CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Đây là những nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng bao gồm các ch nh sách, công tác tổ chức, trình độ lao động, cơ sở vật chất – trang thiết bị, sứ mệnh, mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh, vốn của ngân hàng... Cụ thể:
a. Chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả CVTD. Chiến lƣợc đƣợc hiểu là tầm nhìn của doanh nghiệp trong dài hạn về phương hướng, quy mô, thị trường, lợi thế, nguồn lực, môi trường ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, giá trị kỳ vọng mà những người trong và ngoài doanh nghiệp cần.
Chiến lƣợc kinh doanh liên quan đến khả năng cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lược về lựa chọn sản ph m, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra các cơ hội mới… Cũng giống nhƣ một doanh nghiệp, một NHTM không có chiến lƣợc kinh doanh rơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh. Dựa trên cơ sở một chiến lƣợc kinh doanh đƣợc xác lập, ngân hàng sẽ chuyển nó thành hành động, lập ra những kế hoạch bộ phận
cho từng thời kỳ đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra; đặc biệt có kế hoạch ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả CVTD như: kế hoạch tăng trưởng tín dụng, kế hoạch marketing, chính sách nhân sự.
b. Chính sách tín dụng đối với cho vay tiêu dùng
Các khoản vay là tài sản lớn nhất của một ngân hàng. Sự lành mạnh của danh mục cho vay quyết định thu nhập của ngân hàng, cũng nhƣ t nh hiệu quả của nó. Ngân hàng luôn tìm mọi cách cung cấp tối đa các dịch vụ tín dụng nhƣng phải theo nguyên tắc thận trọng, an toàn và thanh khoản. Chính sách tín dụng là các nguyên tắc cơ bản chi phối mở rộng tín dụng. Một chính sách tín dụng đƣợc hoạch định tốt phù hợp với quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu quả CVTD nói riêng bao gồm việc mở rộng cho vay và quản trị tốt rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Việc xây dựng chính sách tín dụng phải dựa vào: nhu cầu vốn của khách hàng; khả năng sinh lời và rủi ro tiềm tàng của khách hàng; chính sách của chính phủ và NHNN; quy mô, kết cấu tính ổn định của các khoản tiền gửi, vào mục tiêu theo đuổi của ngân hàng; vào chất lƣợng cán bộ tín dụng…Nó là kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả nhân viên và lãnh đạo ngân hàng. Nó là cơ sở tham khảo và các tiêu chu n mà theo đó cán bộ cho vay tự tin thực hiện công việc, cũng nhƣ khi quyết định mở rộng tín dụng trong quyền hạn đƣợc phép. Nó tạo ra sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, tạo sự liên kết giữa các phòng ban để hướng tời mục tiêu kinh doanh đề ra trong giới hạn rủi ro đƣợc tính toán. Nó giúp cho ngân hàng thiết lập kế hoạch kinh doanh dài hạn để hoạt động một cách chủ động, thay vì phản ứng bị động với chính sách của đối thủ cạnh tranh.
c. Quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng
Quy trình tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng
trong việc cấp tín dụng. Quy trình tín dụng đƣợc chia thành các giai đoạn: lập hồ sơ t n dụng, th m định (hay còn gọi là phân tích tín dụng), quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát, thu hồi nợ và thanh lý tín dụng, bao gồm các bước từ chu n bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đến khi thu hồi nợ. Các giai đoạn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng công việc của giai đoạn sau.
Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại khác nhau. Việc xây dựng một quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị góp phần giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh số. Cụ thể:
- Quy trình tín dụng làm cơ sở cho xây dựng mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. Nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận chức năng đƣợc xác định rõ ràng các công việc liên quan đến hoạt động cho vay từ đó làm cơ sở phân định trách nhiệm ở từng vị tr . Nó nhƣ là một quy phạm nghiệp vụ bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và thường được in thành văn bản hướng dẫn nhằm thực hiện thống nhất những nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Nhân viên ngân hàng sẽ biết đƣợc trách nhiệm phải thực hiện, mối quan hệ với các đồng nghiệp, vai trò trong toàn bộ quy trình.
- Dựa vào quy trình, ngân hàng sẽ thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng.
Các thủ tục cho vay thích hợp với từng nhóm khách hàng, từng loại cho vay, kỹ thuật phân tích nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết, nhƣng không gây phiền hà cho khách hàng.
