Hướng nghiên cứu trong tương lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 94 - 101)

5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai

5.3.2. Hướng nghiên cứu trong tương lai

Từ những hạn chế trên, hướng nghiên cứu trong tương lai có thể thực hiện như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu chất lượng TTKT trên BCTC ở cấp độ nhóm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sổ sách, hệ thống báo cáo.

Thứ hai, nghiên cứu chất lượng TTKT trên BCTC với từng nội dung tương ứng với các CMKT trong hệ thống các IPSAS.

Thứ ba, thực hiện nghiên cứu chất lượng TTKT trên BCTC các đơn vị công hoạt động trong lĩnh vực giáo dục với việc mở rộng khảo sát ở các tỉnh/thành phố khác hoặc mở rộng nghiên cứu chất lượng TTKT trên BCTC ở các lĩnh vực khác thuộc KVC.

Thứ tư, thực hiện nghiên cứu với việc khảo sát bằng các phương pháp chọn mẫu khác và mở rộng mẫu khảo sát.

Kết luận chương 5:

Với kết quả khảo sát được phân tích, tác giả đã đưa ra các kiến nghị với mục tiêu là nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập tại Vĩnh Long.

Nội dung các kiến nghị tập trung vào 4 nhóm nhân tố: CSKT áp dụng, nhận thức của người quản lý, cơ chế tài chính, khả năng kế toán viên. Bên cạnh đó, trên cơ sở mục tiêu, giới hạn và kết quả nghiên cứu tác giả cũng trình bày những giới hạn, hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

KẾT LUẬN

Chất lượng TTKT trên BCTC trong tất cả các lĩnh vực luôn quan trọng và cần thiết đối với người sử dụng để phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế của họ. Trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng TTKT trên BCTC lại càng quan trọng vì đây là lĩnh vực quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với đề tài “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”, tác giả hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập Vĩnh Long.

Kết quả từ các nghiên cứu trước trong và ngoài nước tác giả đã tổng hợp được các nhân tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC gồm: CSKT áp dụng, hệ thống pháp lý, cơ chế tài chính, HTTTKT, nhận thức của người quản lý, khả năng kế toán viên và hoạt động thanh tra, giám sát. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với các nhân tố được xác định như trên là các biến độc lập và chất lượng TTKT là biến phụ thuộc. Sau đó, kết hợp với nghiên cứu thang đo cho từng nhân tố tác giả xây dựng bảng câu hỏi để phỏng vấn 2 nhóm đối tượng: kế toán viên và người sử dụng TTKT.

Kết quả thu được 160 bảng câu hỏi khảo sát nhóm kế toán viên và 160 bảng câu hỏi khảo sát nhóm người sử dụng. Dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi kế toán viên được sử dụng để phân tích thực trạng công tác kế toán và thống kê mô tả quan điểm của người kế toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC, dữ liệu thu được từ bảng câu hỏi người sử dụng được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo qua kiểm định hệ số Conbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính và phân tích ANOVA. Kết quả phân tích cho thấy theo quan điểm chung của kế toán viên và nhóm người sử dụng TTKT thì có 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các trường học công lập Vĩnh Long là CSKT áp dụng, nhận thức của người quản lý, cơ chế tài chính và khả năng kế toán viên.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC tại các trường học công lập

Vĩnh Long, giúp các đơn vị này có thể trình bày TTKT trên BCTC một cách công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình, phù hợp với xu hướng hội nhập thế giới hiện nay. Qua đó, tác giả hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ góp phần giúp cho các nhà quản lý và các cơ quan chức năng trong việc thấy được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của việc vận dụng IPSAS vào hoàn thiện chế độ kế toán HCSN Việt Nam góp phần giúp lĩnh vực này hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Những đóng góp của luận văn thể hiện ở một số điểm như:

 Đánh giá chất lượng TTKT các trường học công lập thông qua khảo sát tại một tỉnh cụ thể là Vĩnh Long, chưa có công trình nghiên cứu nào về lĩnh vực này được thực hiện tại đây.

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các trường học công lập Vĩnh Long trên cơ sở số liệu khảo sát thu được và phần mềm hỗ trợ SPSS.

 Đề xuất các kiến nghị góp phần cải tiến chất lượng TTKT tại các trường học công lập Vĩnh Long. Các kiến nghị này được dựa trên kết quả phân tích thông tin được thu thập trong bảng câu hỏi khảo sát kế toán viên và người sử dụng thông tin kế toán.

Mặc dù vậy, luận văn không tránh khỏi những hạn chế và đây chính là những hướng nghiên cứu trong tương lai. Với các hạn chế và nghiên cứu mà tác giả đã trình bày ở chương trước hy vọng rằng các bài nghiên cứu trong tương lai sẽ bổ sung thêm cơ sở cho luận văn và mở rộng ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.

[1] Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2007 về hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

[2] Bộ Tài chính (2006), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 19/2006/QĐ- BTC về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sụ nghiệp.

[3] Bộ Tài chính (2002), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2).

[4] Chính Phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sụ nghiệp công lập.

