Đánh giá những đạt đƣợc, tồn tại và hạn chế về hạch toán kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp tại bệnh viện đa khoa thảo nguyên huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 118 - 122)

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU, CHI HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THẢO NGUYÊN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

3.1. Đánh giá những đạt đƣợc, tồn tại và hạn chế về hạch toán kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

3.1.1. Ƣu điểm

Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP, tổ chức kế toán nói chung và tổ chức kế toán thu, chi sự nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến cơ bản phù hợp với quá trình đổi mới. Cơ chế tự chủ tài chính đã phát huy tính chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động của đơn vị đặc biệt là vấn đề thu, chi. Công tác thu được thực hiện thu đúng, thu đủ tránh được. Đơn vị đã thực hiện đúng theo các Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật của Nhà nước trong công tác thu, chi, quản lý, sử dụng tài sản, nhân sự, tổ chức hội nghị, hội thảo, công tác phí…Trên cơ sở đó, Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên huyện Mộc Châu đã thực hiện các khoản chi một cách đúng đắn, chi tiết kiệm, hợp lý. Thực tế cho thấy đã có những thay đổi tích cực, chủ động xây dựng chuẩn quy chế chi tiêu nội bộ và đề ra một số giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng kinh phí có hiệu quả để tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên.

Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên áp dụng chế độ kế toán, sử dụng hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính, tài khoản theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC. Bệnh viện vận dụng tương đối tốt hệ thống sổ sách, chứng từ, tài khoản kế toán... Bên cạnh việc áp dụng các chứng từ mẫu, đơn vị đã linh hoạt và sáng tạo trong việc xây dựng các chứng từ đặc thù và bổ sung những nội dung cần thiết cho các loại chứng từ theo yêu cầu công việc, hệ thống sổ sách kế toán được sử dụng tại đơn vị hiện nay là khá phù hợp, việc theo dõi đối chiếu giữa các sổ được thực hiện đều đặn, định kỳ. Đơn vị đã thực hiện tốt việc lập và thực hiện dự toán theo mục lục ngân sách Nhà nước.

Bộ máy kế toán của đơn vị được tổ chức theo mô hình kế toán vừa tập trung vừa phân tán, phù hợp với yêu cầu công việc, hoạt động kế toán của đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tin học hoá công tác kế toán. Trình độ kế toán ngày càng được nâng cao, 100% cán bộ kế toán có trình độ Đại học.

Về tổ chức bộ máy kế toán:

Phòng Tài chính - Kế toán của bệnh viện có nguồn nhân lực được sắp xếp hợp lý trong công việc để phù hợp với nội dung kế toán đã được đặt ra và khối lượng công tác

phát sinh trong quá trình hoạt động. Các nhân viên kế toán trẻ tuổi, năng động, có trình độ, nhiệt tình với công việc đảm bảo cho tiến độ công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đã thực hiện tốt các quy định của Nhà nước ban hành đối với công tác kế toán.

Thực hiện các sổ sách, chứng từ hợp lý hợp lệ, biểu mẫu phù hợp với phương pháp hạch toán của đơn vị.

Bệnh viện Đa Khoa Thảo Nguyên huyện Mộc Châu đã xây dựng bộ máy kế toán khoa học và hợp lý với số lượng nhân viên phù hợp. Bộ máy hợp lý phục vụ hiệu quả, cung cấp thông tin kịp thời cho Ban lãnh đạo.

Về Chứng từ kế toán: Bệnh viện chấp hành tốt theo quy định, các nghiệp vụ thu, chi phát sinh đều có chứng từ đầy đủ để dùng làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Công tác luân chuyển chứng từ đã thực hiện đúng theo quy trình, có xây dựng phương pháp bảo quản chứng từ kế toán thuận lợi cho công tác kiểm tra, tìm kiếm và bảo đảm tính an toàn cao.

Về Hệ thống tài khoản: Đơn vị đã vận dụng hệ thống tài khoản theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính. Một số tài khoản phản ánh các khoản thu đã được phản ánh chi tiết đảm bảo tính rõ ràng, chính xác phục vụ cho công tác hạch toán theo từng hoạt động.

