CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.2. Thực trạng cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
Ta có thể thấy quy mô cho vay bán lẻ tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020 thay đổi theo bảng sau:
Bảng 2.4. Số lượng khách hàng bán lẻ có dư nợ vay tại Chi nhánh BIDV Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: Khách hàng
Chỉ tiêu Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
So sánh 2019/2018
So sánh 2020/2019 KH Tỷ lệ
(%) KH Tỷ lệ (%) Số lượng KH có dư
nợ vay tại Chi nhánh 2.967 3.115 3.382 148 4,99 267 8,57 Số lượng KH bán lẻ 2.938 3.086 3.356 148 5,4 270 8,75 Tỷ trọng KH bán lẻ/
tổng KH (%) 99,02 99,07 99,23 0,05 0,16
(Nguồn: BIDV Sơn Tây) Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ biểu thị sự tăng trưởng khách hàng bán lẻ có dư nợ vay tại BIDV Sơn Tây như sau:
Đơn vị tính: Khách hàng
Hình 2.2. Số lượng khách hàng bán lẻ có dư nợ vay tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020
(Nguồn: BIDV Sơn Tây) 2938
3086
3356
2600 2800 3000 3200 3400
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lượng KH bán lẻ
Số lượng KH bán lẻ
Nhìn vào số liệu của bảng 2.4 có thể nhận thấy rằng số lượng KH bán lẻ có dư nợ vay tại BIDV Sơn Tây tăng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số KH đi vay tại chi nhánh. Năm 2018 số lượng KH đi vay bán lẻ tại chi nhánh là 2.938 khách hàng, chiếm tỷ trọng 99,02%. Đến năm 2019, số lượng KH đi vay bán lẻ tại chi nhánh tăng lên là 3.086 KH, tỷ trọng tiếp tục tăng lên đạt mức 99,07%. Và đến năm 2020, con số này tiếp tục không ngừng tăng lên, thể hiện được sự tăng trưởng về số lượng khách hàng, đạt 3.356 KH, tăng so với năm 2019 là 270 KH và chiếm tỷ trọng 99,23% trong tổng số KH đi vay tại chi nhánh BIDV Sơn Tây. Về số lượng khách hàng tăng liên tục qua các năm như vậy cho thấy sự đầu tư phát triển trong công tác chào bán sản phẩm và thu hút khách hàng trong chính sách cho vay bán lẻ của BIDV Sơn Tây khá là tích cực và đạt hiệu quả tốt.
- Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bán lẻ
Việc áp dụng hệ thống phần mềm quản lý ngân hàng hiện đại (IPCAS) đã hỗ trợ rất nhiều cho BIDV Sơn Tây trong việc triển khai các sản phẩm tín dụng của mình. Với đội ngũ cán bộ tín dụng trẻ, khỏe, có trình độ và được bố trí công việc hợp lý; hệ thống văn bản quy trình tín dụng được triển khai cụ thể, chi tiết đến từng cán bộ; kết quả hoạt động dư nợ cho vay bán lẻ của BIDV Sơn Tây càng được nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó, việc đào tạo cũng đã được lãnh đạo quan tâm, cán bộ tín dụng thường xuyên được tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như tiếp thu thêm những sản phẩm tín dụng mới hiện đại. Trong giai đoạn 2018 - 2020, hoạt động cho vay bán lẻ của BIDV Sơn Tây đã đạt được những kết quả cụ thể như sau.
