Khái niệm chất lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 39)

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

2.1. Một số vấn đề chung về chất lượng thông tin kế toán

2.1.2. Khái niệm chất lượng

Chất lượng là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:

 Trong “Sổ tay quản lý chất lượng”, tác giả Juran định nghĩa: chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu (Juran, 1988).

 Theo tác giả Crosby, chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định (Crosby, 1979).

 Theo tác giả Deming (1968), chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nếu một sản phẩm mà không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì dù sản phẩm đó có tốt đến mấy cũng bị xem là sản phẩm kém chất lượng.

 Theo quan điểm của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO), chất lượng là “mức độ tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Đáp ứng các yêu cầu tức là đáp ứng được những mong đợi của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ.

Như vậy, chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng hay người sử dụng sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù sản phẩm, dịch vụ đó được làm ra với trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người sử dụng. Đối với TTKT được tạo ra từ các báo cáo kế toán thì thông tin này có chất lượng khi nó đáp ứng được nhu cầu ra quyết định của người sử dụng thông tin.

2.1.3. Khái niệm về chất lƣợng thông tin

Quan điểm của các nhà khoa học cho thấy khái niệm chất lượng thông tin là một khái niệm trừu tượng và tùy thuộc vào cảm nhận của người sử dụng thông tin.

Theo Wang và cộng sự , chất lượng thông tin có thể định nghĩa là thông tin phù hợp với mong đợi của người sử dụng thông tin (Wang & cộng sự, 1998). Còn theo Kahn và cộng sự thì chất lượng thông tin là đặc tính của thông tin để giúp đạt được các yêu cầu hay sự mong đợi của người sử dụng thông tin (Kahn & cộng sự, 1999).

Bên cạnh đó, việc đo lường chất lượng thông tin cũng mang ít nhiều tính cảm tính. Theo hai tác giả Eppler và Wittig, việc đo lường chất lượng thông tin có tính cảm tính và sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạt được càng nhỏ thì chất lượng thông tin càng cao (Eppler & Wittig, 2000). Do việc đo lường chất lượng thông tin có tính cảm tính nên rất cần thiết phải có những đặc điểm chung về chất lượng thông tin để sử dụng làm tiêu chuẩn cho việc đo lường, các tiêu chuẩn về chất lượng thông tin được các tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu gồm:

 Tính kịp thời: nhấn mạnh đến tính cung cấp thông tin một cách nhanh chóng hoặc thông tin được cập nhật đúng thời điểm theo nhu cầu của người sử dụng.

 Tính có thể truy cập hoặc có thể đạt được: nhằm đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng và ổn định mang lại các giá trị cho người sử dụng.

 Tính khách quan: đảm bảo thông tin phản ánh thực tế một cách khách quan.

 Tính thích hợp: thông tin phải thích hợp cho các quyết định của người sử dụng.

 Chính xác: đây là tiêu chuẩn đòi hỏi tính rõ ràng và chắc chắn của thông tin.

 Nhất quán: đây là tiêu chuẩn đòi hỏi thông tin không mâu thuẩn, nhất quán về hình thức và nội dung.

 Đầy đủ: thông tin phải đảm bảo các yêu cầu nhằm phản ánh đúng thực tế.

Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ rõ những hạn chế giữa một số các tiêu chuẩn chất lượng thông tin, chẳng hạn như giữa tiêu chuẩn an ninh và có thể truy cập vì càng đảm bảo an ninh tốt thì càng khó truy cập; hoặc giữa chính xác và kịp thời;

giữa phạm vi tổng quát thông tin và mức độ chi tiết thông tin vì càng nhiều thông tin chi tiết thì càng ít mang tính tổng quát.

Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng thông tin, mỗi quan điểm có những tiêu chuẩn khác nhau, có những tiêu chuẩn mâu thuẩn nhau, trùng lắp nhau do việc phân loại thông tin chỉ mang tính cảm tính. Tuy nhiên, các tác giả đều có cách nhìn chung là thông tin có chất lượng khi nó đảm bảo một số đặc điểm, yêu cầu sao cho nó phù hợp với nhu cầu và quyết định của người sử dụng thông tin.

