CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT
2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUANG TRUNG
2.3.3. Những nguyên nhân hạn chế tồn tại
Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành tài ch nh ngân hàng nói riêng. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu đƣợc xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình nghiệp vụ phức tạp. Ngoài ra, các ch nh sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện gây lên sự thay đổi liên tục dẫn đến khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng.
Môi trường văn hoá – xã hội: Do phong tục, tập quán mà người dân Việt Nam có đặc điểm là tiết kiệm, không có thói quen tiêu dùng trước khi t ch luỹ nên chƣa phát triển đƣợc sản ph m cho vay tiêu dùng.
Môi trường kinh tế: Những năm gần đây, kinh tế nước ta luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, lãi suất biến động, nợ xấu tăng cao gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay. TSBĐ từ các khoản vay của ngân hàng thường là bất động sản hay là các phương tiện vận tải. Nguy cơ về biến động giá cả trên thị trường, khó phát mại tài sản, tài sản giảm giá trị hay thay đổi hiện trạng…Nhất là khi tình hình bất động sản đóng băng các căn hộ liên tục giảm giá, người dân giảm tiêu dùng khiến các TSBĐ xuống thấp. Điều này gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Sự cạnh tranh từ các đối thủ: Nhận thấy tiềm năng lớn CVTD, các ngân hàng đều hướng tới mục tiêu khai thác tối đa nhóm khách hàng này, cố gắng đáp ứng nhu cầu của thị trường do đó sức cạnh tranh ngày càng gay gắt, khó khăn hơn trong việc tiếp cận với khách hàng.
Các ngân hàng không ngừng đổ tiền vào để PR thương hiệu, chiến dịch
thu hút khách hàng nhƣ tăng lãi suất tiền gửi, giảm lãi suất cho vay… điều này cũng khiến cho việc tìm kiếm khách hàng trở nên khó khăn hơn.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Hoạt động marketing còn chƣa tốt
Trong quá trình mở rộng kinh doanh đối chỉ chú trọng với các khách hàng mới, các khách hàng hiện hữu chƣa đƣợc chăm sóc chu đáo. Điều này là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến khó mở rộng đƣợc hệ khách hàng nhanh chóng. Bởi vì mở rộng hệ khách hàng theo hiệu ứng vết dầu loang là cách nhanh nhất để khách hàng biết đến ngân hàng mà tốn ít chi phí cho ngân hàng.
Ngoài ra chưa có nhiều phương án kinh doanh tạo sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Các chiến lược đánh mảng thị trường còn manh mún chƣa có nét tiêu biểu để gây ấn tƣợng mạnh mẽ cho khách hàng.
- Cách quản lý của một số nhà lãnh đạo cấp trung còn chƣa tốt
Chủ trương của ban lãnh đạo đưa ra là hợp lý tuy nhiên khi đưa vào thực tiễn thì một số lãnh đạo cấp trung áp dụng cứng nhắc máy móc dẫn đến việc triển khai kế hoạch kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Một phần cũng là đây là những người mới lên lãnh đạo nên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng nhƣ thâm niên để điều hành cán bộ, quản lý thời gian hiệu quả khiến công việc bị ứ đọng và chậm trễ.
- Trình độ và năng lực của cán bộ còn chƣa đồng đều, chƣa tốt để đáp ứng nhu cầu công việc
Trình độ năng lực của các cán bộ VietinBank Quang Trung chƣa đồng đều, năng lực nhiều cán bộ còn yếu, chƣa nắm rõ quy trình dẫn đến việc thời gian phục vụ khách hàng chậm trễ, thiếu chuyên nghiệp… khách hàng phàn nàn và rời bỏ ngân hàng.
Ngoài ra một thực tế kể đến là sự luân chuyển cán bộ giữa các phòng giao dịch thường xuyên diễn ra khiến khách hàng cảm thấy khó chịu khi phải
bắt đầu làm quen với một cán bộ tín dụng mới.
- Còn thiếu các phòng giao dịch cũng nhƣ nhân viên
Hiện nay với 4 phòng giao dịch là chƣa đủ đáp ứng nhu cầu của 1 chi nhánh VietinBank. Với quy mô nhƣ VietinBank thì cần ít nhất 6 phòng giao dịch để mở rộng mạng lưới khách hàng trên địa bàn.
Ngoài ra một vấn đề nan giải là sự nhảy việc của các cán bộ đã gắn bó một thời gian và có chuyên môn cứng. Trên thị trường người lao động không khó để gặp những cán bộ lâu năm ứng tuyển công ty khác, ngân hàng khác…đó là điều hết sức dễ hiểu khi mức lương ở cơ quan cũ chưa phù hợp với năng lực, môi trường làm việc nhàm chán. Tuy nhiên để giữ chân được những cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn thì cần phải nhìn nhận chính xác nguyên nhân họ từ bỏ. Nếu không bài toán thiếu thì vẫn thiếu mà thừa thì vẫn thừa không biết bao giờ mới chấm dứt.
- Hoạt động đào tạo kỹ năng, học sản ph m chƣa đƣợc chú trọng
Những năm gần đây việc các cán bộ có các buổi tập huấn, học kỹ năng, nâng cao trình độ đƣợc ban lãnh đạo chi nhánh hết sức quan tâm. Tuy nhiên một cơ số cán bộ chƣa hiểu đƣợc tầm quan trọng của các buổi đào taọ tại chi nhánh dẫn đến xem thường, không tham gia hoặc học hời hợt cho qua. Hơn nữa ở việc này ban lãnh đạo chƣa có các nhắc nhở kịp thời dẫn đến việc đào tạo bị bỏ ngỏ nhiều lần. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến mối khi áp dụng sản ph m mới cho khách hàng, các cán bộ không nắm rõ quy trình để tƣ vấn.
- Quản lý chƣa tốt các khoản vay sau khi cho vay
Việc quản lý các khoản vay sau khi cho vay còn chƣa tốt đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của các khách hàng. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhƣ: Các cán bộ chƣa chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, các quản lý cấp trung chƣa có những nhắc nhở kịp thời cũng nhƣ động viên cán bộ xuống nhà khách hàng kiểm tra. Điều này dẫn đến nhiều trường
hợp khách hàng vay vốn 1-2 năm trả nợ rất đều và tốt nhƣng sang năm tiếp theo thì yếu về tài chính không trả đƣợc nợ…Nếu đƣợc phát hiện kịp thời sẽ có những phương án khắc phục và hạn chế rủi ro như đôn đốc khách hàng sử dụng tiền hợp lý, thuyết phục khách hàng phát mại tài sản bảo đảm càng sớm càng tốt để thu hồi nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của Luận văn đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng VietinBank CN Quang Trung. Bên cạnh đó, chương 2 còn đề cập đến thực trạng cho vay và hiệu quả hoạt động CVTD của VietinBank Quang Trung.
Qua đó ta có thể tìm hiểu và đƣa ra một số hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trên trong hoạt động cho tiêu dùng. Đây ch nh là cơ sở để đƣa ra một số giải pháp trong hoạt động cho vay và kiến nghị khắc phục phần nào cho những hạn chế trên trong hoạt động cho tiêu dùng tại VietinBank Quang Trung.
CHƯƠNG 3