Bảng 2.5. Dư nợ cho vay bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Sơn Tây qua các năm 2018 - 2020
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh năm 2019/2018
So sánh năm 2020/2019
Dư nợ Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ
Tỷ trọng
(%)
Dư nợ Tỷ lệ
(%) Dư nợ Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ cho vay
3.588 100 4.493 100 5.392 100 905 25,22 899 20
Dư nợ cho
vay bán lẻ 2.395,5 66,76 2.970,44 66,11 3.717,37 68,94 574,94 24 746,93 25,15
(Nguồn: BIDV Sơn Tây)
Hình 2.3. Dư nợ cho vay bán lẻ tại chi nhánh BIDV Sơn Tây qua các năm 2018 - 2020
(Nguồn: BIDV Sơn Tây)
2395,5 2970,44
3717,37 1192,5
1522,56
1674,63
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Dư nợ cho vay BL tại BIDV Sơn Tây
Dư nợ cho vay bán lẻ Dư nợ cho vay bán buôn
Về qui mô cho vay bán lẻ của BIDV Sơn Tây, trước đây nguồn khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty, vì vậy hoạt động cho vay bán lẻ còn rất mờ nhạt và chưa định hình rõ hướng phát triển. Tuy nhiên, với phương châm là trở thành ngân hàng bán lẻ dẫn đầu thị trường Sơn Tây, trong giai đoạn năm 2018 - 2020, BIDV Sơn Tây đã từng bước xây dựng nền tảng và đẩy mạnh thực hiện hoạt động cho vay bán lẻ với dư nợ năm 2018 đạt 2.395,5 tỷ đồng và tăng lên 2.970,44 tỷ đồng vào năm 2019 với tỷ lệ tăng đạt 24%. Đến năm 2020, hoạt động cho vay bán lẻ đã được BIDV Sơn Tây tiếp tục được đẩy mạnh và đạt 3.717,37 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 25,25%. Điều đó cho thấy trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay, dư nợ cho vay bán lẻ của BIDV Sơn Tây chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh qua các năm. Chứng tỏ BIDV Sơn Tây đã rất nỗ lực trong việc mở rộng quy mô và tỷ trọng cho vay bán lẻ trong thời gian qua.
- Cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ
+ Cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn vay
Qua bảng số liệu 2.6 cho thấy: Đối với cho vay bán lẻ theo thời hạn vay thì dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng trong 3 năm. Cụ thể: Năm 2018, dư nợ cho vay bán lẻ ngắn hạn đạt mức 1.049,23 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,8%. Năm 2019 dư nợ cho vay bán lẻ ngắn hạn tiếp tục tăng lên, đạt mức 1.309,07 tỷ đồng, tỷ trọng tăng so với năm 2018 là 0,27%.
Năm 2020 tỷ trọng đạt ở mức 45,77%, tăng so với năm 2019 là 1,7% và tăng so với năm 2018 là 1,97%. Điều đó cho thấy cho vay bán lẻ ngắn hạn vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cho vay bán lẻ và có xu hướng tăng trưởng đều qua các năm.
Bảng 2.6. Dư nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn vay tại chi nhánh BIDV Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vi: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh
2019/2018
So sánh 2020/2019 Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dư nợ
CVBL 2.395,5 100 2.970,44 100 3.717,37 100 574,94 24 746,93 25,15 Ngắn hạn 1.049,23 43,8 1.309,07 44,07 1.701,44 45,77 259,84 24,76 392,37 29,97 Trung hạn 692,3 28,9 869,74 29,28 1.126,36 30,30 177,44 25,63 256,62 29,5
Dài hạn 716,97 27,3 791,63 26,65 889,57 23,93 74,66 10,41 97,94 12,37
(Nguồn: BIDV Sơn Tây) Bên cạnh sự gia tăng về tỷ trọng và giá trị của dư nợ cho vay bán lẻ ngắn hạn là cho vay bán lẻ trung hạn. Năm 2018, tỷ trọng cho vay bán lẻ trung hạn là 29,9%, tương ứng với mức 692,3 tỷ đồng. Đến năm 2019 con số này tăng lên 869,74 tỷ đồng, tăng so với năm 2018 là 177,44 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 25,63%, đồng nghĩa với việc tỷ trọng tăng lên đạt 29,28% trong tổng cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ. Đến năm 2020, dư nợ cho vay bán lẻ trung hạn tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 1.126,36 tỷ đồng, tăng 256,62 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng tăng 29,5%. Kéo theo tỷ trong cũng tăng lên đạt mức 30,3%.
Sự gia tăng tỷ trọng của cho vay bán lẻ ngắn hạn và cho vay bán lẻ trung hạn đồng nghĩa với việc tỷ trong cho vay bán lẻ dài hạn giảm xuống. Sở dĩ cho vay bán lẻ dài hạn trong thời gian này giảm xuống vì các ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn, KH sử dụng các gói vay ngắn hạn và trung hạn nhiều hơn, dẫn đến tỷ lệ dư nợ cho vay bán lẻ dài hạn có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 - 2020. Đồng thời việc giảm cơ cấu cho vay dài hạn sẽ làm Ngân hàng an toàn hơn trong hoạt động.
