Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng
4.1.2.5. Phân tích hồi quy tuyến tính
Từ kết quả phân tích tương quan cho thấy mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, tác giả khái quát lại mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC như sau:
Sơ đồ 4.1. Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích tương quan
Các giả thuyết được đưa ra như sau:
H’1: CSKT tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập Vĩnh Long
H’2: Nhận thức của người quản lý tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập Vĩnh Long
H’3: Cơ chế tài chính tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập Vĩnh Long
H’4: Khả năng kế toán viên tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập Vĩnh Long
CSKT NTNQL CCTC KNKT
CLTTKT (+)
(+) (+)
(+)
TTGS
(+)
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
H’5: Hoạt động thanh tra, giám sát tác động cùng chiều đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập Vĩnh Long
Với giả các giả thuyết trên tác giả thực hiện hồi quy tuyến tính bằng phương pháp Enter. Đây là phương pháp mà SPSS xử lý tất cả các biến độc lập mà người nghiên cứu muốn đưa vào mô hình. Kết quả thu được như sau:
Bảng 4.19. Bảng kết quả tổng hợp mô hình hồi quy
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 0,861a 0,741 0,733 0,51702726
a. Predictors: (Constant), TT1, PL1, CC1, KN1, NT1, CS1
(Nguồn: số liệu thu thập từ bảng câu hỏi 02)
Để đánh giá độ tin cậy và phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính, hệ số R2 được sử dụng. Vì giá trị R2 sẽ tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn hơn khi đánh giá độ tin cậy của mô hình. Kết quả tổng hợp từ bảng 4.19 cho thấy giá trị R2 hiệu chỉnh= 73,3%. Điều này có nghĩa các biến độc lập đã giải thích được 73,3% độ biến thiên của biến phụ thuộc, 26,7% còn lại là do sai số ngẫu nhiên hoặc các nhân tố tác động mà không đưa vào mô hình nghiên cứu.
Bảng 4.20. Kết quả phân tích ANOVA
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể, giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA được xem xét. Từ bảng kết quả cho thấy giá trị F là 88,160 với mức ý nghĩa 0,000 (nhỏ hơn 0,005) nên mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra tổng thể.
Từ kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.21, hệ số VIF của từng biến nhỏ hơn 2 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, các biến độc lập không tương quan với nhau. Cả 4 biến độc lập đều có giá trị sig nhỏ hơn 0,05 cho thấy các biến đạt độ tin cậy là 95%. Từ kết quả này ta chấp nhận giả thuyết H’1, H’2, H’3, H’4, H’5 và kết luận các nhân tố CSKT, nhận thức của người quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát,
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
1 Regression 117,833 5 23,567 88,160 0,000
Residual 41,167 154 0,267
Total 159,000 159
(Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 02)
cơ chế tài chính, khả năng kế toán viên có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC và ảnh hưởng cùng chiều.
Bảng 4.21. Kết quả hệ số hồi quy
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized Coefficients
t Sig.
Collinearity Statistics
B Std. Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) 1,095E-16 0,041 0,000 1,000
CSKT 0,741 0,041 0,741 18,082 0,000 1,000 1,000
NTNQL 0,247 0,041 0,247 6,030 0,000 1,000 1,000
KNKT 0,164 0,041 0,164 4,002 0,000 1,000 1,000
CCTC 0,187 0,041 0,187 4,549 0,000 1,000 1,000
TTGS 0,262 0,041 0,262 6,385 0,000 1,000 1,000
a. Dependent Variable: CLTTKT (Nguồn: Số liệu được thu thập từ bảng câu hỏi 02)
Phương trình hồi quy như sau:
CLTTKT = 0,741*CSKT + 0,262*TTGS + 0,247*NTNQL + 0,187*CCTC + 0,164*KNKT
Trong đó:
CLTTKT: Chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập Vĩnh Long CSKT: CSKT áp dụng tại các trường học công lập Vĩnh Long
TTGS: Thanh gia, giám sát
NTNQL: Nhận thức của người quản lý đơn vị CCTC: Cơ chế tài chính áp dụng tại đơn vị
KTKT: Khả năng kế toán viên tại các trường học công lập Vĩnh Long
Phương trình hồi quy cho thấy cả 5 biến độc lập đều tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Cụ thể, sự ảnh hưởng của từng biến được thể hiện như sau:
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến CSKT tăng lên 1 đơn vị thì CLTTKT sẽ tăng thêm 0,741 đơn vị.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến TTGS tăng lên 1 đơn vị thì CLTTKT sẽ tăng thêm 0,262 đơn vị.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến NTNQL tăng lên 1 đơn vị thì CLTTKT sẽ tăng thêm 0,247 đơn vị.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến CCTC tăng lên 1 đơn vị thì CLTTKT sẽ tăng thêm 0,187 đơn vị.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nếu biến KNKT tăng lên 1 đơn vị thì CLTTKT sẽ tăng thêm 0,164 đơn vị.