Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
4.1. Kết quả nghiên cứu
4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính
4.1.1.1. Thực trạng công tác kế toán tại trường học công lập Vĩnh Long a. Chứng từ kế toán
Căn cứ theo quy định về chứng từ kế toán được nêu ra ở Chương 2, luận văn khảo sát các nội dung sau liên quan đến chứng từ kế toán:
- Quy định về lập chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị đều phải lập đầy đủ chứng từ kế toán.
- Quy định về ký, duyệt chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán phải được kiểm tra, ký duyệt đầy đủ, đúng quy định.
- Quy định về trình tự luân chuyển chứng từ kế toán: Đơn vị phải phân chia trách nhiệm trong việc kiểm tra, đối chiếu chứng từ theo các phần hành kế toán.
Công tác chứng từ kế toán được khảo sát thông qua 2 mức độ trả lời (1: có; 0:
không). Kết quả phân tích qua bảng 4.1 cho thấy đa số các đơn vị được khảo sát lập đầy đủ các chứng từ kế toán với tỷ lệ rất cao (98,8%), các chứng từ kế toán được ký duyệt đầy đủ (99,4%). Tuy nhiên, việc sử dụng và ký duyệt chứng từ điện tử tại đơn vị có tỷ lệ khá thấp với 33,8% và 22,5%. Đa số các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông chỉ có 1 kế toán nên không phân chia hoạt động kế toán ra thành nhiều phần hành (85,6%). Điều này dễ dẫn đến sai sót trong quá trình đối chiếu, kiểm tra việc lập, luân chuyển và lưu trữ các chứng từ kế toán tại đơn vị.
Bảng 4.1. Công tác chứng từ kế toán các trường học công lập Vĩnh Long
ST
T Câu hỏi Số lƣợng
trả lời Có
Tỷ lệ trả lời Có (%)
Số lƣợng trả lời Không
Tỷ lệ trả lời Không (%)
1 Đơn vị lập đủ chứng từ 158 98,8 2 1,2
2 Tỷ lệ kiểm tra, ký duyệt đầy đủ 159 99,4 1 0,6
3 Đơn vị sử dụng chứng từ điện tử 54 33,8 106 66,2
4 Thủ trưởng sử dụng chữ ký điện tử 36 22,5 124 77,5
5 Phân chia thành từng phần hành kế toán 23 14,4 137 85,6 Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01
b. Tài khoản kế toán
Căn cứ vào cơ sở lý thyết được trình bày luận văn khảo sát các nội dung sau liên quan đến tài khoản kế toán:
- Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và và sử dụng KP của đơn vị;
- Phương pháp ghi chép, phản ánh các đối tượng là rõ ràng, dễ hiểu;
- Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin và nhu cầu của đơn vị, cơ quan quản lý.
Thực trạng tài khoản kế toán được đánh giá qua thang đo Likert 5 điểm với mức độ (1) là hoàn toàn không đồng ý và tăng dần đến mức độ (5) là hoàn toàn đồng ý.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8
+ Từ 1,0 đến 1,80: Hoàn toàn không đồng ý + Từ 1,81 đến 2,60: Không đồng ý
+ Từ 2,61 đến 3,40: Trung lập + Từ 3,41 đến 4,20: Đồng ý
+ Từ 4,21 đến 5,00: Hoàn toàn đồng ý
Bảng 4.2. Thống kê mô tả thực trạng tài khoản kế toán sử dụng
Kết quả thống kê từ bảng 4.2 cho thấy các đáp viên có mức độ đồng ý biến động từ 2,72 đến 3,03, điều này có nghĩa là đa số có ý kiến trung lập về các vấn đề đưa ra thuộc về tài khoản kế toán sử dụng. Tuy nhiên, đa số đáp viên có mức độ đồng ý khá thấp khi cho rằng hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC là đầy đủ để phản ánh các đối tượng.
c. Sổ sách kế toán
Căn cứ vào quy định về sổ sách kế toán và ghi chép sổ sách kế toán tại đơn vị, luận văn khảo sát các nội dung sau liên quan đến sổ sách kế toán:
N
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Trung bình
Độ lệch chuẩn Tài khoản kế toán đầy đủ để phản ánh các đối tượng 160 1 5 2,72 0,964 Nội dung, phương pháp ghi chép rõ ràng, dễ hiểu 160 1 5 2,96 0,941
Thuận lợi trong môi trường tin học 160 1 5 3,03 0,868
Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01
- Sổ sách kế toán sử dụng tại đơn vị thống nhất về biểu mẫu và cách ghi chép.