2.1.4. Khái niệm về chất lƣợng TTKT

Khái niệm TTKT là khái niệm thuộc về thông tin nên khái niệm chất lượng TTKT cũng được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khái niệm chất lượng thông tin. Hiện nay, có rất nhiều quan điểm và tiêu chuẩn về chất lượng TTKT.

2.1.4.1. Quan điểm của IPSASB

Theo IPSASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin trên BCTC gồm: tính thích hợp, trình bày hợp lý, tính có thể hiểu được, tính kịp thời, tính có thể so sánh được, tính kiểm chứng. IPSASB cũng đưa ra các hạn chế của chất lượng thông tin là cân đối giữa lợi ích - chi phí; sự kịp thời và sự cân đối giữa các đặc điểm chất lượng.

 Tính thích hợp:

Thông tin tài chính và phi tài chính được coi là thích hợp khi nó có giá trị khẳng định (tức là giúp người sử dụng BCTC đánh giá được quá khứ và hiện tại), giá trị tiên đoán (tức là giúp người sử dụng BCTC dự đoán tình hình tài chính trong tương lai) hoặc cả hai.

 Trình bày hợp lý:

Để tạo nên sự hữu ích trong BCTC, thông tin phải trình bày hợp lý về tình hình kinh tế và các sự kiện khác mà nó được trình bày. Trình bày hợp lý đạt được khi việc mô tả các hiện tượng là đầy đủ, khách quan, và không có sai sót.

Trong thực tế, không thể biết và xác định thông tin trong các GPFRs là đầy đủ, khách quan và không có sai sót. Tuy nhiên, thông tin nên càng đầy đủ, khách quan, không có sai sót trong khả năng có thể đạt được.

Thông tin trình bày trên BCTC phải khách quan, không bị xuyên tạc. Thông tin không được trình bày nhằm đạt được mục đích, kết quả đã được xác định trước.

Không có sai sót không có nghĩa là chính xác hoàn toàn trong tất cả các khía cạnh. Không có sai sót có nghĩa là không có sai sót trọng yếu làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.

 Có thể hiểu được: Người sử dụng phải hiểu được BCTC thì thông tin mới hữu ích. Người sử dụng BCTC được giả thiết là có một kiến thức nhất định về kinh tế, kinh doanh và kế toán cũng như phải có thiện chí và nỗ lực đọc BCTC. Tuy nhiên, thông tin về một vấn đề phức tạp nhưng cần thiết cho việc ra quyết định thì không được loại trừ ra khỏi BCTC dù nó khó hiểu đối với một số đối tượng sử dụng BCTC.

 Tính kịp thời: Kịp thời có nghĩa là có thông tin có sẵn cho người sử dụng để phục vụ cho mục đích ra quyết định của họ. Có được thông tin kịp thời có thể nâng cao tính hữu ích của của thông tin đối với người sử dụng. Thiếu tính kịp thời có thể làm cho thông tin giảm đi sự hữu ích.

 Có thể so sánh được: Muốn thông tin so sánh được cần sử dụng thống nhất các phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ. Việc thuyết minh là cần thiết trong trường hợp thay đổi chính sách kế toán hoặc theo yêu cầu của chuẩn mực.

 Tính kiểm chứng: tính kiểm chứng là đặc điểm giúp cho người sử dụng GPFRs giải thích hoặc định lượng được thông tin tài chính và phi tài chính trong tương lai về các giao dịch và sự kiện mà nó được trình bày.

IPSASB cũng đưa ra các hạn chế liên quan tới các đặc tính chất lượng TTKT, gồm:

 Sự kịp thời: Thông tin được báo cáo chậm trễ sẽ mất đi tính thích hợp nhưng ngược lại việc cung cấp thông tin đáng tin cậy phải có thời gian. Vì vậy cần phải cân đối giữa yêu cầu kịp thời và tính đáng tin cậy của thông tin.

 Cân đối giữa lợi ích và chi phí: Lợi ích mang lại từ thông tin cần cân đối với chi phí để cung cấp chúng.

 Cân đối giữa các đặc điểm chất lượng: để đạt được mục tiêu của BCTC cần đạt được sự cân bằng hợp lý giữa các đặc điểm chất lượng.

