CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.4. Đánh giá sự phát triển cho vay bán lẻ tại BIDV Sơn Tây
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, về số lượng khách hàng bán lẻ có xu hướng gia tăng qua năm trong giai đoạn 2018 – 2020. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn ở mức thấp, chỉ đạt 5,4% (năm 2019) và 8,75% (năm 2020), thấp hơn so với tốc độ trăng trưởng trung bình của các NHTM trên địa bàn Sơn Tây. Bên cạnh đó, khách hàng bán lẻ không đa dạng, tỷ lệ tập trung nhiều vào sản phẩm cho vay tiêu dùng là cán bộ nhân viên
Thứ hai, Cơ cấu dư nợ không đồng đều, tập trung vào dư nợ trung dài hạn.
Thứ ba, Thị phần khách hàng chưa tương xứng với vị thế của BIDV Sơn Tây trên địa bàn. BIDV Sơn Tây có thể chiếm thị phần cao hơn nữa.
Thứ tư, Tỷ lệ nợ xấu còn ở mức cao, tiềm ẩn rủi ro khi cho vay bán lẻ tăng trưởng nhanh
2.4.2.2 Nguyên nhân hạn chế
* Nguyên nhân chủ quan
- Các định hướng, chiến lược phát triển cho vay bán lẻ tại BIDV chi nhánh Sơn Tây chưa phù hợp.
+ Tuy BIDV Sơn Tây đã đưa ra định hướng phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhưng về kế hoạch, chiến lược dẫn đường chỉ mới trong giai đoạn đang xây dựng nên chưa được hoạch định một cách bài bản, chưa phân đoạn khách hàng bán lẻ rõ ràng để làm cơ sở thiết kế từng sản phẩm tại từng chi nhánh trong điều kiện hoạt động cụ thể.
+ Cơ chế quản lý của BIDV Sơn Tây. Các thủ tục còn rườm rà, chưa linh hoạt nên chưa thực sự hấp dẫn, thu hút khách hàng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho BIDV Sơn Tây vẫn chưa hấp dẫn khách hàng. Đơn cử đó là trường hợp khách hàng vay cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn, tại các NH khác thì thủ tục rất đơn giản, nhanh chóng và khách hàng được giải ngân trong vòng từ 10 đến 15 phút. Còn tại BIDV Sơn Tây thì mất khá nhiều thời gian và giấy tờ.
+ Quy trình cho vay chưa thực sự hợp lý. Hiện tại, hầu hết các sản phẩm cho vay bán lẻ tại BIDV Sơn Tây đều được xây dựng thành quy trình nhưng nhìn chung vẫn còn sơ sài, chưa chi tiết và cụ thể. Nguyên nhân do BIDV Sơn Tây chỉ đưa ra những nguyên tắc chung chứ không đưa ra quy trình cho từng sản phẩm cụ thể. Trường hợp phòng giao dịch nào muốn phát triển 1 sản phẩm thì phải tự mình xây dựng quy trình, và đa số trình độ của CB-CNV tại 1 phòng giao dịch đó có thể nói chưa đủ tầm để xây dựng một quy trình cho vay đúng chuẩn, đúng pháp luật và tiến theo thông lệ quốc tế cho tất cả những sản phẩm dịch vụ tín dụng.
- Một số sản phẩm dịch vụ của BIDV Sơn Tây còn nhiều hạn chế:
+ Mặc dù danh mục sản phẩm cho vay bán lẻ hiện có của BIDV Sơn Tây so với các NHTM khác tương đối đầy đủ nhưng còn đơn giản, chưa thực sự chi tiết nên chưa đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Cụ thể đó là chưa triển khai một số sản phẩm cho vay bán lẻ tiềm năng mà các NHTM khác trong địa bàn hiện có như cho vay bảo đảm bằng vàng, cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán hay hình thức cho vay mua hàng trả góp trên cơ sở phối hợp với các nhà phân phối lớn, v.v… Nhu cầu vay vốn kinh doanh chứng khoán có thể nói là vô cùng lớn. Hàng loạt các ngân hàng đã liên kết với các công ty chứng khoán để tung ra các sản phẩm hỗ trợ nhà đầu tư vốn để kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì BIDV Sơn Tây vẫn chưa triển khai gói sản phẩm dịch vụ này. Nếu như sản phẩm cho vay chứng khoán được tiến hành thì không những doanh số cho vay cho vay bán lẻ được phát triển mà BIDV Sơn Tây còn tận dụng được nguồn vốn rẻ và dồi dào từ nhà đầu tư và các công ty chứng khoán.