Về Hệ thống sổ kế toán, Báo cáo thu, chi: Đơn vị đang áp dụng hình thức Nhật ký chung và sử dụng phần kế toán trên máy tính. Hệ thống sổ kế toán được thiết kế theo đúng quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán.

Phương pháp ghi sổ kế toán trên máy tính có ưu điểm nổi bật là giảm bớt khối lượng làm việc cho cán bộ kế toán và có hiệu quả cao trong việc xử lý số liệu cũng như thông tin kế toán. Đây là một thuận lợi lớn đối với công tách hạch toán kế toán bởi lẽ áp dụng kế toán máy rất phù hợp, số lượng sổ không nhiều nhưng vẫn phản ánh đầy đủ, chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quy trình lập và ghi sổ kế toán cũng như các báo cáo tài chính trở nên đơn giản, dễ xem, dễ hiểu, dễ kiểm tra và có hiệu quả hơn rất nhiều, giảm bớt được lao động kế toán, quy trình quản lý và tra cứu thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời, chính xác.

Về thực hiện chế độ dự toán thu, chi: Bệnh viện đã xây dựng dự toán thu, chi dựa trên chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện, việc lập được căn cứ trên kết quả hoạt động sự nghiệp và tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề nên đảm bảo sát thực tế. Việc thực hiện dự toán thu, chi theo đúng quy định. Các báo cáo quyết toán được lập đúng mẫu biểu.

Về công tác lưu trữ chứng từ: Bệnh viện quan tâm và chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế toán thực hiện nghiêm túc, đảm bảo tính an toàn, không để xảy ra tình trạng thất lạc, hư hỏng. Các chứng từ đã được phân loại trước khi bảo quản, lưu trữ.

Qua những ưu điểm trên có thể thấy, kế toán hoạt động thu, chi của Bệnh viện Đa Khoa Thảo Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Quan trọng nhất là đã tận thu được các khoản thu sự nghiệp, thu dịch vụ và đã tiết kiệm được các khoản chi để từ đó tăng thu nhập cho người lao động và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp y tế của Huyện Mộc Châu và cả nước ngày một tốt hơn.

3.1.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, kế toán hoạt động thu, chi tại Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên vẫn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập sau:

Về tổ chức bộ máy kế toán:

Nề nếp làm việc tại Phòng chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu, đây là rào cản mà hệ thống quản lý của các cơ quan Nhà nước vẫn đang trong thực trạng trì trệ, chậm cải tiến.

Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc, ảnh hưởng tới đơn vị.

Chuyên môn hóa trong kế toán là điều cần thiết và có nhiều ưu điểm tuy nhiên đôi khi cũng gây khó khăn cho người phụ trách các phần hành vì một lý do nào đấy phải nghỉ làm thì người làm thay phải mất một thời gian để làm quen với công việc, hơn nữa do đặc trưng của ngành kế toán là nhân viên kế toán đa phần là nữ. Vì vậy cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế trong công việc như: tốc độ trong công việc, thời gian nghỉ ốm, nghỉ đẻ, nghỉ khám thai ... là khó tránh khỏi vì vậy nên năng suất làm việc cũng giảm.

Công việc dồn lên những người còn lại nên đôi khi sai sót là điều khó tránh khỏi.

Về Chứng từ kế toán:

Hiện nay, mặc dù tại đơn vị đã ứng dụng phần mềm kế toán trong công tác quản lý, tài chính, hạch toán kế toán song nội dung ghi trên chứng từ gốc có chỗ còn chưa đầy đủ hoặc quá rút gọn, gây khó hiểu (thường viết tắt bằng chữ cái in hoa) nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm tra chứng từ từ các cơ quan quản lý tài chính bên ngoài (như Kiểm toán, thanh tra…). Một số mẫu biểu chứng từ kế toán thuộc loại “Hướng dẫn” chưa được quan tâm và thống nhất thực hiện.

