Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.4. Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi
3.4.1.1. Thang đo sử dụng khảo sát Kế toán các trường học công lập Dựa vào cơ sở các quy định về công tác kế toán, tác giả đưa ra các thang đo cụ thể để khảo sát thực trạng công tác kế toán các trường học công lập Vĩnh Long như sau:
Bảng 3.3. Thang đo khảo sát sự ảnh hưởng của công tác kế toán đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập Vĩnh Long Ký hiệu Biến quan sát
Chứng từ kế toán
CT1 Đơn vị lập đầy đủ chứng từ theo quy định
CT2 Các chứng từ kế toán được kiểm tra và ký duyệt đầy đủ CT3 Chứng từ điện tử được sử dụng tại đơn vị
CT4 Chữ ký điện tử được thủ trưởng đơn vị sử dụng
CT5 Bộ phận kế toán được phân chia thành nhiều phần hành để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu
Tài khoản kế toán
TK1 Hệ thống tài khoản sử dụng là đầy đủ để phản ánh các đối tượng
TK2 Nội dung, phương pháp ghi chép của các tài khoản rõ ràng, dễ hiểu
TK3 Hệ thống tài khoản kế toán đang sử dụng thuận lợi cho việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin bằng các chương trình, ứng dụng tin học Sổ sách kế toán
SS1 Sổ kế toán dùng tại đơn vị đã thống nhất về biểu mẫu và cách ghi chép SS2 Quy định về việc lập sổ sách kế toán hiện nay dễ dàng thực hiện
SS3 Việc ghi chép các giao dịch, sự kiện kinh tế phát sinh đều có chứng từ hợp lý, hợp pháp chứng minh
SS4 Sổ sách kế toán theo quy định dễ dàng thực hiện trong môi trường tin học SS5 Việc thực hiện sổ sách kế toán theo quy định hiện nay là nhất quán về phương
pháp ghi chép
SS6 Việc ghi chép sổ sách kế toán theo quy định hiện nay giúp dễ dàng đối chiếu, phát hiện sai sót
Báo cáo kế toán
BC1 Quy định về việc lập các báo cáo kế toán là dễ dàng thực hiện BC2 Báo cáo kế toán được lập đúng mẫu quy định, đầy đủ các chỉ tiêu
BC3 Các báo cáo kế toán được báo cáo đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo đến từng nơi nhận báo cáo
BC4 Các báo cáo kế toán cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng BC5 Thông tin cung cấp trên các báo cáo kế toán là đáng tin cậy
BC6 Số liệu trên các báo cáo kế toán phản ánh đúng tình hình hoạt động và tình hình sử dụng KP của đơn vị
BC7 Cần phải lập BCTC theo IPSAS (IPSAS)
3.4.1.2. Thang đo sử dụng khảo sát người sử dụng TTKT
Dựa vào lý thuyết và cơ sở các nhân tố ảnh hưởng dự kiến, tác giả đưa ra các thang đo cụ thể cho nhân tố chất lượng TTKT trên BCTC (gồm 6 biến quan sát) và các nhân tố ảnh hưởng gồm hệ thống pháp lý (gồm 3 biến quan sát), cơ chế tài chính (gồm 3 biến quan sát), HTTTKT (gồm 4 biến quan sát), khả năng kế toán viên (gồm 4 biến quan sát), nhận thức của người quản lý (gồm 3 biến quan sát), cơ sở kế toán
áp dụng (gồm 4 biến quan sát) và hoạt động thanh tra, giám sát (gồm 3 biến quan sát) như sau:
Bảng 3.4. Thang đo khảo sát người sử dụng TTKT về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại trường học công lập Vĩnh Long
Ký hiệu Biến quan sát
Chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập
CLTT1 TTKT giúp người sử dụng đánh giá được kết quả trong quá khứ, hiện tại và dự đoán được tình hình tài chính trong tương lai
CLTT2 TTKT mô tả các sự kiện kinh tế một cách đầy đủ, khách quan, và không có sai sót trọng yếu CLTT3 Người sử dụng TTKT có thể hiểu được báo cáo kế toán khi có một kiến thức nhất định về
kinh tế, kinh doanh và kế toán cũng như có thiện chí và nỗ lực đọc báo cáo kế toán CLTT4 Thông tin có sẵn cho người sử dụng để phục vụ cho mục đích ra quyết định của họ
CLTT5 TTKT được lập trên cơ sở sử dụng thống nhất các phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ CLTT6 Người sử dụng TTKT có thể giải thích hoặc định lượng được thông tin tài chính và phi tài
chính trong tương lai về các giao dịch và sự kiện mà nó được trình bày Hệ thống pháp lý
PL1 Hệ thống pháp lý tại Việt Nam về kế toán tạo ra môi trường hoạt động tốt cho kế toán tại các trường học công lập tại Vĩnh Long
PL2 Hệ thống pháp lý tại Việt Nam về kế toán là đầy đủ và nhất quán PL3 Việt Nam cần phải thay đổi hệ thống pháp lý về kế toán
Cơ chế tài chính
CCTC1 Cơ chế tài chính là nền tảng của chế độ kế toán HCSN Việt Nam
CCTC2 Cơ chế tài chính tại các trường học công lập Vĩnh Long tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kế toán
CCTC3 Cần hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các trường học công lập HTTTKT
