Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 111 - 115)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Để tạo điều kiện cho Vietinbank ngày càng phát triển lớn mạnh (trong đó có VietinBank Đống Đa), trong thời gian tới Vietinbank cần:

Nhanh chóng hoàn thiện các quy trình, quy chế

Để phát triển dịch vụ NHBL, Vietinbank cần có một cơ chế thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn, thống nhất đồng bộ và dễ hiểu, đảm bảo lợi ích của khách hàng. Hiện tại, hệ thống dữ liệu thông tin của khách hàng còn chồng chéo, văn bản, quy chế

còn rất nhiều, ngân hàng Công thương Việt Nam cần có định hướng đơn giản hóa các văn bản, quy chế hiện hành.

Sự phát triển của công nghệ cho ra đời một số DVNH mới với cách thức và quy trình giao dịch khác với sản phẩm truyền thống, các văn bản pháp lý của ngân hàng Công Thương Việt Nam cần có sự điều chỉnh phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ.

Phát triển hệ thống công nghệ thông tin

Sự phát triển của công nghệ thông tin là tiền đề, là cơ sở để ngân hàng Công thương Việt Nam hiện đại hóa công nghệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới.

Hiện tại, hệ thống lõi của Vietinbank vẫn đang trong tiến trình thay đổi, tốc độ xử lý giao dịch của hệ thống hiện thời còn chậm, lỗi đường truyền xảy ra nhiều, gây ảnh hưởng đến giao dịch thanh toán của khách hàng, tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đến hình ảnh của Vietinbank.

Xây dựng chính sách giá cả cạnh tranh

So sánh với biểu phí dịch vụ của một số NHTM, hiện tại biểu phí dịch vụ của Vietinbank tương đối cao so với các đối thủ cạnh tranh, đều này tác động không nhỏ đến việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của Vietinbank. Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần nghiên cứu, so sánh nhằm đưa ra một chính sách giá cả dịch vụ có tính cạnh tranh hơn trên cơ sở các nguyên tắc bù đắp chi phí và có lãi. Ngân hàng Công Thương Việt Nam có thể cho phép các chi nhánh linh hoạt trong việc quyết định mức phí dịch vụ đối với từng đối tượng khách hàng dựa trên số lượng giao dịch, quy mô giao dịch của khách hàng.

Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL

Do các chi nhánh trực thuộc phải tuân thủ các sản phẩm do ngân hàng Công Thương Việt Nam ban hành, vì thế Trụ sở chính cần nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm dịch vụ phù hợp cho từng phân đoạn khách hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói với những tính năng đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của từng nhóm khách hàng.

Hỗ trợ chính sách đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao

Bắt đầu từ quá trình tuyển dụng, VietinBank cần xây dựng một hệ thống các tiêu chí riêng đối với cán bộ của từng phòng ban. Mỗi một phòng ban, một mảng dịch vụ lại đòi hỏi ở người cán bộ ngân hàng không chỉ kiến thức chuyên môn riêng mà còn yêu cầu những kỹ năng, những nét tính cách đặc thù. Ví dụ: nhân viên chăm sóc khách hàng cần có khả năng giao tiếp tốt, cần phải biết lắng nghe, biết chia sẻ và cần có sự nhạy cảm tinh tế để có thể nắm bắt được tâm tư, tình cảm của khách hàng. Nhân viên kinh doanh lại cần có sự nhạy bén, khả năng thuyết phục, và khả năng ra quyết định nhanh… Chỉ có dựa trên những hệ thống tiêu chí cụ thể thì việc tuyển dụng mới có thể chính xác, mới có thể tuyển được những cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu công việc.

Khi đã tuyển dụng được lực lượng cán bộ phù hợp, VietinBank cần chú trọng đến công tác đào tạo, thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng và nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ NHBL. Đồng thời, Vietinbank phải có các chính sách giữ nhân tài ở lại làm việc như ban hành các chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý, kịp thời.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại các Ngân hàng thương mại ngày càng phát triển sâu rộng. Trước xu thế toàn cầu hóa, sức ép cạnh tranh ngày càng lớn không chỉ cho VietinBank mà cả các NHTM khác. Đây tuy là thách thức, áp lực nhưng cũng là động lực thực sự để ngân hàng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ, học hỏi kinh nghiệm quản trị để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố và phát triển chất lượng dịch vụ ngân hàng, để chất lượng dịch vụ ngân hàng trở thành công cụ cạnh tranh hữu hiệu, hình thành nền tảng phát triển vững chắc, đáp ứng yêu cầu của sự vận động và phát triển của kinh tế trong nước, khu vực và thế giới. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VietinBank Đống Đa ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra các giải pháp về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với NHNN và Chính phủ nhằm phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tốt nhất trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đống đa (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)