Các nghiên cứu công bố ở trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 22 - 29)

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố

1.2. Các nghiên cứu công bố ở trong nước

Từ các nghiên cứu tại nhiều nước khác nhau trên thế giới từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển cho thấy nhiều lợi ích khi áp dụng IPSAS vào hệ thống kế toán công tại các quốc gia này. Tại Việt Nam hiện nay, kế toán KVC đang được thực hiện với nhiều chế độ kế toán khác nhau tùy theo lĩnh vực. Trong lĩnh vực kế toán đơn vị HCSN, BCTC đang được lập trên cơ sở dồn tích có điều chỉnh. Theo tác giả Hà Thị Ngọc Hà (2009): “BCTC của đơn vị HCSN hiện nay mới chỉ là một bộ phận cấu thành để tổng hợp vào báo cáo quyết toán NS nhằm phục vụ điều hành NS của Quốc hội. BCTC của các đơn vị HCSN hiện nay chưa phải là báo cáo của một đơn vị kinh tế bị kiểm soát, phục vụ cho việc hợp nhất BCTC của Chính Phủ để công khai nhằm cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho tất cả công dân có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá năng lực tài chính và kết quả hoạt động của quốc gia trong từng năm tài chính”. Do khoảng cách giữa chế độ kế toán HCSN Việt Nam với IPSAS là khá lớn, nên ban hành CMKT công là việc cần phải làm ngay. Việc ban hành CMKT công theo IPSAS sẽ giúp cải thiện hệ thống kế toán tại các đơn vị công Việt Nam hiện nay, giúp nâng cao chất lượng TTKT. Để làm được điều đó phải chuyển biến về nhận thức; phải đổi mới phương thức quản lý ngân sách Nhà nước (NSNN).

Như vậy theo quan điểm của tác giả, chất lượng TTKT tại các đơn vị HCSN chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố về nhận thức, phương thức quản lý NSNN. Đây là những việc cần phải thay đổi trước khi ban hành CMKT công Việt Nam.

Trong các nghiên cứu về lĩnh vực kế toán công ở Việt Nam, đa phần các bài nghiên cứu đều có cùng quan điểm là cần thiết phải vận dụng IPSAS và ban hành CMKT công Việt Nam. Tuy nhiên, điều trước tiên là cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính Nhà nước. Trong một bài báo đăng trên tạp chí kế toán ngày 11.08.2008, trang 20, tác giả Đặng Thái Hùng (BTC) đã cung cấp bức tranh tổng quát về cơ sở lý luận đối với tài chính nhà nước và kế toán nhà nước. Tài chính nhà nước là nền tảng của kế toán nhà nước và kế toán nhà nước là công cụ phản ánh bức tranh tài chính nhà nước. Như vậy, dựa trên nhận định của tác giả, cơ chế quản lý tài chính Nhà nước có ảnh hưởng đến kế toán nhà nước. Tuy nhiên, đây là quan điểm mang tính định tính của tác giả, chưa qua khảo sát và kiểm định thực tế.

Theo tác giả Mai Thị Hoàng Minh (2008), các quốc gia cần thiết phải lập BCTC hợp nhất cho toàn bộ lĩnh vực công theo khuôn mẫu thống nhất của IPSAS để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động cho từng năm để có sự so sánh trên phạm vi toàn cầu theo một tiêu chí chung nhất. Cũng như các nước khác trên thế giới, hàng loạt các cải cách quản lý KVC (như quản lý theo kết quả đầu ra, kế hoạch NS trung hạn, tự chủ tài chính đơn vị HCSN, định hướng phát triển kế toán dồn tích,…) cùng với tiến trình hội nhập của Việt Nam. Để đảm bảo cho Việt Nam có khả năng cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh và được quốc tế thừa nhận về tình hình tài chính Nhà nước để có thể đầu tư đa quốc gia, tham gia các liên minh, các tổ chức quốc tế hoặc đàm phán để đi vay, cho vay hoặc nhận tài trợ của nước ngoài, hoặc tổ chức quốc tế, việc xây dựng, công bố một hệ thống CMKT công hoàn chỉnh có tính chất tương đồng và hài hòa với quốc tế cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là điều tất yếu, khách quan và vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, với sự thay đổi như vậy, việc ban hành cần phải có lộ trình và thực hiện từng bước. Theo tác giả Ngô Thanh Hoàng (2014), những chuẩn mực thuộc nhóm tài sản rất tương đồng với CMKT doanh nghiệp (DN) cần được ban hành ngay, nhóm chuẩn mực liên quan đến quản lý quỹ NSNN và quỹ công chuyên dụng, cần phải được nghiên cứu ban hành ngay sau khi có luật NSNN sửa đổi. Như vậy, theo quan điểm của các tác giả hệ thống pháp lý, phương thức quản lý, cơ chế tài

chính là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT các đơn vị thuộc lĩnh vực công tại Việt Nam.