Sự thay đổi về cơ cấu cho vay bán lẻ theo thời gian như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Hình 2.4. Cơ cấu cho vay bán lẻ theo thời gian tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020
(Nguồn: BIDV Sơn Tây) Cụ thể: Năm 2018 dư nợ cho vay bán lẻ dài hạn là 716,97 tỷ đồng. Đến năm 2019 dư nợ cho vay bán lẻ dài hạn có tăng lên về giá trị là 74,66 tỷ đồng so với năm 2018 với tỷ lệ tăng là 10,41%. Tuy nhiên xét về tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ thì lại giảm chỉ còn 26,64%. Đến năm 2020 tỷ trọng này tiếp tục giảm chỉ còn 23,93%. Đây cũng được xem là hợp lý vì cho vay bán lẻ dài hạn tiềm ẩn rủi ro cao hơn. Nhìn chung, cơ cấu cho vay bán lẻ theo thời hạn của CN cho thấy đây là cơ cấu cho vay tương đối an toàn, khi mà Chi nhánh đã điều chỉnh để tỷ trọng cho vay ngắn hạn ngày càng tăng lên, mức độ rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế phần nào.
+ Cơ cấu cho vay bán lẻ theo TSĐB
Xét theo cơ cấu về biện pháp bảo đảm, tại BIDV Sơn Tây tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ. Từ năm 2018 đến 2020, tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm xấp xỉ 96%, và tăng liên tục từ 95,74% đến 97,95% trong 3 năm. Điều này phù hợp với chính sách bảo đảm
1049,23 1309,44 1701,44
692,3
869,74
1126,36 716,97
791,63
889,57
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Cơ cấu cho vay bán lẻ theo thời gian
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
tín dụng và kiểm soát rủi ro, các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản có mức độ an toàn hơn so với các khoản vay không có tài sản bảo đảm. Ngoài ra, các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm thường có hạn mức thấp, thời hạn vay ngắn nên chỉ nhằm đến đối tượng vay tiêu dùng phục vụ một số mục đích ngắn hạn và mua sắm giá trị nhỏ.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Hình 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ theo TSĐB tại BIDV Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020
(Nguồn: BIDV Sơn Tây)
2293,45
2868,55
3641,16 102,05
101,89
76,21
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ theo TSĐB
Dư nợ có TSĐB Dư nợ không có TSĐB
Bảng 2.7. Cơ cấu dư nợ cho vay bán lẻ theo tài sản đảm bảo tại chi nhánh BIDV Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Dư nợ có TSĐB 2.293,45 95,74 2.868,55 96,57 3.641,16 97,95 Dư nợ không có TSĐB 102,05 4,26 101,89 3,43 76,21 2,05 Tổng dư nợ cho vay
bán lẻ 2.395,5 100 2.970,44 100 3.717,37 100 (Nguồn: BIDV Sơn Tây) + Cơ cấu cho vay bán lẻ theo mục đích vay
Tỷ trọng cho vay mua nhà và BĐS trên tổng cho vay bán lẻ vẫn chiếm cao nhất. Năm 2018 cho vay nhu cầu nhà và BĐS ở là 719,37 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng 30,03%. Năm 2019 thì dư nợ cho vay nhu cầu nhà ở và BĐS tăng lên là 889,05 tỷ đồng, tăng lên so với năm 2018 là 169,68 tỷ đồng, tương ứng mức tăng là 23,59%, tỷ trọng vẫn chiếm cao nhất là 29,93%.
Phân khúc khách hàng mà BIDV Sơn Tây hướng đến là khách hàng trung lưu trở lên, vì vậy trước đây BIDV Sơn Tây chọn lọc ký kết hợp tác với các khách hàng chứng minh được khả năng tài chính của mình để đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên do những năm gần đây, tiền mặt hiếm, tín dụng bị thắt chặt, kinh tế khó khăn nên tỷ trọng trong năm 2019 có xu hướng giảm so với năm 2018 là 0,37%, tuy nhiên BIDV Sơn Tây vẫn duy trì tích cực ở lĩnh vực cho vay phân khúc này để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.Với sản phẩm vay mua nhà và bất động sản có hạn mức tín dụng lớn, thời hạn cho vay dài đã giúp BIDV đẩy mạnh dư nợ cho vay bán lẻ theo sản phẩm này trong
năm 2020 lên 1.133,43 tỷ đồng nên dư nợ tiếp tục gia tăng, tăng so với năm 2019 là 244,38 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 27,49%.
