CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG VÀ PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG
1.1.5. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại
Quy trình cho vay là tổng hợp các công việc cụ thể mà CBTD và các phòng ban có liên quan trong NHTM phải thực hiện khi cấp vốn cho khách
hàng. Để chu n hóa quá trình tiếp xúc, phân tích, cho vay và thu nợ, mỗi NHTM thường xây dựng cho mình một quy trình cho vay. Giữa các ngân hàng, quy trình đƣa ra sẽ có nhiều khác biệt, tùy thuộc vào đặc điểm và khả năng tổ chức quản lý của mỗi ngân hàng, nhưng nhìn chung đều gồm 6 bước:
Bước 1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn
CBTD tìm kiếm và tiếp cận KH có nhu cầu vay vốn. Tại đây CBTD hướng dẫn cho KH cách lập hồ sơ đầy đủ và đúng quy định; hồ sơ t n dụng bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng); Các tài liệu chứng minh năng lực pháp luật, năng lực dân sự; Tờ khai về tình hình tài chính; và Các tài liệu chứng minh mục đ ch sử dụng vốn và nguồn lực trả nợ. CBTD có trách nhiệm thu thập, tiếp nhận và rà soát hồ sơ của KH.
Bước 2. Th m định tín dụng
Đây là khâu quan trọng trong quá trình CVTD, quyết định đến chất lƣợng tín dụng và CBTD th m định sai sẽ đƣa ra quyết định sai; nên quá trình th m định tín dụng bao gồm: Th m định đặc điểm nguồn vay; Th m định mục đ ch sử dụng vốn vay; Th m định tình hình tài chính và khả năng thanh toán của khách hàng; và Th m định tài sản đảm bảo
Bước 3. Xét duyệt và quyết định cho vay
Sau quá trình th m định, CBTD lập tờ trình th m định cho vay để trình lên Ban Giám đốc hoặc Phòng phê duyệt tín dụng, Tổng giám đốc,… tùy theo cấp th m quyền. Từ đó cấp có th m quyền xét duyệt đƣa ra quyết định cho vay. Sau khi đã quyết định, ngân hàng phải lập văn bản thông báo cho khách hàng biết rõ nội dung (nếu không cho vay thì phải nêu rõ lý do).
Bước 4. Ký kết hợp đồng tín dụng, hoàn thiện thủ tục nhận tài sản thế chấp, rà soát và tiến hành giải ngân
Sau khi xét duyệt và quyết định cho vay, ngân hàng và khách hàng kí kết hợp đồng tín dụng. Các yếu tố chủ yếu của một hợp đồng tín dụng gồm:
Thông tin khách hàng; Mục đ ch sử dụng vốn (KH phải ghi rõ khoản vay đƣợc sử dụng để làm gì); Số tiền và hạn mức tín dụng mà ngân hàng cam kết cho khách hàng. Lãi suất áp dụng: mức lãi suất mà khách hàng phải trả, lãi suất cố định hay thay đổi, các điều kiện thay đổi lãi suất; Điều kiện và kỳ hạn giải ngân; Cách thức, thời điểm thanh toán gốc và lãi. Thời hạn cho vay:
là thời gian ghi trên hợp đồng tín dụng – giấy nhận nợ tính từ ngày giải ngân đầu tiên.
Đối với thủ tục nhận tài sản thế chấp: KH sẽ ký hợp đồng thế chấp với Ngân hàng có xác nhận của văn phòng công chứng (tùy từng trường hợp).
Trên hợp đồng thế chấp có đầy đủ thông tin của KH, thông tin về tài sản thế chấp, giá trị tài sản, hồ sơ tài sản và quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Kèm theo đó thường có thêm phiếu yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm để đăng ký tại cơ quan nhà nước có th m quyền.
Sau khi hoàn thiện các thủ tục ký kết hợp đồng tín dụng và nhận tài sản bảo đảm, CBTD chuyển hồ sơ sang bộ phận HTTD để rà soát, sau đó tiến hành giải ngân cho KH.
Bước 5. Kiểm tra trong quá trình cho vay
Sau khi giải ngân cho khách hàng, NH phải kiểm soát xem KH có sử dụng tiền vay có đúng mục đ ch hay không? Nên việc thu thập thông tin về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá đƣợc: tất cả thông tin phản ánh theo chiều hướng tốt thể hiện chất lượng tín dụng đang được đảm bảo; và nếu chất lƣợng khoản vay đang bị đe dọa thì cần có biện pháp xử lý kịp thời và ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn, ngừng giải ngân nếu bên đi vay vi phạm hợp đồng tín dụng.
Bước 6. Thanh lý hợp đồng tín dụng hoặc đƣa ra quyết định tín dụng mới Khi KH đã trả hết nợ gốc và lãi đúng hạn, quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng sẽ kết thúc. Tuy nhiên bên cạnh các khoản tín dụng an
toàn vẫn còn tồn tại các khoản tín dụng mà đến thời điểm hoàn trả KH không trả đƣợc nợ. Cho nên NHTM phải tìm hiểu nguyên nhân và đƣa ra quyết định mới: gia hạn nợ hay là bán tài sản đảm bảo để bù đắp rủi ro.
Tóm lại, quy trình cho vay cần phải đƣợc xây dựng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, với từng nhóm KH và từng loại cho vay của NHTM. Quy trình cho vay phải đảm bảo để NHTM có đủ thông tin cần thiết nhƣng không gây phiền hà cho KH. Một quy trình cho vay đƣợc xây dựng hợp lý sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi cho ngân hàng.