Trong bài viết khác đăng trên Tạp chí kế toán ngày 09.10.2008, trang 11 của tác giả Phạm Văn Đăng (2008), tác giả đã xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa kế toán Nhà nước Việt Nam với IPSAS. Cùng với đó, đòi hỏi kế toán Nhà nước Việt Nam phải thừa nhận các nguyên tắc, thông lệ phổ biến của quốc tế, đồng thời phải có mô hình quản lý phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng quan điểm này, tác giả Đào Xuân Tiên (2009) cho rằng Việt Nam cần thiết phải nghiên cứu, ban hành và triển khai áp dụng các CMKT công. Theo tác giả, các CMKT công được xem là những yêu cầu chính thức của Ủy ban KVC (PSC – Puplic sector committee) đối với kế toán công trong các quốc gia, nhằm cải thiện chất lượng BCTC KVC của các quốc gia. Việc tuân thủ hợp lý các CMKT công sẽ tạo điều kiện cho tính minh bạch, trách nhiệm cũng như tính dễ hiểu, thích hợp trong quản lý tài chính công nói chung và trong quản lý chi tiêu công nói riêng của các quốc gia trên toàn thế giới.

Với quan điểm trên, tác giả đưa ra những nhận định mà cần phải thay đổi hệ thống kế toán các đơn vị công Việt Nam hiện nay, với những thay đổi này sẽ giúp hệ thống kế toán tại các đơn vị công phù hợp với IPSAS, qua đó nâng cao chất lượng TTKT. Những nhân tố ảnh hưởng mà tác giả đưa ra là:

- Về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội: vận dụng CMKT công phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, và cơ chế quản lý kinh tế tài chính của quốc gia, phù hợp với thực tế tổ chức hệ thống quản lý NS, tài sản công và hệ thống tổ chức quản lý các đơn vị thuộc KVC.

- Về CSKT áp dụng: Việt Nam cần áp dụng CSKT dồn tích đầy đủ theo IPSAS.

- Về HTTTKT: cần đổi mới cơ chế quản lý tài chính tại các ĐVSN công khi mà khuyến khích của Nhà nước các ĐVSN công lập chuyển sang hoạt động theo loại hình DN (theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP).

Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng hay các quan điểm mà tác giả nêu lên chỉ là những nhận định mang tính định tính mà chưa thông qua khảo sát và kiểm định thực tế tại các đơn vị công ở Việt Nam.

Theo tác giả Đào Thị Yến (2015), Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã nêu lên thực trạng của chế độ kế toán HCSN Việt Nam về lập BCTC chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý, phục vụ nhu cầu của nhà quản lý các cấp mà chưa chú trọng đến việc công bố thông tin minh bạch cho đông đảo đối tượng có liên quan. Quan điểm của tác giả cho thấy, CSKT của việc ghi nhận các yếu tố trên BCTC có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT. Tuy nhiên, nhận định của tác giả chỉ mang tính định tính chưa qua kiểm định thực tế.

Một nghiên cứu khác về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IPSAS vào Việt Nam của tác giả Nguyễn Như Quỳnh (2015). Tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát những người làm việc trong ngành kế toán, kiểm toán và những người làm việc trong các đơn vị HCSN Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố kinh nghiệm ban hành chuẩn mực, cộng đồng kế toán, hệ thống thông tin là những nhân tố có ảnh hưởng đến sự kỳ vọng lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo IPSAS tại Việt Nam. Theo tác giả, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ tại Việt Nam theo IPSAS sẽ giúp nâng cao chất lượng thông tin trên báo cáo này.

Tổng quan các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, đa phần các tác giả đều có chung quan điểm là việc vận dụng CMKT quốc tế vào Việt Nam sẽ nâng cao chất lượng TTKT. Thông qua các bài nghiên cứu tại Việt Nam được tổng hợp trong bảng 1.2, các tác giả đã xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, đó là:

môi trường pháp lý, đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội, cơ chế quản lý kinh tế tài chính, CSKT áp dụng, HTTTKT, trình độ người kế toán viên. Nhưng nhìn chung đa phần đây là những quan điểm của tác giả, chưa qua khảo sát và kiểm định tại một lĩnh vực công cụ thể tại Việt Nam hay một địa phương cụ thể.

