Phương pháp hạch toán kế toán và ghi sổ kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp tại bệnh viện đa khoa thảo nguyên huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 26 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1.2. Hạch toán các khoản thu hoạt động sự nghiệp trong đơn vị hành chính sự nghiệp

1.2.3. Phương pháp hạch toán kế toán và ghi sổ kế toán

* Phương pháp hạch toán

Theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và Thông tƣ 185/2010/TT-BTC

- Khi thu tiền từ các khoản thu sự nghiệp và khoản thu phí và lệ phí, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt, 112 – Tiền gửi Ngân hàng, kho bạc…

Có TK 511 – Các khoản thu (TK 5111 – Thu phí, lệ phí) - Khi phát sinh số thu tiền lãi từ tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, kho bạc

Có TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác) - Khi phát sinh số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Đối với tài sản cố định do ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách, hạch toán như sau:

+ Ghi giảm TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 211, 213

+ Số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 152, …

Có TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác) + Số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có), ghi:

Nợ TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác) Có TK 111, 112, 331, …

+ Trường hợp chênh lệch chi lớn hơn thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ được hạch toán vào tài khoản liên quan theo quy định của chế độ tài chính, ghi:

Nợ TK 661 – Chi hoạt động, TK 662 – Chi dự án…

Có TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác)

Đối với tài sản cố định thuộc nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn kinh doanh hạch toán như sau:

+ Ghi giảm TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác)

Nợ TK 214 – Hào mòn TSCĐ Có TK 211, 213

+ Số thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 311

Có TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác) + Số chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác) Có TK 111, 112, 331…

+ Số chênh lệch thu lớn hơn chi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác) Có TK 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

+ Số chênh lệch chi lớn hơn thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 421 – Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

Có TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác)

- Khi phát sinh số thu từ việc thanh lý, nhượng bán vật tư ghi tăng khoản thu khác.

+ Đối với thanh lý, nhượng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ đã quyết toán năm trước, ghi:

Nợ TK 337 – Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (TK 3371 – Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho)

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ

+ Đối với thanh lý, nhượng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ thuộc nguồn kinh phí năm nay, ghi:

Nợ TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác) Có TK 152, 153

+ Phản ánh số chi cho hoạt động thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác) Có TK 111, 112…

+ Phản ánh số thu cho hoạt động thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 111, 112, 311…

Có TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác)

+ Xử lý chênh lệch thu lớn hơn chi theo quy định của chế độ tài chính, ghi:

Nợ TK 511 – Các khoản thu Có TK 333, 461…

+ Chênh lệch chi lớn hơn thu ghi vào các tài khoản liên quan theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, ghi :

Nợ TK 661, 662…

Có TK 511 – Các khoản thu (TK 5118 – Thu khác)

- Xác định số thu phí và lệ phí phải nộp ngân sách nhà nước, ghi:

Nợ TK 511 – Các khoản thu (TK 5111 – Thu phí, lệ phí)

Có TK 333 – Các khoản phải nộp nhà nước (TK 3332 – Phí, lệ phí) - Số thu nộp cấp trên, thành lập quỹ điều tiết của ngành, ghi:

Nợ TK 511 – Các khoản thu (TK 5111 – Thu phí, lệ phí) Có TK 342 – Thanh toán nội bộ

- Cuối kỳ kết chuyển nguồn thu phí, lệ phí và các khoản thu khác để lại đơn vị bổ sung nguồn kinh phí thường xuyên ghi tăng nguồn kinh phí hoạt động và ghi giảm các khoản thu (thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp khác).

Nợ TK 511 – Các khoản thu (TK 5111 – Thu phí, lệ phí) Có TK 461 – Nguồn kinh phí hoạt động

* Phương pháp hạch toán kế toán các khoản thu trong đơn vị hành chính sự nghiệp đƣợc khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2.2. Khoản thu trong đơn vị hành chính sự nghiệp

TK 11

TK 111,112

TK 635

TK 333

TK 521

TK 461

TK 421

TK 342

TK 111, 112

Chi trực tiếp của hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác theo quy định (nếu có)

TK 511 – CÁC KHOẢN THU

Chi phí thực tế của khối lượng công việc hoàn than theo đơn đặt hàng của Nhà nước được nhiệm thu thanh toán

Số phí, lệ phí phải nộp NSNN

Cuối kỳ, kết chuyển số phí, lệ phí đã thu phải nộp NSNN được để lại chi nhưng chưng có chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN

Số phí, lệ phí được để lại trang trải chi phí hoặc số phí, lệ phí đã thu phải nộp NSNN được để lại chi nhưng chưng có chứng từ ghi thu, ghi chi NSNN

Kết chuyển số chênh lệch thu lớn hơn khối lượng công việc theo đơn đặt hàng của Nhà nước khi được nghiệm thu thanh toán

Số phí, lệ phí, thu sự nghiệp và thu khác phải nộp cấp trên

Khi thu phí, lệ phí

Thu lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc

Thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ

Thu hoạt động sự nghiệp và thu khác

Thu thêm do số phải thu lớn hơn số tạm thu

* Sổ kế toán sử dụng

Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nhiệm vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Các đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải mở sổ kế toán, ghi chép, quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước và Chế độ kế toán.