Các đặc điểm chất lượng thông tin theo IPSASB được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thể hiện các đặc điểm chất lƣợng TTKT theo IPSASB

Cân đối giữa các đặc điểm chất lượng và cân đối giữa lợi ích và chi phí Nguồn: tác giả tổng hợp 2.1.4.2. Quan điểm của CMKT Việt Nam

Theo CMKT Việt Nam số 01, các yêu cầu cơ bản đối với kế toán bao gồm:

 Trung thực: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 Khách quan: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo.

 Đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan tới kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót.

 Kịp thời: Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ.

 Dễ hiểu: Các thông tin và số liệu kết toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh.

 Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán cần được tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh và đánh giá.

CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN Tính

thích hợp

Trình bày hợp lý

Có thể hiểu được

Tính kịp thời

Có thể so

sánh được

Tính kiểm chứng

2.2. Một số vấn đề chung về IPSAS và hệ thống BCTC theo IPSAS 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

IPSAS được xem là một bộ chuẩn mực được áp dụng dành cho kế toán KVC tại các quốc gia trên thế giới. Theo tác giả Mai Thị Hoàng Minh (2008), trong xu thế hội nhập, các quốc gia phải lập BCTC hợp nhất cho toàn bộ lĩnh vực công theo khuôn mẫu thống nhất của IPSAS để phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động và xác định thặng dư, thâm hụt thuần cho từng năm để có sự so sánh trên phạm vi toàn cầu theo một tiêu chí chung nhất. Việc áp dụng IPSAS sẽ giúp TTKT trên BCTC KVC trở nên hữu ích hơn và có chất lượng hơn (Chan, 2006). Hiện nay, đã có hơn 100 quốc gia áp dụng IPSAS vì những ưu điểm của hệ thống chuẩn mực này về cách ghi nhận, đo lường và trình bày thông tin trên BCTC. Từ đó giúp nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC, đáp ứng yêu cầu về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của TTKT.

IPSAS do Ủy ban chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSASB) ban hành.

IPSASB là một tổ chức hội nghề nghiệp thực hiện việc thiết lập chuẩn mực mang tính chất tách biệt, độc lập với cơ quan nhà nước. Tiền thân của tổ chức này là Ủy ban KVC (Public Sector Committee – PSC) trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC). IPSAS có vai trò quan trọng vì các chuẩn mực này đã phản ánh một cách tiếp cận mới đối với kế toán KVC, đó là dựa trên phương pháp kế toán dồn tích.

Tính đến ngày 15 tháng 10 năm 2016, đã có 39 IPSAS được ban hành, trong đó có 1 CMKT dựa trên cơ sở tiền mặt và 38 CMKT dựa trên cơ sở dồn tích, danh mục cụ thể các chuẩn mực được thể hiện trong Phụ lục 1 (www.ifac.org).

2.2.2. Mục tiêu của IPSAS

Theo IPSASB, để việc áp dụng IPSAS mang lại sự minh bạch trong số liệu tài chính, kế toán của các KVC, từ đó gia tăng chất lượng của thông tin mà BCTC mang lại thì IPSAS được ban hành nhằm hướng đến 5 mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Chất lƣợng và có thể so sánh đƣợc: Việc áp dụng bộ chuẩn mực này sẽ làm tăng chất lượng và tính so sánh được đối với thông tin tài chính trên báo cáo do các đơn vị công cung cấp. Điều này thể hiện qua việc các đơn vị có thể so sánh

số liệu trên báo cáo giữa các kỳ kế toán khác nhau, giữa các tổ chức khác nhau và thậm chí giữa các nước với nhau.

(2) Tính minh bạch: Việc công bố thông tin của tất cả báo cáo khác nhau trong đơn vị phải đảm bảo được sự minh bạch và có thể kiểm chứng được. Việc công bố thông tin này sẽ có thể giúp cho người sử dụng phân tích, đánh giá dữ liệu thuộc tài chính cũng như số liệu kế toán để có quyết định kinh tế phù hợp hơn.

(3) Tính thống nhất: IPSAS cũng cung cấp sự thống nhất trong quá trình lập, trình bày BCTC các đơn vị công. Từ đó, với sự thống nhất, người sử dụng đưa ra các kết luận phù hợp hơn mà không phải e ngại đến sự chênh lệch về thông tin.