Bảng 2.8. Tình hình cho vay bán lẻ theo mục đích vay tại chi nhánh BIDV Sơn Tây giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh
2019/2018
So sánh 2020/2019 Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ
CVBL 2.395,5 100 2.970,44 100 3.717,37 100 579,94 24 746.93 25,15 Cho vay sản
xuất kinh doanh và đầu tư dự án
595,04 24,84 755,39 25,43 1.004,42 27 160,35 26,95 249,03 32,97 Cho vay
mua ô tô 75,94 3,17 150,30 5,06 192,93 5,19 74,36 97,92 42,63 28,36 Cho vay
nhu cầu nhà ở, BĐS
719,37 30,03 889,05 29,93 1.133,43 30,49 169,68 23,59 244,38 27,49 Cho vay
tiêu dùng 685,59 28,62 792,81 26,69 940,49 25,30 107,22 15,64 147,68 18,63 Cho vay
cầm cố 319,56 13,34 382,89 12,89 446,1 12,00 63,33 19,82 63,21 16,51
(Nguồn: BIDV Sơn Tây) Cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong các khoản mục vay bán lẻ nhưng lại giảm dần qua các năm. Năm 2018 cho vay tiêu dùng đạt mức 685,59 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,62%. Đến năm 2019 cho vay tiêu dùng đạt mức 792,81 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 26,69%, giảm so với năm 2018, tăng so với năm 2018 là 107,22 tỷ và tỷ lệ tăng nhẹ, tăng 2,48%. Đến năm 2020, cho vay tiêu dùng đạt mức 940,49 tỷ đồng, tỷ trọng tiếp tục giảm chỉ còn đạt 25,3%.
Mức tăng so với năm 2019 là 147,68 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 7,657%.
Dư nợ cho vay theo mục đích SX kinh doanh và đầu tư dự án chiếm tỷ trọng cao thứ 3 sau cho vay tiêu dùng và tăng đều qua các năm. Năm 2018 khoản
mục dư nợ này đạt mức 595,04 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,84%. Đến năm 2018 khoản mục này tiếp tục tăng, đạt mức 755,39 tỷ đồng, tỷ trọng gia tăng trong tổng dư nợ bán lẻ, đạt mức 25,43%, tỷ lệ tăng so với năm 2018 là 26,95%. Năm 2020 khoản mục này tăng mạnh, đạt mức 1.004,42 tỷ đồng, tăng so với năm 2019 là 249,03 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 32,97%, tương ứng tiếp với đó là tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ cũng tăng lên, đạt 27%. Điều đó cho thấy, trong giai đoạn này, KH bán lẻ đã hướng mục tiêu vay vốn ngân hàng để đầu tư vào mục đích kinh doanh nhiều hơn mục đích tiêu dùng. Điều này tạo ra mức sinh lợi cao hơn nhưng cũng hàm chứa sự rủi ro cao hơn, BIDV cần thận trọng hơn trong việc cấp các hồ sơ vay vốn để đầu tư kinh doanh, cần có TSĐB để có thể giảm độ rủi ro xuống mức thấp nhất.
Đối với dư nợ cho vay mua ô tô: Nhận thấy dư nợ cho vay mua ô tô từ 2018-2020 có xu hướng tăng trưởng, đặc biệt năm 2019 tỷ trọng vay mua ô tô tăng lên đến 5,06%, đến năm 2020 là 5,19%. Nguyên nhân do hiện nay với xu thế phát triển và hội nhập, thu nhập ngày càng tăng, một số cá nhân mua để phục vụ cho nhu cầu cá nhân và gia đình, hơn nữa năm 2019 và năm 2020, giá xe ô tô có mức giảm nhẹ ở một số dòng xe trung lưu nên phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Giấy tờ có giá mà BIDV Sơn Tây nhận cầm cố là các giấy tờ có giá có tính thanh khoản cao như sổ tiết kiệm, chứng nhận tiền gửi của BIDV hoặc các TCTD lớn. Với mức cho vay hợp lý (95% giá trị của giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam, 90% giá trị của giấy tờ có giá bằng ngoại tệ) và lãi suất hấp dẫn đã khuyến khích nhu cầu khách hàng vay vốn cầm cố giấy tờ tại BIDV Sơn Tây. Tuy nhiên, dư nợ đối với sản phẩm này còn hạn chế. Cụ thể, năm 2018 dư nợ cho vay cầm cố bán lẻ tại BIDV Sơn Tây chỉ đạt mức 319,56 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,34%. Năm 2019 chỉ tăng so với
năm 2018 là 63,33 tỷ và tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 12,89%. Năm 2020 mức tăng cũng chỉ là 63,21 tỷ so với năm 2019 và tỷ trọng tụt xuống chỉ đạt 12%.