HTTTKT1 HTTTKT cần thiết để kết nối dữ liệu giữa các bộ phận và các đơn vị cùng ngành HTTTKT2 HTTTKT hỗ trợ tốt cho việc lập báo cáo tổng hợp của đơn vị
HTTTKT3 HTTTKT giúp đảm bảo toàn vẹn TTKT tại đơn vị HTTTKT4 Chi phí để phát triển HTTTKT rất tốn kém Khả năng kế toán viên
KNKT1 Kế toán viên tại đơn vị sử dụng kiến thức chuyên ngành kế toán được đào tạo ở trường KNKT2 Kế toán viên tại đơn vị được tập huấn/cập nhật kiến thức hằng năm về kế toán
KNKT3 Kế toán viên tại đơn vị biết được CSKT áp dụng tại đơn vị mình KNKT4 Kinh nghiệm thực tế kế toán viên ảnh hưởng đến công tác kế toán Nhận thức của người quản lý đơn vị
NTNQL1 Người quản lý rất quan tâm đến hoạt động kế toán tại đơn vị
NTNQL2 Người quản lý sử dụng TTKT để ra các quyết định cho hoạt động của đơn vị NTNQL3 Người quản lý biết được CSKT đang áp dụng tại đơn vị mình
CSKT áp dụng
CSKT1 CSKT dồn tích giúp nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên các báo cáo
CSKT2 CSKT dồn tích có điều chỉnh giúp nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên các báo cáo CSKT3 CSKT tiền mặt có điều chỉnh giúp nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên các báo cáo CSKT4 CSKT tiền mặt giúp nâng cao chất lượng TTKT trình bày trên các báo cáo
Hoạt động thanh tra, giám sát
TTGS1 Hoạt động kế toán tại đơn vị chịu sự thanh tra, giám sát từ các cơ quan quản lý
TTGS2 Cần thiết phải thanh tra, giám sát công tác kế toán tại đơn vị hằng năm
TTGS3 Hoạt động thanh tra, giám sát có chất lượng sẽ giúp nâng cao chất lượng TTKT công bố trên các báo cáo
3.4.2. Xây dựng bảng câu hỏi
3.4.2.1. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát kế toán các trường học
Từ thang đo được thiết kế để khảo sát thực trạng công tác kế toán, bảng câu hỏi được thiết kế để khảo sát thực trạng công tác kế toán (Phụ lục 3) gồm các dạng câu hỏi sau:
- Loại câu hỏi trả lời bằng cách lựa chọn nhiều đáp án: Đây là loại câu hỏi nhằm thu thập ý kiến theo mức độ ưu tiên hoặc mong đợi thu thập quan điểm về một vấn đề cụ thể đang cần tìm hiểu. Người trả lời có thể chọn một hoặc nhiều câu trả lời.
Loại câu hỏi này được sử dụng để khảo sát các vấn đề liên quan đến chất lượng TTKT tại các trường học công lập Vĩnh Long.
- Loại câu hỏi có hai phương án trả lời là có hoặc không: Đây là câu hỏi nhằm thu thập đến chính xác câu trả lời từ câu hỏi đã có các khẳng định sẵn.
Loại câu hỏi này được sử dụng để khảo sát các vấn đề liên quan đến công tác chứng từ kế toán tại các trường học công lập Vĩnh Long.
- Loại câu hỏi nhằm xác định mức độ đồng ý của người trả lời: Loại này còn được gọi là loại câu hỏi theo thang đo Likert. Mỗi câu hỏi được thiết kế thành một thang đo có 5 bậc và được đánh số từ 1 đến 5, đi từ việc hoàn toàn không đồng ý (theo mức 1) đến hoàn toàn đồng ý (theo mức 5). Đây là loại câu hỏi nhằm đánh giá theo tính chất hành vi và ứng xử của đáp viên dựa vào nhận thức, hiểu biết của đáp viên vào một phát biểu cụ thể nào đó liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Loại câu hỏi này được sử dụng để khảo sát các vấn đề liên quan đến công tác chứng từ sổ sách, báo cáo kế toán tại các trường học công lập Vĩnh Long.
3.4.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát người sử dụng TTKT
Từ thang đo được thiết kế theo từng nhân tố tác động, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh long. Tác giả sử dụng loại câu hỏi nhằm xác định mức độ đồng ý của người trả
lời theo thang đo Likert. Mỗi câu hỏi được thiết kế thành một thang đo có 5 bậc và được đánh số từ 1 đến 5, đi từ việc hoàn toàn không đồng ý (theo mức 1) đến hoàn toàn đồng ý (theo mức 5). Đây là loại câu hỏi nhằm đánh giá theo tính chất hành vi và ứng xử của người trả lời dựa vào nhận thức, hiểu biết của người trả lời vào một phát biểu cụ thể nào đó liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Cấu trúc bảng câu hỏi được chia thành 2 phần theo bảng sau và chi tiết bảng câu hỏi được trình bày trong Phụ lục 4:
Bảng 3.5. Cấu trúc của bảng câu hỏi khảo sát người sử dụng về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC
STT Chỉ tiêu Số biến quan sát Thang đo Likert
Phần I: Thông tin chung Phần II: Nội dung khảo sát
A. Chất lượng TTKT tại các trường học công lập Vĩnh Long 6 5 điểm B. Các nhân tố tác động
1 Hệ thống pháp lý 3 5 điểm
2 Cơ chế tài chính 3 5 điểm
3 Hệ thống thông tin 4 5 điểm
4 Nhận thức của người quản lý 3 5 điểm
5 Trình độ kế toán viên 4 5 điểm
6 CSKT áp dụng 4 5 điểm
8 Hoạt động thanh tra, giám sát 3 5 điểm
Tổng cộng các biến quan sát 30