- Việc mở sổ, ghi sổ kế toán theo quy định tại đơn vị là dễ dàng thực hiện.
- Việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán, mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
- Việc ghi chép sổ sách kế toán được thực hiện dễ dàng trong môi trường tin học.
- Phương pháp ghi chép sổ sách kế toán được thực hiện nhất.
- Phương pháp ghi sổ giúp dễ dàng đối chiếu, phát hiện các sai sót.
Công tác sổ sách kế toán được đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm với mức độ (1) là hoàn toàn không đồng ý và tăng dần đến mức độ (5) là hoàn toàn đồng ý.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo
Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8 + Từ 1,0 đến 1,80: Hoàn toàn không đồng ý
+ Từ 1,81 đến 2,60: Không đồng ý + Từ 2,61 đến 3,40: Trung lập + Từ 3,41 đến 4,20: Đồng ý
+ Từ 4,21 đến 5,00: Hoàn toàn đồng ý
Kết quả từ bảng 4.3 cho thấy đa số đáp viên có mức độ đồng ý khá cao về việc ghi chép số sách kế toán dao động từ 2,80 đến 3,86. Việc ghi chép sổ sách kế toán được thực hiện nhất quán theo các phương pháp kế toán áp dụng và việc ghi chép giúp dễ dàng đối chiếu, phát hiện sai sót có mức độ đồng ý thấp nhất.
Bảng 4.3. Thống kê mô tả thực trạng sổ sách kế toán sử dụng tại các trường học công lập Vĩnh Long
N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Thống nhất biểu mẫu và cách ghi chép 160 1 5 3,19 0,992
Dễ dàng thực hiện 160 1 5 3,24 0,961
Có chứng từ hợp lý, hợp pháp chứng minh 160 1 5 3,86 0,915
Dễ dàng thực hiện trong môi trường tin học 160 1 5 3,47 0,938
Phương pháp ghi chép nhất quán 160 1 5 2,80 1,014
Dễ dàng đối chiếu, phát hiện sai sót 160 1 5 2,80 1,069
Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01
d. Báo cáo kế toán
Trên cơ sở lý thuyết được trình bày về báo cáo kế toán, nội dung khảo sát gồm:
- Quy định về lập các báo cáo kế toán tại đơn vị được thực hiện dễ dàng.
- Các báo cáo kế toán được lập đúng biểu mẫu, đầy đủ chỉ tiêu theo quy định.
- Báo báo kế toán phải được lập đúng thời hạn báo cáo theo quy định và báo cáo đầy đủ đến từng nơi nhận báo cáo.
- Các báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng sử dụng và đáng tin cậy.
- Các báo cáo kế toán thể hiện đúng tình hình hoạt động, sử dụng KP của đơn vị.
- Ngoài ra, luận văn còn mở rộng phỏng vấn kế toán viên về tính cần thiết phải lập BCTC theo IPSAS.
Các câu hỏi được tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm với mức độ (1) là hoàn toàn không đồng ý và tăng dần đến mức độ (5) là hoàn toàn đồng ý.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo
Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8 + Từ 1,0 đến 1,80: Hoàn toàn không đồng ý
+ Từ 1,81 đến 2,60: Không đồng ý + Từ 2,61 đến 3,40: Trung lập + Từ 3,41 đến 4,20: Đồng ý
+ Từ 4,21 đến 5,00: Hoàn toàn đồng ý
Bảng 4.4. Thực trạng báo cáo kế toán các trường học công lập Vĩnh Long
N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Quy định lập báo cáo dễ dàng thực hiện 160 1 5 3,13 0,959
Báo cáo được lập đúng mẫu, đủ chỉ tiêu 160 1 5 3,62 1,075
Báo cáo được lập đúng hạn và đầy đủ 160 1 5 3,84 0,910
Báo cáo cung cấp đầy đủ thông tin 160 1 5 2,69 1,155
Thông tin trên báo cáo là đáng tin cậy 160 1 5 2,78 1,192
Phản ánh đúng tình hình của đơn vị 160 1 5 2,63 1,222
Cần lập báo cáo theo IPSAS 160 1 5 3,30 0,937
Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01
Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy các đáp viên có mức độ đồng ý trung bình dao động từ 2,63 đến 3,84. Nội dung có mức độ đồng ý thấp là báo cáo kế toán cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng với mức độ đồng ý trung bình 2,69, thông tin trên báo cáo kế toán là đáng tin cậy với mức độ đồng ý trung bình 2,63 và thông tin trên báo cáo kế toán phản ánh đúng tình hình hoạt động và tình hình sử dụng KP của đơn vị với mức độ đồng ý trung bình 2,63. Điều đó cho thấy TTKT trên báo cáo kế toán chưa đáp ứng được nhu cầu ra quyết định của người sử dụng. Bên cạnh đó, đa số những người tham gia trả lời đều đồng ý với quan điểm cần thiết phải lập báo cáo kế toán theo IPSAS với mức độ đồng ý trung bình là 3,30.
