước về đào tạo huấn luyện hàng hải của Trường ĐHHH được biểu thị trong phụ lục 1.

2.3.4. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hàng hải Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng.

Đơn vị hành chính gồm có:

- Phòng Hành chính tổng hợp.

- Phòng Tổ chức cán bộ lao động.

- Phòng Đào tạo.

- Phòng Quan hệ quốc tế.

- Phòng Tài vụ.

- Phòng Quản lý khoa học.

- Phòng chính trị và công tác sinh viên.

- Thư viện.

- Trạm y tế.

- Ban quản lý dự án các công trình hàng hải.

- Ban lao động sản xuất.

- Ban bảo vệ.

- Nhà ăn sinh viên.

- Văn phòng dự án.

Các khoa chuyên môn:

- Khoa Điều khiển tàu biển.

- Khoa Máy tàu biển.

- Khoa Điện - Điện tử tàu biển.

- Khoa Đóng tàu thuỷ.

- Khoa Kinh tế vận tải.

- Khoa Công trình thuỷ.

- Khoa Công nghệ thông tin.

- Khoa Đào tạo Sau đại học.

- Khoa Triết học Mác Lê Nin.

- Bộ môn Toán.

- Bộ môn Hoá.

- Bộ môn Lý.

- Bộ môn vẽ Kỹ thuật hình họa.

- Bộ môn Giáo dục thể chất.

- Bô môn Ngoại ngữ.

- Bộ môn An toàn cơ bản.

- Trường Trung học Phổ thông Dân lập Hàng hải.

- Xưởng thực hành.

Công đoàn.

Đoàn thanh niên.

Các công ty và trung tâm:

- Tổng công ty ISALCO.

- Công ty Vận tải viển Đông Long.

- Công ty VINIC.

- Chi nhánh VINIC tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trung tâm Huấn luyện thuyền viên.

- Trung tâm Giới thiệu việc làm.

- Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ hàng hải.

- Trung tâm Đào tạo và Tư vấn xây dựng hàng hải.

- Trung tâm Phát triển công nghệ xây dựng hàng hải.

- Trung tâm Ứng dụng thiết bị tàu thuỷ và Điện tử dân dụng.

- Trung tâm Tư vấn đào tạo và Bảo vệ môi trường.

- Trung tâm Thuyền viên.

- Trung tâm Ngoại ngữ.

- Trung tâm Giáo dục thường xuyên.

- Trung tâm Công nghệ Phần mềm.

- Xuởng in.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường đại học hàng hải trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)