CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1.4. Phân loại cho vay tiêu dùng
a. Theo hình thức bảo đảm tiền vay:
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản:
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản bao gồm: Thế chấp, cầm cố, đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba. Hình thức cho vay có đảm bảo yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải ký hợp đồng đảm bảo. Ngân hàng phải kiểm tra, đánh giá đƣợc tình trạng của tài sản đảm bảo, có khả năng giám sát việc sử dụng hoặc có khả năng bảo quản tài sản đảm bảo. Tài sản bảo đảm chỉ là nguồn thu nợ thứ hai của khách hàng nhƣng nếu trong trường hợp phải xử lý tài sản để thu hồi nợ vay, số tiền thu được được dùng để chi trả theo thứ tự: bù đắp các chi phí bán tài sản (nếu có), trả tiền
gốc, lãi vay theo hợp đồng, còn lại trả khách hàng hoặc xử lý theo quy định của pháp luật nếu không có người nhận. Nếu thiếu, khách hàng phải trả tiếp hoặc ngân hàng khởi kiện theo quy định của pháp luật.
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản hay cho vay tín chấp nhƣ đúng tên gọi của nó tức là hình thức vay phần nhiều đến từ uy tín của khách hàng mà không cần phải có tài sản bảo đảm. Đối tượng vay thường là các khách hàng có uy tín, lịch sử tín dụng tốt, tình hình tài chính với nguồn thu nhập ổn định. Và vì với đặc thù là cho vay không có tài sản bảo đảm nên quy mô khoản vay thường nhỏ hơn so với cho vay có bảo đảm bằng tài sản.
b. Theo thời hạn cho vay
- Cho vay ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 1 năm.
- Cho vay trung hạn: là những khoản vay có thời hạn cho vay trên 1 năm và tối đa là 5 năm.
- Cho vay dài hạn: là những khoản vay có thời hạn cho vay trên 5 năm.
c. Theo phương thức cho vay - Cho vay từng lần:
Cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải trải qua các thủ tục cần thiết nhƣ lập hồ sơ vay vốn, chờ ngân hàng xét duyệt, sau đó mới ký hợp đồng cho vay. Nội dung của hợp đồng sẽ bao gồm các thông tin bao gồm số tiền vay, mục đ ch vay, lãi suất, thời hạn…Việc cho vay và thu nợ đƣợc phân ranh giới rõ ràng, khi nào cho vay, khi nào thu nợ.
Phương thức cho vay từng lần thường áp dụng với những khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, xuất hiện khi khách hàng phát sinh phương án tiêu dùng mà chưa có đủ nguồn vốn như mua nhà, đất, xây sửa nhà, mua ô tô, mua sắm trang thiết bị tiêu dùng khác,…
- Cho vay hạn mức:
Cho vay theo hạn mức đƣợc định nghĩa tại Khoản 4 Điều 27 Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành nhƣ sau: “Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này”
Nhƣ vậy có thể hiểu rằng trong thời gian duy trì hạn mức khách hàng có thể vay trả nhiều lần và đảm bảo rằng dƣ nợ tại mọi thời điểm không đƣợc vƣợt quá hạn mức tín dụng này.
Phương thức vay này thường phù hợp với khách hàng có nhu cầu vay quay vòng vốn thường xuyên và phần nhiều áp dụng cho các doanh nghiệp hay hộ kinh doanh vay bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên đối với CVTD vẫn có những hình thức vay có thể áp dụng theo phương thức hạn mức này. Cụ thể:
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi:
Thấu chi đƣợc hiểu là khách hàng đƣợc phép chi vƣợt, chi quá số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình trong một giới hạn số tiền và thời gian xác định. Cho vay thấu chi là một hình thức cho vay ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục vay đơn giản giúp cho khách hàng chủ động và thuận lợi trong các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và gia đình. Ch nh vì sự tiện dụng của hình thức này mà lãi suất của cho vay thấu chi thường cao hơn lãi suất của các hình thức vay khác trong cùng thời hạn vay.
+ Cho vay theo nghiệp vụ phát hành th tín dụng:
Th tín dụng cũng có thể hiểu là một hình thức vay theo phương thức
hạn mức cải tiến khi khách hàng đƣợc NHTM cấp cho một hạn mức th xác định trong một thời gian nhất định, có thể là 1 năm hoặc dài hơn tùy theo thỏa thuận giữa khách hàng và NHTM. Khách hàng có thể chi tiêu trong hạn mức cho phép và có trách nhiệm hoàn trả khi đến hạn. Thậm chí, khách hàng còn không mất lãi trên số tiền đã sử dụng trong một số trường hợp khi hoàn trả 100% số tiền đã sử dụng trong kỳ (thường là theo tháng) trong thời gian quy định. Chính sự tiện lợi và ƣu đãi này mà lãi suất của th tín dụng là rất cao, thường gấp 2-3 lần lãi suất cho vay thông thường.
d. Theo phương thức hoàn trả - Cho vay trả góp:
Là hình thức CVTD phổ biến hiện nay. Có thể hiểu nhƣ sau: CVTD trả góp là hình thức CVTD trong đó người đi vay trả nợ (gồm cả gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần theo những kì hạn nhất định trong thời hạn cho vay.