Bảng 1.2. Tổng hợp các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

ST

T Tên bài nghiên cứu Phương pháp nghiên

cứu Tác giả Năm Các nhân tố rút ra từ các bài nghiên cứu 1

Vận dụng IPSAS để hoàn thiện BCTC trong đơn vị HCSN có thu

Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh

Đào Thị Yến

2015 CSKT áp dụng

2

Xác định các nhân tố ảnh hưởng việc vận dụng IPSAS:

“Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, hồi quy

Nguyễn Như Quỳnh

2015 Cộng đồng kế toán, HTTTKT, kinh nghiệm ban hành chuẩn mực

3

Hệ thống kế toán công ở Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị

Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu

Ngô Thanh Hoàng

2014 Hệ thống pháp lý, phương thức quản lý NSNN, cơ chế tài chính

4

Hệ thống IPSAS và quan điểm xây dựng hệ thống CMKT công Việt Nam

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Đào Xuân Tiên

2009 Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội;

HTTTKT; CSKT áp dụng

5

Chế độ kế toán HCSN &

IPSAS: Khoảng cách và những việc cần làm

Phương pháp so sánh đối chiếu

Hà Thị Ngọc Hà

2009 Nhận thức từ nhà quản lý, phưng thức quản lý NSNN

6

Kế toán Nhà nước Việt Nam và sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế toán

Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu

Đặng Thái Hùng

2008 Cơ chế tài chính

7

Cần thiết ban hành CMKT công

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu

Mai Thị Hoàng Minh

2008 Phương thức quản lý NSNN, CSKT áp dụng

8

Kế toán Nhà nước Việt Nam:

Sự khác biệt với chuẩn mực quốc tế về kế toán công

Phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu

Phạm Văn Đăng

2008 Phương thức quản lý NSNN

Nguồn: tác giả tổng hợp

1.3. Xác định khe hỏng và hướng nghiên cứu của luận văn

Sau phần tổng quan các công trình nghiên cứu quốc tế và tại Việt Nam, tác giả đưa ra một số nhận định về hạn chế, tồn tại và các khe hỏng trong các nghiên cứu trong và ngoài nước như sau:

Đối với các công trình nghiên cứu trên thế giới:

Thứ nhất, các tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu tại nơi các tác giả này sinh sống và làm việc, chưa có nghiên cứu nào về chất lượng TTKT các đơn vị thuộc KVC mà các tác giả này thực hiện tại Việt Nam.

Thứ hai, các tác giả này chủ yếu tập trung nghiên cứu các đặc điểm của kế toán mang tầm quốc gia và quốc tế, chưa đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của một lĩnh vực công cụ thể chẳng hạn như lĩnh vực giáo dục.

Đối với các công trình nghiên cứu trong nước:

Thứ nhất, các đề tài chủ yếu đều thống nhất với quan điểm Việt Nam cần vận dụng IPSAS để giúp nâng cao chất lượng TTKT KVC. Tuy nhiên, đa phần đây đều là những quan điểm mang tính định tính và khái quát của các tác giả, các tác giả chưa đi sâu kiểm định thực tế tại một lĩnh vực cụ thể tại Việt Nam hay một địa phương cụ thể.

Thứ hai, TTKT tại các ĐVSN hiện nay còn khoảng cách khá xa so với IPSAS về tính minh bạch và độ tin cậy về thông tin. Cho nên, cần thiết phải thực hiện các nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá chất lượng TTKT tại các đơn vị này nhằm củng cố thêm các nhận định và phân tích từ các bài nghiên cứu trước.

Tóm lại, qua tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước như trên, cùng với việc xác định những khe hỏng nghiên cứu, có thể thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào đi vào nghiên cứu chất lượng TTKT vào lĩnh vực giáo dục tại một tỉnh cụ thể như Vĩnh Long. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu và tiến hành trả lời các câu hỏi nghiên cứu thông qua kết quả nghiên cứu được thực hiện ở các chương sau.

Kết luận chương 1:

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy rằng việc áp dụng IPSAS là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị thuộc KVC. Trong xu thế hội nhập hiện nay, các đơn

vị công tại Việt Nam nói chung và các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nói riêng cần thiết phải cung cấp thông tin trên BCTC đạt được các yêu cầu theo IPSAS. Do đó, việc cần làm là phải nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long nhằm đánh giá thực trạng chất lượng TTKT, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT và đưa ra các kiến nghị phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)