Khâu kiểm tra chứng từ chưa được kiểm tra đúng mức, do đó đôi khi còn bỏ sót chứng từ thiếu chữ ký, thiếu thông tin trên chứng từ. Ví dụ: Ngày 18/10/2017: Bảng kê thanh toán khoán văn phòng phẩm quý IV năm 2017 thiếu chữ ký KTT. Một số phiếu thu không có số tiền ghi bằng chữ.

Việc mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị theo quy định của Bộ Tài chính chưa được mở, chỉ dừng lại ở việc đăng ký mẫu dấu, chữ ký của Giám đốc bệnh viện và kế toán trưởng theo yêu cầu của Kho bạc, Cục thuế, Ngân hàng. Một số ít các trường hợp còn để tình trạng chứng

từ không đầy đủ yếu tố pháp lý như ký thay cho nhiều người trong Bảng kê thanh toán của đơn vị.

Về bảo quản, lưu trữ chứng từ: Do kho lưu trữ chứng từ của Phòng Tài chính – Kế toán có phạm vi bé, khối lượng lưu trữ được ít nên còn bị hạn chế về bảo quản và lưu trữ.

Ngoài ra nên ngắt các nguồn điện tại kho nhằm tránh trường hợp cháy nổ dẫn đến hư hỏng chứng từ.

Về Tài khoản kế toán:

Mặc dù đơn vị đã chủ động mở chi tiết tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 cho phù hợp với tình hình hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị song trên thực tiễn vẫn chưa đầy đủ và khoa học.

Về Hệ thống sổ kế toán:

Đơn vị đã vận dụng hệ thống sổ tổng hợp tương đối tốt. Các mẫu biểu đều được các đơn vị thực hiện theo đúng yêu cầu của chế độ, đáp ứng được nhu cầu quản lý. Tuy nhiên hệ thống kế toán chi tiết còn vận dụng chưa tốt, một số chỉ tiêu trong sổ kế toán chưa được ghi chép đầy đủ, khoa học (số trang sổ, ngày mở sổ...), các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa được ghi chép thường xuyên, mặc dù các chỉ tiêu đó không quá quan trọng nhưng vẫn cần thiết được bổ sung đầy đủ.

Việc sửa chữa số liệu ghi sai trên sổ kế toán có nhiều trường hợp không thực hiện đúng theo phương pháp chữa sổ đã quy định. Thực tế các đơn vị khi in sổ phát hiện có sai sót, trực tiếp sửa, điều chỉnh nghiệp vụ trên phần mềm kế toán máy vi tính, nên đã có tình trạng số liệu trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết không khớp nhau.

Các nghiệp vụ về chi hoạt động nhiều khi chưa được kế toán vào sổ ngay, chẳng hạn như các nghiệp vụ liên quan đến phải trả nhà cung cấp dịch vụ tính vào chi hoạt động như dịch vụ điện, điện thoại, nước,… khi kế toán đơn vị tiếp nhận hoá đơn do bên cung cấp dịch vụ cung cấp, có tháng kế toán để đến khi thanh toán thì mới tiến hành xác định nghiệp vụ phải trả và nghiệp vụ thanh toán cùng một lúc.

Về thực hiện chế độ dự toán thu, chi:

Trong quá trình quyết toán đơn vị lập các báo cáo quyết toán còn chậm thời hạn.

Việc tự kiểm tra và đánh giá kết quả chấp hành dự toán nhằm rút ra kinh nghiệm và bài học cần thiết sau mỗi kỳ kế toán còn hạn chế.

Về Báo cáo thu, chi:

Đơn vị thực hiện chế độ kế toán và báo cáo kế toán theo quy định tại quyết định số

19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hàng năm, Bệnh viện Đa khoa Thảo Nguyên lập báo cáo thu, chi theo chế độ kế toán. Tuy nhiên, việc nộp các báo cáo lên cơ quan cấp trên thường không đúng thời hạn. Bảng cân đối tài khoản có số dư không trùng khớp số liệu giữa các năm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hạch toán kế toán các khoản thu, chi hoạt động sự nghiệp tại bệnh viện đa khoa thảo nguyên huyện mộc châu, tỉnh sơn la (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)