(4) Trách nhiệm giải trình: Việc thực hiện lựa chọn áp dụng IPSAS sẽ là minh chứng rõ ràng về việc nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị thuộc KVC và điều này sẽ làm cho các tổ chức kiểm toán nhà nước dễ dàng thực hiện công việc của mình khi thực hiện công việc tại các định chế công trong nước.

(5) Tính quản trị: IPSAS sẽ cung cấp một phương thức quản trị và một quy trình quản lý đơn vị một cách khoa học và mang độ tin cậy cao đối với quá trình thực hiện chuẩn mực này trên thực tế.

2.2.3. Vai trò và đặc điểm của IPSAS

Khi một quốc gia áp dụng IPSAS sẽ giúp minh bạch về thông tin công bố, tạo ra tính đáng tin cậy đối với BCTC, qua đó giúp tăng cường sự chủ động của các đơn vị công trong quá trình hoạt động của mình. Các quốc gia sử dụng IPSAS vì bộ chuẩn mực này mang lại một số lợi ích và tính hữu ích sau:

 Cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và gia tăng sự hiểu biết hơn về tài sản, nợ phải trả cũng như các nguồn lực sẵn có trong tổ chức.

 Thông tin tài chính tổng hợp hơn sẽ cung cấp sự đánh giá chính xác về tính phù hợp của tài chính trong đơn vị, qua đó có các quyết định phù hợp hơn.

 Tăng sự minh bạch từ việc áp dụng IPSAS sẽ cho phép có các quyết định tốt hơn, quản lý tài sản chắc chắn hơn và hỗ trợ cho quản trị theo kết quả công việc.

 Tăng cường sự thống nhất và tính có thể so sánh của BCTC, từ đó khách hàng, nhà đầu tư hay người sử dụng có thể tin tưởng vào hệ thống BCTC của đơn vị.

2.2.4. Mục đích lập BCTC theo IPSAS

Mục đích của BCTC là cung cấp những thông tin về tình hình tài chính, các hoạt động và các luồng tiền của đơn vị. Những thông tin này rất bổ ích cho việc xem xét ra các quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực. Đặc biệt, mục đích của các BCTC trong lĩnh vực công phải cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định và thể hiện khả năng tính toán phân bổ sử dụng các nguồn lực được giao bằng cách:

(1) Cung cấp các thông tin về nguồn lực, phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính;

(2) Cung cấp thông tin làm thế nào để đơn vị đó đảm bảo đủ vốn cho những hoạt động của nó và giải quyết được các nhu cầu về tiền mặt;

(3) Cung cấp thông tin hữu ích cho việc đánh giá khả năng của đơn vị trong việc tài trợ cho những hoạt động của nó; đáp ứng được nhu cầu trả nợ và thực hiện các cam kết của đơn vị;

(4) Cung cấp thông tin về điều kiện tài chính và những thay đổi về điều kiện tài chính của đơn vị;

(5) Cung cấp thông tin hữu ích giúp cho việc xác định đúng chi phí dịch vụ, hiệu quả hoạt động của đơn vị.

Mục đích chung của BCTC còn có vai trò dự đoán trong tương lai, cung cấp thông tin hữu ích cho việc dự kiến mức độ nguồn lực yêu cầu để tiến hành các hoạt động trong tương lai, nguồn lực được tạo ra bởi các hoạt động trong tương lai cũng như rủi ro hoặc sự bất ổn định xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, BCTC còn cung cấp cho người sử dụng những thông tin sau:

(6) Chỉ ra nguồn lực đã thu được và đã sử dụng hợp pháp theo dự toán của Nhà nước; và

(7) Chỉ ra nguồn lực đã thu được và đã được sử dụng cho những nhu cầu chi tiêu theo hợp đồng đã ký tính cả những nhu cầu chi tiêu tài chính cho các cơ quan lập pháp tương ứng.

2.2.5. Hệ thống BCTC theo IPSAS Một bộ BCTC hoàn chỉnh bao gồm:

(1) Báo cáo tình hình tài chính của đơn vị;

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)