- Quy trình tín dụng là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và
điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tiễn. Thông qua kiểm soát thực hiện quy trình tín dụng nhà quản trị ngân hàng nhanh chóng xác định những khâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân công tương lai, để kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng.
d. Chất lượng cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn khách hàng các thủ tục vay vốn, thực hiện thu thập và xử lý thông tin về khách hàng để đƣa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cũng như là người thực hiện giám sát sau khi cho vay và thu nợ. Vì vậy, cán bộ tín dụng là nhân tố quan trọng đầu tiên và quyết đinh đến chất lƣợng cho vay của ngân hàng. Điều này đòi hỏi một cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ, khả năng phân t ch, đánh giá, có trách nhiệm trong công việc trên cơ sở lựa chọn đƣợc những khách hàng có đủ năng lực pháp lý, có đủ năng lực tài chính, có tƣ cách đạo đức tốt…. Nhờ có những cán bộ nhƣ vậy, các khoản cho vay diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, hoạt động cho vay cũng nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Sự thành công của một hợp đồng tín dụng còn phụ thuộc vào thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng. Đối với mỗi khách hàng, họ sẽ nhớ rất lâu và nói rất nhiều về những điểm không hài lòng mà khởi nguồn của những thông tin đó là thái độ và khả năng phục vụ của nhân viên ngân hàng. Đặc biệt thông qua kênh truyền miệng, nó có tác dụng lan truyền rất nhanh. Vì vậy, chính cách thức làm việc chuyên nghiệp và sự phục vụ tận tình của cán bộ tín dụng sẽ là lợi thế cạnh tranh quan trọng so vơi các ngân hàng khác trong lĩnh vực CVTD. Tác phong chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng không chỉ đem lại sự thành công cho hợp đồng tín dụng mà còn đem lại cho ngân hàng nhiều hợp đồng tín dụng tiềm năng.
Với mỗi cán bộ tín dụng, không chỉ yêu cầu về trình độ chuyên môn mà
cái quan trọng hàng đầu là đạo đức nghề nghiệp. Một cán bộ tín dụng phải có tính trung thực, liêm khiết để đƣa ra những quyết định đúng đắn vừa có lợi cho ngân hàng, vừa thuận tiện cho khách hàng.
e. Tính đa dạng và chất lượng của sản ph m cho vay tiêu dùng
Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động CVTD của ngân hàng, các sản ph m càng đa dạng, có chất lƣợng tốt càng tiếp cận đƣợc với nhiều đối tƣợng khách hàng có nhu cầu, mục đ ch, điều kiện... khác nhau. Khi ngân hàng tạo ra đƣợc sự khác biệt, độc đáo và duy trì đƣợc sự khác biệt đó thì có thể mở rộng thị phần, tạo ra vị thế cạnh tranh của ngân hàng.
f. ạng lưới của ngân hàng
Mạng lưới của ngân hàng càng rộng thì càng tiếp cận được với khách hàng dễ dàng hơn, th m định, cho vay, giải ngân và quản lý khoản vay tốt hơn từ đó có những quyết định phù hợp đảm bảo sự thành công trong công việc
g. Công tác thông tin
Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động cho vay nói chung và CVTD nói riêng. Trên cơ sở nguồn thông tin nhận đƣợc, ngân hàng thực hiện phân tích tín dụng để, đánh giá khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn, cũng nhƣ khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lƣợng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi ro đó, dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Từ đó là cơ sở để cho ra quyết định tín dụng, chấp thuận hay không chấp thuận cho vay. Thông tin có thể đƣợc cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: từ hồ sơ đề nghị cấp vốn của khách hàng; hồ sơ lưu trữ tại ngân hàng, hoặc từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, đặc biệt từ trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của hệ thống các định chế tài chính; từ các cơ quan chức năng nhƣ thuế, pháp luật…các ấn bản báo chi, các phương tiện thông tin đại chúng, từ phỏng
vấn trực tiếp khách hàng hoặc người thân của họ; thậm chí từ nguồn thông tin đi mua. Số lượng, chất lượng thông tin ảnh hưởng đến t nh đúng đắn, phù hợp của quyết định đƣa ra. Do vậy công tác thông tin có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động cho vay.
h. Kiểm soát nội bộ
Nhờ hoạt động kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo ngân hàng có đƣợc cái nhìn toàn cảnh về hoạt động CVTD của ngân hàng. Định kỳ hoặc đột xuất, kiểm soát viên tiến hành kiểm soát. Mức độ phát hiện nhanh chóng các sai sót, nguyên nhân gây ra sai sót và biện pháp khắc phục kịp thời để nâng cao hiệu quả CVTD.
i. Cơ sở vật chất, công nghệ
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố giúp ngân hàng tạo ấn tƣợng, tin tưởng đối với khách hàng, nâng cao vị thế hình ảnh của ngân hàng. Một trong những đặc điểm của sản ph m ngân hàng là t nh vô hình, khách hàng không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận trong và sau quá trình sử dụng dịch vụ. Nhưng cơ sở vật chất lại có thể nhìn thấy, cảm nhận được trước tiên khi khách hàng đến ngân hàng. Một ngân hàng có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, lịch sự, ngăn nắp sẽ tạo ấn tƣợng tốt với khách hàng, giúp khách hàng yên tâm khi sử dụng sản ph m của ngân hàng.
Đồng thời công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng cung cấp dịch vụ hiện đại, phong phú phục vụ nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng. Đặc biệt với hoạt động CVTD với đặc điểm số lƣợng khách hàng đông và đa dạng, ngân hàng phải thực hiện một số lƣợng lớn các hợp đồng cho vay, với hệ thống công nghệ phát triển vừa tiết kiệm đƣợc thời gian công sức cán bộ tín dụng vừa nhằm hạn chế tối đa sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình khách hàng có quan hệ với khách hàng.