- Thị phần cho vay bán lẻ của BIDV Sơn Tây
Địa bàn thị xã Sơn Tây tập trung một số tổ chức tín dụng và thị phần cho vay bán lẻ của các ngân hàng như sau:
Bảng 2.9. Thị phần thị trường cho vay bán lẻ của các ngân hàng trên địa bàn thị xã Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020
Đơn vi: %
STT Các TCTD Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 BIDV 23,1 24,8 25,6
2 Agribank 28,5 27,2 26,3
3 Đông Á Bank 2,5 2,7 3,4
4 Vietcom Bank 13,1 13,3 13,5
5 Vietin Bank 7,4 8,5 9,8
6 MB Bank 10,2 13,7 13,9
7 Các NH khác 15,2 9,8 7,5
Tổng 100 100 100
(Nguồn: BIDV Sơn Tây)
Hình 2.6. Thị phần thị trường cho vay bán lẻ của các ngân hàng trên địa bàn thị xã Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020
(Nguồn: BIDV Sơn Tây)
28,5 27,2 26,3
23,1 24,8 25,6
2,5 2,7 3,4
7,4 8,5 9,8
10,2 13,7 13,9
15,2 9,8 7,5
13,1 8,5 9,8
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Agribank BIDV Sơn Tây Đông Á Bank Vietinbank MB Bank NH Khác Vietcombank
Qua số liệu tại bảng 2.9 và biểu 2.6 cho thấy thị phần cho vay bán lẻ của BIDV Sơn Tây so với các đối thủ cạnh tranh tăng mạnh mẽ từ 23,1% năm 2018 lên 25,6% năm 2020. BIDV Sơn Tây cùng với Agribank Sơn Tây là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng thị phần nhanh nhất trên địa bàn tỉnh giai đoạn vừa qua. Trong khi Agribank đang ngày làm mất đi thị phần cho vay bán lẻ của mình trên thị trường thị xã Sơn Tây thì BIDV Sơn Tây đang rất nỗ lực để chiếm lĩnh thị phần. BIDV trước đây vốn được biết đến với thế mạnh của một ngân hàng bán buôn. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển bền vững, hiệu quả và đa dạng, những năm gần đây, BIDV Sơn Tây đã xây dựng chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Trở thành ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng hiện đại trên thế giới hiện nay, bởi dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại hiệu quả cao, phân tán được rủi ro và thị phần bán lẻ hiện nay vẫn rất rộng mở do nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân rất cao và ngày càng gia tăng. Nhờ có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh nên BIDV Sơn Tây đã đạt được mức tăng trưởng dư nợ vượt bậc như trên.
Trong một môi trường cạnh tranh với các TCTD khác trên cùng địa bàn, nhưng với lợi thế về uy tín, quy mô, chất lượng dịch vụ, có thể nói lợi thế Chi nhánh là lớn so với các đối thủ, để đạt được thị phần như nêu trên:
Nền khách hàng: Với hơn 10 năm chính thức đi vào hoạt động tại thị trường thị xã Sơn Tây và các khu vực lân cận, đến nay, BIDV Sơn Tây đã có một nền khách hàng tương đối bền vững, được đánh giá là một trong những thương hiệu có độ phủ sóng rộng rãi và chiếm được thị phần khách hàng tương đối lớn.
Uy tín/mạng lưới: Thương hiệu BIDV luôn là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng. BIDV Sơn Tây thời điểm này với quy mô trụ sở chính