Mỗi đơn vị chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán trong năm. Sổ kế toán gồm cả số kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Việc ghi sổ kế toán phải dùng bút mực, không biết bút mực đỏ và bút chì. Số và chữ phải rõ ràng, liên tục, có hệ thống, đơn vị phải thực hiện việc ghi sổ đúng quy định như: Mở sổ kế toán, ghi sổ kế toán, khóa sổ kế toán và sửa chữa sổ kế toán theo đúng quy định.

Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh của đơn vị và công tác tổ chức sổ kế toán mà áp dụng 1 trong 3 hình thức sổ như sau:

+ Hình thức kế toán Nhật ký chung + Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái + Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Cụ thể:

Sổ kế toán sử dụng theo thông tƣ 107/TT-BTC.

+ Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các sổ: Nhật ký chung (Mẫu số S04- H); Sổ chi tiết tài khoản (Mẫu số S31- H); Sổ cái dùng cho hình thức Nhật ký chung (Mẫu số S03- H); Các sổ chi tiết liên quan.

+ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái bao gồm các sổ: Sổ Nhật ký – Sổ Cái (Mẫu số S01- H); Sổ chi tiết tài khoản (Mẫu số S31- H); Các sổ chi tiết liên quan.

+ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ bao gồm các sổ: Chứng từ ghi sổ (Mẫu S02a- H); Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02b- H); Sổ cái (Mẫu số S02c- H); Sổ chi tiết tài khoản (Mẫu số S31- H); Các sổ chi tiết liên quan.

Sổ kế toán sử dụng theo QĐ 19/2006/QĐ-BTC và Thông tƣ số 185/2010/

TT-BTC

Đối với hình thức kế toán Nhật ký chung

Đặc trưng cơ bản là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và nội dung nghiệp vụ kinh tế

đó. Sau đó, lấy số liệu trên sổ Nhật Ký chung để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Các loại sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung gồm:

+ Nhật ký chung (Mẫu số S04- H).

Mục đích: Sổ Nhật ký chung chỉ áp dụng ở những đơn vị thực hiện hình thức sổ kế toán Nhật ký chung để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, xác định nội dung, số tiền và tài khoản phải ghi Nợ, ghi Có để phục vụ cho việc ghi Sổ Cái.

Căn cứ ghi sổ: Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, phân loại, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có. Đối với những nghiệp vụ kinh tế liên quan từ 2, 3 chứng từ trở lên thì phải ghép những chứng từ này làm 1 và chỉ sử dụng 1 chứng từ chính để ghi sổ các chứng từ còn lại là chứng từ đính kèm.

+ Sổ chi tiết tài khoản 111, 112, 511,… (Mẫu số S33- H)

Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi, ghi chép chi tiết nhất các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị hành chính sự nghiệp, những điều này Sổ cái chưa thể phán ánh cụ thể. Sổ chi tiết tài khoản được lập chi tiết cho từng tài khoản.

Căn cứ ghi sổ: Căn cứ ghi Sổ chi tiết tài khoản là các chứng từ liên quan và Sổ Nhật ký chung. Mỗi tài khoản sử dụng 1 hoặc 1 số trang Sổ chi tiết tài khoản.

+ Sổ chi tiết các khoản thu (Mẫu số S52- H)

Mục đích: Sổ này dùng để theo dõi các khoản thu sự nghiệp, thu phí, lệ phí, thu theo đơn đặt hàng, thu lãi tiền gửi, thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các khoản thu khác phát sinh ở đơn vị và việc xử lý các khoản thu này.

Căn cứ ghi sổ: Căn cứ vào Biên lai thu phí, lệ phí; các Phiếu thu và các chứng từ khác có liên quan đến khoản thu của đơn vị.

+ Sổ cái tài khoản 111, 112, 511,…(Mẫu số S03- H)

Mục đích: Sổ này sử dụng cho các đơn vị thực hiện kế toán theo hình thức Nhật ký chung để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán, phục vụ cho việc Lập báo cáo tài chính.

Căn cứ ghi sổ: Căn cứ ghi Sổ cái là Sổ Nhật ký chung; Sổ chi tiết các tài khoản.

Mỗi tài khoản sử dụng 1 hoặc 1 số trang Sổ cái.

- Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung là:

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để ghi vào Sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian. Đồng thời, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế, tài chính

phát sinh hoặc tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh cùng loại đã ghi vào Sổ Nhật ký chung để tiến hành ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp.