e. Quan điểm của kế toán viên về chất lƣợng TTKT
Để đánh giá quan điểm của kế toán viên về chất lượng TTKT trên BCTC, tác giả sử dụng câu hỏi nhiều lựa chọn để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, các yêu cầu về chất lượng TTKT, đối tượng sử dụng TTKT và mục đích sử dụng TTKT của những đối tượng này. Kết quả cụ thể được thể hiện như sau:
Bảng 4.5. Quan điểm của kế toán viên về nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT
STT Nhân tố ảnh hưởng Tần số Phần trăm (%)
1 CSKT áp dụng 121 75,6
2 Hệ thống pháp lý 94 58,8
3 Cơ chế tài chính 94 58,8
4 HTTTKT 76 47,5
5 Nhận thức của người quản lý 121 75,6
6 Khả năng kế toán viên 116 72,5
7 Hoạt động thanh tra, giám sát 49 30,6
Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01
Kết quả từ bảng 4.5 cho thấy theo quan điểm của kế toán viên thì nhìn chung các nhân tố ảnh hưởng nhiều đến chất lượng TTKT trên BCTC (tỷ lệ đồng ý trên 50%) là nhân tố CSKT áp dụng, nhận thức của người quản lý, khả năng kế toán viên, hệ thống pháp lý và cơ chế tài chính. Trong đó, số lượng đáp viên đồng ý cao nhất là nhân tố CSKT áp dụng và nhận thức của người quản lý với cùng tỷ lệ 75,6%.
Bảng 4.6. Quan điểm của kế toán viên về yêu cầu đối với chất lƣợng TTKT
STT Nhân tố ảnh hưởng Tần số Phần trăm (%)
1 Tính thích hợp 125 78,1
2 Trình bày hợp lý 131 81,9
3 Có thể hiểu được 95 59,4
4 Tính kịp thời 139 86,9
5 Có thể so sánh được 76 47,5
6 Tính kiểm chứng 72 45,0
Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01
Kết quả từ bảng 4.6 cho thấy các yêu cầu về chất lượng TTKT cần đạt được là tính kịp thời, trình bày hợp lý, tính thích hợp và tính có thể hiểu được (tỷ lệ trên 50%), trong đó các yêu cầu về chất lượng TTKT được chọn nhiều nhất là tính kịp thời (86,9%) và trình bày hợp lý (81,9%). Điều này cho thấy đa phần hoạt động kế toán các trường học Vĩnh Long còn quan trọng tính hình thức và các quy định về thời gian, cách trình bày báo cáo hơn bản chất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bảng 4.7. Đối tượng sử dụng TTKT trên BCTC trường học công lập Vĩnh Long
STT Nhân tố ảnh hưởng Tần số Phần trăm (%)
1 Các phòng ban trong đơn vị 19 11,9
2 Thủ trưởng đơn vị 154 96,2
3 Nhân viên nhà trường 84 52,5
4 Các cơ quan quản lý 152 95,0
5 Các cơ quan tài chính 147 91,9
6 Các cơ quan thống kê 48 30,0
Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01
Kết quả từ bảng 4.7 cho thấy các đối tượng sử dụng TTKT chiếm tỷ lệ trên 50% số người trả lời là thủ trưởng đơn vị, các cơ quan quản lý, các cơ quan thống kê và nhân viên nhà trường, trong đó thủ trưởng đơn vị chiếm tỷ lệ cao nhất với 96,2%.
Đối tượng sử dụng được chọn thấp nhất là các phòng ban trong đơn vị với 11,9%, nguyên nhân là do các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mẫu giáo không phân chia đơn vị thành nhiều phòng ban.