Hình thức cho vay này thường được áp dụng trong cho vay tiêu dùng trung và dài hạn. Khách hàng trả gốc và lãi nhiều lần trong thời hạn t n dụng đã thoả thuận. Số tiền trả mỗi lần đƣợc t nh toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ.
Cho vay trả góp có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn từ người vay. Nếu nguồn thu đó giảm sút hoặc mất đi thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Ch nh vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trả góp thường cao.
- Cho vay phi trả góp:
Là hình thức CVTD theo đó khách hàng sẽ thanh toán tiền gốc cho ngân hàng một lần vào cuối kỳ, còn tiền lãi khách hàng trả hàng tháng với lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn vay. Phương thức này áp dụng với khoản vay nhỏ, ngắn hạn.
- Hoàn trả theo yêu cầu: Là khoản vay mà người vay có thể hoàn trả bất cứ khi nào khi có thu nhập và nhu cầu trả nợ.
e. Theo phương thức tài trợ - Cho vay gián tiếp:
Đƣợc hiểu là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc, cấp vốn cho khách hàng và khách hàng cũng không trực tiếp trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh từ những công ty chuyên cung cấp những sản ph m dịch vụ để cho vay với người tiêu dùng.
Hình thức này phát triển cùng với sự ra đời của phương thức tiếp thị mới và cách thức người tiêu dùng mua sắm hàng hoá lâu bền. Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm hàng hoá trước khi dàn xếp nguồn tài trợ. Nhiều công ty bán l và các đại lý đã chấp nhận bán chịu hàng hoá cho khách hàng với điều kiện khách hàng phải hoàn trả lại số tiền sau một thời gian nhất định.
Tuy nhiên do năng lực tài chính, họ cần có vốn để duy trì hoạt động và họ buộc phải tìm đến ngân hàng.
Ƣu điểm của hình thức này là ngân hàng có cơ hội tăng doanh số cho vay mà mất ít chi phí nghiệp vụ. Trong CVTD gián tiếp, các công ty bán l cũng phải chịu trách nhiệm giám sát các khoản vay trong một thời gian nhất định, theo dõi các tài khoản không trả đúng hạn. Nhờ đó ngân hàng tiết kiệm đƣợc thời gian và chi ph đáng kể.
Tuy nhiên, sự tài trợ này có những hạn chế nhất định. Ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, toàn bộ thông tin về khách hàng từ các công ty bán l , do đó ngân hàng không có cơ sở để đánh giá khách hàng một cách chính xác. Các khoản nợ của khách hàng thiếu sự kiểm soát của ngân hàng trước trong và sau khi cho vay. Vì vậy, ngân hàng đứng trước nguy cơ rủi ro tín dụng rất cao. Mặt khác, do tâm lý của khách hàng mua trả góp, họ thường có cảm giác món nợ có thể xoá bằng việc trả lại hàng nếu hàng hoá không
thoả mãn hoặc họ không có đủ khả năng tài ch nh mua nó; vì vậy khi biết mình chịu một khoản vay của ngân hàng họ thường có tâm lý bất hợp tác với ngân hàng.
Do hạn chế nhƣ trên mà nhiều ngân hàng không hoặc hạn chế tham gia vào hình thức tài trợ này và luôn kiểm tra giám sát chặt chẽ các khoản vay.
- Cho vay trực tiếp:
Là hình thức khách hàng và ngân hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay và thu nợ.
So với cho vay gián tiếp, chất lƣợng các khoản cho vay đƣợc nâng cao hơn. Ngân hàng tiến hành th m định đánh giá trước khi đưa ra quyết định cho vay, mặt khác ngân hàng còn có sự giám sát chặt chẽ khách hàng sau cho vay, nhờ đó hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng ngân hàng là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng, các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có cơ sở và chất lượng cao hơn so với công ty bán l . Mặt khác, khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng quan tâm đến chất lƣợng tín dụng, trong khi các công ty bán l thường coi trọng doanh số bán hàng và từ đó đưa ra các quyết định tín dụng nhanh chóng.
Hình thức CVTD trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay gián tiếp do quan hệ trực tiếp dễ xử lý những phát sinh hơn làm thoả mãn quyền lợi của cả hai bên. Mặt khác, nhờ mối quan hệ tốt với khách hàng trong quá trình cho vay, ngân hàng sẽ giữ chân đƣợc khách hàng và có cơ hội gia tăng khách hàng tiềm năng.