+ Các hình thức cho vay như thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng chưa phát triển hợp lý và tương xứng với xu hướng phát triển của cho vay bán lẻ hiện đại.
+ Hiện nay BIDV Sơn Tây mới chỉ chủ yếu cho vay đối với khách hàng có tài sản đảm bảo. Cho vay tín chấp mới chỉ được áp dụng với cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng BIDV, cơ quan Nhà nước, nhân viên quản lý cấp trung và cấp cao các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản BIDV. Ở đây sự tín chấp phải do cơ quan tổ chức đứng ra bảo lãnh cho khoản vay chứ không phải do sự bảo lãnh của cá nhân nào.
+ Hiện số lượng sản phẩm dịch vụ tại BIDV Sơn Tây khá đầy đủ nhưng vẫn chưa phát triển tương xứng với vị thế của mình. Có một số cán bộ vẫn còn mang tâm lý khách hàng vay cần ngân hàng nên chưa chủ động trong quá trình cho vay; hoạt động tín dụng nói chung và cho vay bán lẻ nói riêng của BIDV
Sơn Tây còn bị động, khi khách hàng có nhu cầu vay thì mới tìm đến ngân hàng chứ chi nhánh chưa chủ động tìm đến khách hàng, chưa kích thích, khơi gợi nhu cầu vay vốn của khách hàng.
- Quản trị điều hành và nhân lực gặp nhiều khó khăn: Do mô hình tổ chức vẫn chưa thực sự tinh gọn tối đa nên công tác điều hành của Ban lãnh đạo đòi hỏi phải điều hành trên tổng thể các mặt hoạt động, một cách sát sao nhất nhằm tăng trưởng cho vay bán lẻ một cách an toàn, bền vững, kiểm soát được rủi ro
- BIDV Sơn Tây vẫn còn chưa chú trọng đến việc marketing, quảng bá thương hiệu. Các sản phẩm tín dụng chưa được phổ biến tới khách hàng một cách rộng rãi. Các tờ rơi, quảng cáo về các sản phẩm tín dụng vẫn chưa được thực hiện hoặc được thực hiện nhưng còn ít, sơ sài, chưa cụ thể và chưa chuyên nghiệp. Hiện tại, BIDV Sơn Tây vẫn chưa có website để quảng bá hình ảnh và sản phẩm dịch vụ của mình đến khách hàng. Nguyên nhân do bộ phận dịch vụ - marketing của BIDV Sơn Tây vừa mới được thành lập vào giữa năm 2018, số lượng nhân viên ít (3 người), lại được chuyển từ các bộ phận khác qua nên không có kiến thức chuyên môn đúng chuyên ngành từ đó gây hạn chế trong khâu tiếp thị, quảng bá thương hiệu của chi nhánh
+ Mặc dù BIDV Sơn Tây có quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhưng chất lượng và nội dung đào tạo chưa thực sự tốt. Chi nhánh chỉ chú trọng đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, triển khai sản phẩm mới nhưng không chú trọng đến việc đào tạo cán bộ về kỹ năng bán hàng, thuyết phục khách hàng, cũng như công tác giới thiệu và bán chéo sản phẩm ngân hàng. Chính điều này đã ảnh hưởng không chỉ đến mảng cho vay bán lẻ mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh
+ Hiện nay, tại một số NHTM cổ phần và các NHTM nước ngoài đã và đang áp dụng dịch vụ Home Banking và Internet Banking. Thông qua 2 dịch vụ này, khách hàng vay vốn có thể gửi giấy đề nghị vay vốn trực tuyến, rất
thuận tiện cho việc giao dịch nên rất thu hút được khách hàng tham gia. Về mặt này thì tuy BIDV Sơn Tây đã thực hiện chương trình hiện đại hoá hệ thống ngân hàng qua việc triển khai giao dịch trên hệ thống IPCAS nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Các sản phẩm tín dụng (ban lẻ và bán buôn) vẫn chưa ứng dụng các công nghệ hiện đại như gửi đơn vay vốn trực tuyến, tư vấn vay online, v.v… nên chưa thuận tiện, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn nhanh chóng và kịp thời của khách hàng.
- Mạng lưới và chính sách khách hàng của BIDV Sơn Tây còn nhiều điểm hạn chế
Tuy sản phẩm bán lẻ được cả chi nhánh BIDV Sơn Tây triển khai nhiều nhưng lại chưa có Trung tâm hỗ trợ khách hàng bán lẻ để giải đáp nhanh những thắc mắc cũng như những tiếp nhận kiến nghị của các khách hàng bán lẻ. Đó cũng là một hạn chế cho BIDV Sơn Tây trong công tác phát triển hoạt động cho vay bán lẻ. Một số NHTM CP như ACB, Techcombank v.v…hiện đã thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ khách hàng, nhờ đó nắm bắt được nhu cầu, sở thích của họ, trên cơ sở đó phát triển loại sản phẩm dịch vụ phù hợp, vì thế hoạt động cho vay bán lẻ của các NHTM này rất phát triển.