Trường hợp đơn vị có mở Sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào Sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế được ghi vào các Sổ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng (cuối quý, cuối năm) khóa Sổ Nhật ký chung, Sổ Cái và các Sổ kế toán chi tiết liên quan, làm căn cứ để lập Báo cáo tài chính.

Đối với hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

Đặc trưng cơ bản là các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được ghi chép kết hợp theo trình tự thời gian và được phân loại, hệ thống hóa theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp là Sổ Nhật ký – Sổ Cái và trong cùng một quá trình ghi chép.

- Các loại sổ của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái gồm:

+ Sổ Nhật ký – Sổ Cái (Mẫu số S01- H)

Mục đích: Là sổ kế toán tổng hợp dùng cho hình thức Nhật ký – Sổ Cái để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hóa theo nội dung kinh tế, phản ánh trên các tài khoản kế toán. Trên cơ sở đó, kiểm tra, giám sát sự biến động từng loại vốn, nguồn vốn, nguồn kinh phí làm căn cứ đối chiếu với các sổ kế toán chi tiết và lập báo cáo tài chính.

Căn cứ ghi sổ: Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, phân loại, xác định số hiệu tài khoản ghi Nợ, số hiệu tài khoản ghi Có để ghi vào Nhật ký – Sổ Cái. Sổ này gồm hai phần: Phần “Nhật ký” và phần “ Sổ Cái”’. Mỗi chứng từ kế toán được ghi vào Nhật ký – Sổ cái một dòng ghi đồng thời ở cả 2 phần Nhật ký và Sổ Cái. Đối với những chứng từ cùng loại phát sinh nhiều lần trong ngày có thể căn cứ vào chứng từ kế toán để lập Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

+ Sổ chi tiết các khoản thu (Mẫu số S52- H). Có mục đích và căn cứ ghi sổ như hình thức Nhật ký chung.

+ Sổ chi tiết tài khoản 111, 112, 511,… (Mẫu số S33- H). Có mục đích và căn cứ ghi sổ như hình thức Nhật ký chung.

- Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái là:

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại) đã được kiểm tra xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã sử dụng để ghi Sổ Nhật ký – Sổ Cái được dùng để ghi vào Sổ kế toán chi tiết có

liên quan. Cuối tháng (cuối quý, cuối năm), sau khi đã phản ánh toán bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật ký – Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành khóa sổ kế toán, làm căn cứ để lập Báo cáo tài chính.

Đối với hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức này là việc ghi sổ kế toán tổng hợp được căn cứ trực tiếp từ “Chứng từ ghi sổ”.

- Các loại sổ của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm:

+ Chứng từ ghi sổ (Mẫu S02a- H)

Mục đích: Chứng từ ghi sổ dùng để tập hợp số liệu của một hoặc nhiều chứng từ kế toán có cùng nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Căn cứ ghi sổ: Căn cứ để lập là chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán. Chứng từ ghi sổ do kế toán phần hành lập cho từng chứng từ kế toán hoặc cho nhiều chứng từ có nội dung kinh tế giống nhau hoặc có thể lập từ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Chứng từ ghi sổ được lập hàng ngày hoặc định kỳ 3, 5, 10 ngày một lần tùy thuộc vào số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ (Mẫu số S02b- H)

Mục đích: Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để đăng ký tất cả các Chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý Chứng từ ghi sổ vừa để kiểm tra, đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh.

Căn cứ ghi sổ: Căn cứ để ghi vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ là các Chứng từ ghi sổ đã được lập trong ngày.

+ Sổ cái (Mẫu số S02c- H)

Mục đích: Sổ này dùng cho các đơn vị áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế quy định trong hệ thống tài khoản kế toán nhằm kiểm tra sự biến động của từng loại tài sản, nguồn vốn, nguồn kinh phí trong đơn vị.

Căn cứ ghi sổ: Căn cứ duy nhất để ghi vào Sổ Cái là Chứng từ ghi sổ đã đăng ký trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ.

+ Sổ chi tiết tài khoản 111, 112, 511,… (Mẫu số S33- H). Có mục đích và căn cứ ghi sổ như hình thức Nhật ký chung.

+ Sổ chi tiết các khoản thu (Mẫu số S52- H). Có mục đích và căn cứ ghi sổ như hình thức Nhật ký chung.

- Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra để lập Chứng từ ghi sổ. Đối với nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh thường xuyên và có nội dung giống nhau được sử dụng để lập “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại”. Từ số liệu trên “Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại” để lập Chứng từ ghi sổ và Sổ kế toán chi tiết. Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong chuyển đến kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc người được kế toán trưởng ủy quyền ký duyệt sau đó chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi vào Sổ cái. Cuối tháng, sau khi đã ghi hết Chứng từ ghi sổ lập trong tháng vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và Sổ cái, kế toán tiến hành khóa sổ để căn cứ lập Báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp tại bệnh viện đa khoa thảo nguyên huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)