[5] Chính Phủ (2012), Nghị định số 55/2012/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

[6] Chính Phủ (2004), Nghị định số 128/2004/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước.

[7] Đào Thị Yến (2015), Vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế để hoàn thiện báo cáo tài chính trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, Nghiên cứu khoa học – Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Đào Xuân Tiên (2009), Hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc tế và quan điểm xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán công Việt Nam, Tạp chí kiểm toán, số 5, trang 22.

[9] Đặng Thái Hùng (2008), Kế toán Nhà nước Việt Nam và sự tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế toán, Tạp chí Kế toán ngày 11.08.2008, trang 20.

[10] Đoàn Phan Tân (2001), Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị thông tin, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật số 3-2001.

[11] Hà Thị Ngọc Hà (2009), Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp & chuẩn mực kế toán công quốc tế: Khoảng cách và những việc cần làm, Tạp chí kế toán.

[13] Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

[14] Nguyễn Như Quỳnh (2015), Xác định các nhân tố ảnh hưởng việc vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế: “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” vào Việt nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[15] Ngô Thanh Hoàng (2014), Hệ thống kế toán công ở Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán số 22 (137) – 2014.

[16] Phạm Văn Đăng (2008), Kế toán Nhà nước Việt Nam: Sự khác biệt với chuẩn mực quốc tế về kế toán công, Tạp chí Kế toán ngày 09.10.20018, trang 11.

[17] Quốc hội (2003), Luật kế toán số 03/2003/QH11.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

[1] Barney, J. B & Wright, P. M. (1997), On Becoming a Strategic Partner: The Role of Human Resources in Gaining Competitive Advantage, Center for Advanced Human Resource Studies, Cornell University.

[2] Chan, J. L. (2003), Government Accounting: An assessment of theory, purpose and standard, Blackwell Publishing Limited, Public money & management.

[3] Chan, J. L. (2006), IPSAS and Government Accounting Reform in Developing Countries, University of Illinois at Chicago.

[4] Cheng, R. H. (1992), An Empirical Analysis of Theories on factors influencing state government accouting disclosure, University of Wisconsin-Minwaukee, School of business administration, Journal of accounting and public policy, 11, 1- 42.

[5] Christiaens, J., Vanhee, C., Rossi, F., Aversano, N., Cauwenberge, P. (2014), The effect of IPSAS on reforming governmental financial reporting: an international comparison, International Review of Administrative Sciences, 0(0):1- 20.

[7] Deming, W. E. (1968), Quality consists of the capacity to satisfy wants.

[8] Eppler, M. J. & Wittig, D. (2000), Conceptualizing Information Quality: A review of Information Quality Frameworks from the Last Ten Years. Proceedings of the 2000 Conference on Information Quality.

[9] Eugenio, A.P. & Steccolini, I. (2007), Effects of budgetary and accrual accounting Coexistence: Evidence form Italian Local Goverments, Financial Acoutability and Mangement, 23(2), 0276-4424, ©2007 The Authors Journal compilation © 2007 Blackwell Publishing Ltd.

[10] Gelinas, U. J., Dull, R. B. (2008), Accounting information system, 7th edition.

Thomson Learning, Canada.

[11] IPSASB. IFAC (2014), The conceptual framework for general purpose financial reporting by sector entities.

[12] IPSASB. IFAC (2016), Handbook of International Public Sector Accounting Pronouncements, 2016 edition volume I.

[13] IPSASB. IFAC (2016), Handbook of International Public Sector Accounting Pronouncements, 2016 edition volume II.

[14] Juran, J. M., Frank, M. G. (1988), Quality control handbook, 4th edition, New York: McGraw-Hill.

[15] Khalil, O. E. M., Strong, D. M., Kahn, B. K. & Pipino, L. L. (1999). Teaching Information Quality in Information Systems Undergraduate Education. Informing Science, 2 No, 53-59.

[16] Martani, D., Liestiani, A. (2010), Disclosure of local government financial statement in Indonesia, Accounting Department, University of Indonesia.

[17] Oulasvirta, L. (2010), Public-Sector Accounting and the International Standardization Process of Presenting Financial Statements, Halduskultuur – Administrative Culture 11 (2), 228-239.

University of Melbourne, Australia, Journal of Accounting and Public Policy.

[19] Plummer, E. & Huchitson, P. D. & Patton, T.K. (2007), GASB No.34’s Governmental Financial Reporting Model: Evidence on Its Information Relevance, American Accounting Association, The Accounting Review, Vol. 28, No. 1, pp.

205-240.

[20] Patrick, P. A. (2010), The adoption of GASB 34 in small, rural, locals goverments, Accounting & financial management, 22(2), 227-249.

[21] Robbins, W. A. & Austin, K. R. (1986), Disclosure quality in governmental financial reports: An assessment of the appropriateness of compound measure, Journal of Accounting Research Vol. 24 No. 2.

[22] Wang, R. Y., Lee, Y. W., Pipino, L. L. & Strong, D. M. (1998), Manage your Information as a Product, Sloan Management Review, 39, 95-105.

15/10/2016).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)