- Năng lực quản trị rủi ro của BIDV chi nhánh Sơn Tây còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu của BIDV chi nhánh Sơn Tây đang có những diễn biến phức tạp. Trong khi đó, các hoạt động quản trị rủi ro tại Chi nhánh vẫn còn chưa thực hiện chặt chẽ, sát sao.
* Nguyên nhân khách quan
Về mặt nhân tố xã hội: Do địa bàn trú đóng của Chi nhánh nằm trong khu vực dân cư thưa thớt, phân bố tập trung không đều, chủ yếu dọc đường Quốc lộ 32, nên Chi nhánh bố trí các phòng giao dịch dọc trục đường 32, chủ yếu tại các điểm đông dân cư như thị xã Sơn Tây; thị trấn Quảng Oai, thị trấn Phúc Thọ, chợ Xuân Khanh.. Đồng thời do địa bàn ngoại thành, đang hình
thành những khu giãn dân mới nên ảnh hưởng nhiều đến chính sách và sản phẩm cho vay, như phát triển cho bvay bán lẻ tiêu dùng nhà ở, ô tô…
Về môi trường chính sách, pháp luật: Giai đoạn hiện tại có nhiều chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư như việc phê duyệt các dự án nhà ở, phát triển dân cư nông thôn sẽ thúc đẩy phát triển cho vay bán lẻ tại Chi nhánh, tuy nhiên có một số sản phẩm đặc thù như kinh doanh vận tải tàu song gặp nhiều khó khan, nên sản phẩm cho vay nghành nghề này gặp nhiều hạn chế.
Về môi trường kinh tế tại địa bàn trú đóng của BIDV Sơn Tây: Phân bổ không đều giữa các địa phương và vị trí địa lý. Các khu kinh tế mạnh chỉ tập trung dọc Quốc lộ 32, ở các khu chợ sầm uất, thị xã thị trấn, không có làng nghề nên việc phát triển cho vay gặp nhiều hạn chế, từ khâu tiếp cận khách hàng cũng như phát triển đa dạng sản phẩm cho vay bán lẻ
Về môi trường công nghệ và văn hóa xã hội: còn hạn chế, tại Chi nhánh, đa số khách hàng vẫn tâm lý sử dụng tiền mặt, ít sử dụng tài khoản, ít tiếp cận công nghệ hiện đại: Pos, thẻ tín dụng,.. cũng như các sản phẩm ngân hàng có công nghệ hiện đại nên việc phát triển cho vay và bán chéo sản phẩm gặp nhiều hạn chế
Về đối thủ cạnh tranh: Trên địa bàn, một số đối thủ cạnh tranh có những chính sách lôi kéo khách hàng như chính sách phí năm đầu, chuyển tiền và cho vay ưu đãi đối với khách hàng đang quan hệ vay vốn tại BIDV làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của BIDV Sơn Tây
Sự hỗ trợ của các các khối cơ quan ban nghành tại địa phương chưa tốt:
Các cơ quan trên địa bàn thường làm việc lâu năm và gắn với Ngân hàng Agribank, nên việc hỗ trợ BIDV trong việc tiếp cận các khách hàng còn khó khan do nhiều địa phương chưa biết đến các tổ chức tín dụng khác ngoài Agribank
Về khách hàng: Khách hàng tại BIDV Sơn Tây đa dạng, có cả những khách hàng dân trí thấp, vùng đồi núi nên công tác phát triển cho vay gặp nhiều khó khăn
Với một số hạn chế điển hình nêu trên cũng đã phần nào gây ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển hoạt động cho vay bán lẻ cũng như chất lượng phục vụ khách hàng của chi nhánh. Vấn đề này đòi hỏi BIDV Sơn Tây cần phải nhanh chóng khắc phục nếu muốn đạt hiệu quả cao, từ đó góp phần khẳng định thương hiệu của mình trên địa bản hoạt động.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đã phân tích được thực trạng về cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây giai đoạn 2018 - 2020. Từ thực trạng đó đưa ra được bức tranh toàn cảnh về hoạt động cho vay bán lẻ của chi nhánh BIDV Sơn Tây. Đồng thời đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại cũng như nêu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là cơ sở nền tảng cho việc đưa ra những giải pháp phát triển cho vay bán lẻ tại BIDV Sơn Tây trong thời gian tới.