Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quang trung (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG

1.3.2. Các nhân tố khách quan

a. Khách hàng

- Năng lực tài chính của khách hàng

Với mỗi cán bộ tín dụng vấn đề quan tâm đầu tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn đƣợc chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của khách hàng mà trước hết là phải có năng lực tài ch nh đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Ngân hàng cần xem xét kỹ lƣợng với những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhƣng không ổn định.

- Nhu cầu, thói quen và đạo đức khách hàng

Hiệu quả CVTD phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức khách hàng. Đạo đức của khách hàng vay đƣợc đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm của họ. Năng lực pháp lý của khách hàng đƣợc đánh giá qua việc khách hàng không vi phạm các quy định trong, trước và sau khi cho vay. Mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng đƣợc đánh giá thông qua những yếu tố về thu nhập, tài sản đảm bảo, sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng.

b. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh đƣợc hiểu là những tổ chức tài chính hoạt động trong cùng lĩnh vực và cung cấp các sản ph m dịch vụ với nhiều nét tương đồng, cụ thể là các ngân hàng thương mại khác, các công ty tài chính hay quỹ tín dụng nhân dân. Các tổ chức tài chính này luôn trong trạng thái sẵn sàng đa dạng hóa, tối ƣu hóa các sản ph m dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần.

c. Nhân tố từ môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng.

Nếu nền kinh tế ổn định và phát triển nhanh, bền vững, hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ gặp thuận lợi, có thể mở rộng các hoạt động một cách dễ dàng, đặc biệt là hoạt động cho vay do mọi thành phần kinh tế trong xã hội

đều phát triển. Họ yên tâm vào mức thu nhập trong tương lai, vì vậy nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ nhiều hơn, dịch vụ CVTD của ngân hàng sẽ phát triển.

- Môi trường chính trị

Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định thì khi đó người dân mới có thể yên tâm lao động sản xuất, kích thích nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng, k ch th ch sự phát triển của hoạt động CVTD.

Còn nếu tình hình chính trị mất ổn định dẫn đến những hoạt động bạo loạn trong dân chúng, người dân không chú tâm vào lao động sản xuất, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Từ đó nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút và ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

- Môi trường văn hóa - xã hội

Mỗi một nền văn hoá khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động cho vay. Chẳng hạn nhƣ văn hóa kinh doanh khác nhau sẽ khiến cho các ngân hàng có cơ cấu tổ chức khác nhau, dẫn tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng khác nhau. Hay mỗi đất nước có những ch nh sách định hướng, phát triển khác nhau, điều đó sẽ ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của các tổ chức kinh tế trong xã hội...

- Môi trường pháp luật

Xã hội phát triển cần phải có một môi trường pháp lý ổn định. Pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Các hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng cũng phải nằm trong phạm vi khuôn khổ của pháp luật, nó cũng phải tuân theo những quy định của Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác.

- Ch nh sách vĩ mô của Nhà nước

Hoạt động cho vay của NHTM cũng chịu những tác động lớn từ các

chủ trương ch nh sách của nhà nước. Việc Nhà nước đưa ra những định hướng, chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, đặc biệt là chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hƣỏng đặc biệt đến hoạt động cho vay của NHTM bởi hoạt động cho vay của NHTM chịu tác động trực tiếp từ các công cụ của chính sách tiền tệ như dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu và tái chiết khấu... Ngoài ra các chính sách kinh tế vĩ mô nhƣ ch nh sách thuế, chính sách xuất nhập kh u,... có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế. Vì thế nó tác động trực tiếp đến các cá nhân, cũng nhƣ các doanh nghiệp là những khách hàng vay vốn của NHTM.

- Các điều kiện tự nhiên

Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng do con người tạo ra thì những nhân tố bất khả kháng do thiên nhiên mang đến nhƣ thiên tai, hạn hán, mất mùa, động đất, dịch bệnh... cũng ảnh hưởng tới chất lượng cho vay của NHTM.

Khiến việc kinh doanh của khách hàng bị đình trệ, dẫn tới tổn thất nặng nề, hiệu quả kinh doanh bị giảm sút, các khoản nợ ngân hàng bị trì hoãn, thậm chí là không thể trả đƣợc. Điều đó khiến cho ngân hàng không thu đƣợc nợ của khách hàng, sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Toàn bộ chương 1 là những lý thuyết cơ bản về cho vay nói chung, CVTD nói riêng và phát triển CVTD của ngân hàng thương mại. Từ những vấn đề mang tính khái quát về CVTD đế những vấn đề cụ thể nhƣ: Khái niệm, đối tƣợng, đặc điểm, vai trò của CVTD hay các quy trình, phân loại CVTD.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng là cơ sở lý luận để đưa ra các cách thức nghiên cứu thực trạng trong hoạt động phát triển CVTD tại VietinBank Quang Trung sẽ đƣợc trình bày trong phần tiếp theo.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh quang trung (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)