Bảng 4.8. Mục đích sử dụng TTKT trên BCTC trường học công lập Vĩnh Long của các đối tƣợng sử dụng theo quan điểm của kế toán
STT Mục đích sử dụng Tần số Phần trăm (%)
1 Đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị 60 37,5
2 Đánh giá tình hình tài chính của đơn vị 131 81,9
3 Đánh giá tình hình sử dụng KP 149 93,1
4 Ra các quyết định đầu tư vào đơn vị 21 13,1
5 Nắm bắt tình hình thu chi trong năm của đơn vị 150 93,8 6 Kiểm soát, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính 111 69,4
Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01
Kết quả từ bảng 4.8 cho thấy các mục đích sử dụng TTKT có tỷ lệ đáp viên chọn trên 50% là nhằm nắm bắt tình hình thu chi trong năm của đơn vị, đánh giá
tình hình sử dụng KP của đơn vị, đánh giá tình hình tài chính của đơn vị và kiểm soát, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính, trong đó mục đích nắm bắt tình hình thu chi trong năm của đơn vị được chọn với tỷ lệ cao nhất (93,8%).
Bảng 4.9. Quan điểm của kế toán viên về cải tiến chất lƣợng TTKT
Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được từ bảng 01 Tuy nhiên, mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị lại được chọn với tỷ lệ thấp (37,5%) và mục đích để đầu tư vào đơn vị có tỷ lệ chọn thấp nhất (13,1%). Qua đó cho thấy, việc sử dụng TTKT trên BCTC các trường học công lập Vĩnh Long chủ yếu nhằm giám sát tình hình thu chi, tình hình tài chính của đơn vị.
Các vấn đề liên quan đến cải tiến chất lượng TTKT trên BCTC được tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đánh giá mức độ đồng ý của những người tham gia trả lời với mức độ (1) là hoàn toàn không đồng ý và tăng dần đến mức độ (5) là hoàn toàn đồng ý.
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo
Giá trị khoảng cách = (maximum – minimum)/n = (5 – 1)/5 = 0,8 + Từ 1,0 đến 1,80: Hoàn toàn không đồng ý
+ Từ 1,81 đến 2,60: Không đồng ý + Từ 2,61 đến 3,40: Trung lập + Từ 3,41 đến 4,20: Đồng ý
+ Từ 4,21 đến 5,00: Hoàn toàn đồng ý
N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Ghi nhận theo CSKT dồn tích 160 1 5 3,76 0,902
Ghi nhận theo CSKT dồn tích có điều chỉnh 160 1 5 3,24 0,748
Ghi nhận theo CSKT tiền mặt 160 1 5 3,39 0,997
Ghi nhận theo CSKT tiền mặt có điều chỉnh 160 1 5 2,81 0,870
Kết hợp cơ sở dồn tích với cơ sở tiền mặt 160 1 5 3,66 1,034
Tăng cường chất lượng kế toán viên 160 1 5 4,16 0,853
Xây dựng HTTTKT hữu hiệu 160 1 5 2,63 1,019
Cần nhiều sự quan tâm từ nhà quản lý 160 1 5 3,57 0,915
Cần hoàn thiện hệ thống pháp lý 160 2 5 3,32 0,686
Cần hoàn thiện cơ chế tài chính 160 2 5 3,59 0,703
Cần tăng cường thanh tra, giám sát 160 1 4 2,72 0,770
Kết quả từ bảng 4.9 cho thấy quan điểm của kế toán viên về cải tiến chất lượng TTKT trên BCTC cần có các nhóm giải pháp về CSKT áp dụng, tăng cường chất lượng đội ngũ kế toán viên, cần nhiều sự quan tâm từ nhà quản lý và hoàn thiện cơ chế tài chính. Trong đó, giải pháp cần tăng cường chất lượng đội ngũ kế toán viên có mức độ đồng ý cao nhất là 4,16; tiếp theo là CSKT áp dụng, theo quan điểm của kế toán viên thì cần áp dụng theo CSKT dồn tích (3,76) hoặc kết hợp CSKT dồn tích và CSKT tiền mặt (3,66); giải pháp tiếp theo là cần hoàn thiện cơ chế tài chính (3,59) và cần nhiều sự quan tâm từ nhà quản lý (3,57).