Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 66)

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

3.5. Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8/2016, đối tượng phỏng vấn gồm 2 nhóm như sau:

- Nhóm đối tượng tạo ra TTKT là kế toán tại các trường học công lập Vĩnh Long được khảo sát bằng bảng câu hỏi dành cho kế toán viên.

- Nhóm đối tượng sử dụng TTKT trên BCTC gồm thủ trưởng đơn vị (hoặc cấp phó), trưởng các phòng ban (hoặc phó trưởng phòng), nhân viên, giảng viên tại các trường học công lập tỉnh Vĩnh Long và nhân viên, chuyên viên Sở GDĐT Vĩnh Long (hoặc các Phòng GDĐT huyện), Sở Tài chính Vĩnh Long (hoặc các phòng Tài chính huyện) được khảo sát bằng bảng câu hỏi dành người sử dụng TTKT.

Kích thước mẫu được xác định theo đặc điểm của từng bài nghiên cứu. Theo Hair (2006), kích thước mẫu được xác định dựa vào: (1) mức tối thiểu, thường là 50 và (2) là số lượng biến đưa vào phân tích. Trong luận văn này, mô hình xây dựng có 30 biến quan sát nên số lượng mẫu tối thiểu cần thu thập là 30 x 5 =150

Để thu thập kết quả, tác giả tiến hành phát bảng câu hỏi trực tiếp đến tay người được phỏng vấn và khảo sát quan thư điện tử (email), điện thoại (theo danh sách nhận được từ lớp tập huấn kế toán trưởng các trường học trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long). Số bảng câu hỏi được phát ra là 160 cho nhóm đối tượng là kế toán các trường học công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và 160 cho nhóm đối tượng người sử dụng TTKT gồm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng (40 bảng), trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng (40 bảng), nhân viên và giảng viên (40 bảng), nhân viên và chuyên viên Sở GDĐT, Phòng GDĐT các huyện, Sở tài chính, Phòng Tài chính các huyện (40 bảng), kết quả tác giả thu về 320 bảng (mỗi nhóm 160 bảng).

3.5.2. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát

3.5.2.1. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát nhóm đối tƣợng tạo ra TTKT Bảng câu hỏi khảo sát 01 được gởi đến đáp viên qua 3 hình thức: bằng thư điện tử (email) thu về 29 bảng trả lời, phỏng vấn qua điện thoại thu về 47 bảng trả lời và phát trực tiếp đến đáp viên thu về 84 bảng trả lời (Phụ lục 5).

Kết quả từ bảng 4.1 với 5 mức độ trả lời (1: sơ cấp; 2: trung cấp; 3: cao đẳng;

4: đại học; 5: sau đại học) cho thấy đáp viên có trình độ chuyên môn đa số là đại học (chiếm 65%). Điều này cho thấy trình độ chuyên môn của đáp viên là khá cao.

Bảng 3.6. Thống kê trình độ học vấn của kế toán viên

Tần số Phần trăm Phần trăm tích lũy

Trung cấp 25 15,6 15,6

Cao đẳng 29 18,1 33,8

Đại học 104 65,0 98,8

Sau đại học 2 1,2 100,0

Tổng cộng 160 100,0

Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01

Về thời gian công tác và số lần tập huấn, trung bình mỗi kế toán viên có thời gian công tác khoảng 9 năm, thấp nhất là 0,5 năm, cao nhất là 26 năm và trung bình

tập huấn 1,36 lần/năm, điều này cho thấy những người tham gia trả lời bảng câu hỏi đã tích lũy khá nhiều kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kế toán tại đơn vị.

Bảng 3.7. Thống kê thời gian công tác và số lần tập huấn của kế toán viên

3.5.2.2. Đối tƣợng và phạm vi khảo sát nhóm đối tƣợng sử dụng TTKT Bảng câu hỏi khảo sát 02 được gởi đến đáp viên qua 3 hình thức: bằng thư điện tử (email) thu về 38 bảng trả lời, phỏng vấn qua điện thoại thu về 10 bảng trả lời và phát trực tiếp đến đáp viên thu về 112 bảng trả lời. Danh sách các đối tượng tham gia phỏng vấn được trình bày trong Phụ lục 5.

Đáp viên trả lời bảng câu hỏi thuộc 4 nhóm đối tượng sử dụng: thủ trưởng đơn vị hoặc cấp phó, trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng, nhân viên và giảng viên các trường học công lập, nhân viên và chuyên viên sở GDĐT, sở Tài chính. Các cá nhân được phỏng vấn đều đã từng sử dụng TTKT cho nhiều mục đích khác nhau với tỷ lệ 100%, trong đó kết quả từ bảng 4.12 cho thấy mục đích sử dụng báo cáo đa số là nhằm đánh giá tình hình sử dụng KP (58,1%), nắm bắt tình hình thu chi trong năm của đơn vị (88,8%), do đó phần nào người sử dụng TTKT chưa khai thác hết các giá trị TTKT tại đơn vị.

Bảng 3.8. Thống kê mục đích sử dụng TTKT trường học công lập Vĩnh Long theo quan điểm của người sử dụng

STT Mục đích sử dụng Số lƣợng đồng ý Tỷ lệ (%)

1 Đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị 58 36,2

2 Đánh giá tình hình tài chính của đơn vị 64 40,0

3 Đánh giá tình hình sử dụng KP 93 58,1

4 Ra các quyết định đầu tư vào đơn vị 15 9,4

5 Nắm bắt tình hình thu chi trong năm của đơn vị 142 88,8 6 Kiểm soát, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính 70 43,8

Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 02

3.5.3. Chất lƣợng của thông tin nghiên cứu thu thập

Khi đánh giá về giá trị của bài nghiên cứu thì hầu hết người đọc và các chuyên gia sẽ chú ý đến chất lượng thông tin nghiên cứu thu thập. Thông tin nghiên

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Thời gian công tác 160 0,5 26,0 9,059 4,5069

Số lần tập huấn 160 0 3 1,36 0,599

Nguồn: Số liệu khảo sát thu thập được qua bảng câu hỏi 01

cứu thu thập sẽ bao gồm các tài liệu được thu thập đề làm nguồn cho luận văn và độ tin cậy của dữ liệu khảo sát. Về tài liệu sử dụng, trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng các nguồn mà tác giả có sự hiểu biết nhất định và đảm bảo là đáng tin cậy. Về độ tin cậy của dữ liệu khảo sát, những câu trả lời của người trả lời được tác giả cân nhắc, ước đoán cùng với kiến thức của tác giả về lĩnh vực trao đổi để mang lại câu trả lời mang tính khách quan, tính phù hợp và độ tin cậy cao.

Kết luận chương 3:

Chương 3 là một chương khá quan trọng vì đây là chương nêu lên các phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng cho luận văn, tập trung nêu lên các nhân tố cũng như đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất. Từ mô hình nghiên cứu tác giả xây dựng bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát và kiểm chứng mô hình qua số liệu thực tế. Sau đó, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật phân tích số liệu đã được giới thiệu trong chương này để tiến hành phân tích, đánh giá các nhân tố tác động và làm cơ sở để đưa ra các kiến nghị trong chương tiếp theo.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính tại các trường học công lập trên địa bàn tỉnh vĩnh long (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)