Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 100 - 107)

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN TÂY

3.3. Một số kiến nghị

Bên cạnh những giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay bán lẻ tại BIDV Sơn Tây thì bản thân chi nhánh cũng cần đến sự tham gia, những chính sách, cơ chế khuyến khích của các cơ quan quản lý, Ban ngành các cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho mọi hoạt động của BIDV Sơn Tây nói riêng và các NHTM của Việt Nam nói chung. Một số kiến nghị với Ngân hàng BIDV Việt Nam

- Tăng cường vai trò trung gian trong công tác thống nhất những thoả thuận giữa các chi nhánh của BIDV trong một số lĩnh vực hoạt động như về chính sách lãi suất, đối tượng khách hàng, v.v… nhằm tạo dựng hệ thống BIDV Việt Nam thành một thể thống nhất và vững mạnh, đồng thời góp phần hạn chế

những tiêu cực trong cạnh tranh giữa các chi nhánh và góp phần bình ổn thị trường.

- Tăng cường liên kết giữa các chi nhánh của BIDV Việt Nam để cùng hỗ trợ nhau trong hoạt động theo tiêu chí hợp tác cùng thành công.

- Tích cực hỗ trợ các chi nhánh BIDV trong việc đào tạo chuyên môn như tổ chức những buổi chuyên đề, hội thảo, v.v… giúp các chi nhánh có thể cùng chia sẻ, học hỏi những kinh nghiệm lẫn nhau cũng như những sản phẩm – dịch vụ mới do BIDV phát hành.

- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế nhằm góp phần hỗ trợ các chi nhánh BIDV trong việc học hỏi những kinh nghiệm, tiếp cận những kiến thức mới trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng hiện đại trên thế giới.

- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin: Bên cạnh công tác marketing, nhằm đảm bảo hỗ trợ công tác phát triển hoạt động cho vay bán lẻ cũng như những sản phẩm – dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung, BIDV Sơn Tây cần tập trung đầu tư hiện đại hoá, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến như:

+ Khai thác triệt để các tiện ích hiện có, đồng thời tiếp tục triển khai các giai đoạn tiếp theo đúng tiến độ trong dự án xây dựng hệ thống IPCAS do Worldbank tài trợ trên cơ sở nghiên cứu, nâng cấp hệ thống, đặc biệt là phần hệ thống liên quan đến công tác phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ trong đó có hoạt động cho vay bán lẻ.

+Thực hiện nâng cấp chất lượng và tốc độ đường truyền dữ liệu, xây dựng các trung tâm xử lý dữ liệu tập trung theo từng phòng giao dịch.

+ Xây dựng hệ thống mã hóa dữ liệu trên đường truyền nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu truyền và nhận trên đường truyền công cộng, đồng thời nâng

cao độ tin cậy của chi nhánh nhằm góp phần tránh những trường hợp rò rỉ và lợi dụng thông tin.

+ Tiếp tục kiện toàn hệ thống lưu trữ dữ liệu dự phòng nhằm đảm bảo hoạt động của ngân hàng luôn ổn định, liên tục và thông suốt trong mọi trường hợp rủi ro.

+ Thực hiện cải tạo, nâng cấp các giải pháp an ninh mạng, bảo mật dữ liệu, thông tin khách hàng như hệ thống tường lửa, phòng chống thâm nhập nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và hoạt động của ngân hàng.

+ Mặt khác, ngân hàng cũng cần tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống trao đổi thông tin liên lạc với khách hàng qua website đảm bảo các tin tức, thông tin của ngân hàng luôn được cập nhật đầy đủ và kịp thời

Kiến nghị với BIDV đề xuất với Ngân hàng nhà nước:

- Hoàn chỉnh và ban hành những cơ chế, qui trình và những văn bản hướng dẫn cụ thể về những mặt hoạt động của NHTM trên cơ sở không có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn trong việc triển khai áp dụng của các NHTM.

- Kiện toàn công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động của các NHTM để mọi hoạt động đều đi vào khuôn khổ chung, đồng thời hạn chế các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trên thị trường.

- Mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước trong công tác trao dồi kiến thức và kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài, các tập đoàn tài chính lớn mạnh trên thế giới.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã nêu ra định hướng và giải pháp thúc đấy phát triển cho vay bán lẻ tại BIDV Sơn Tây trong giai đoạn tới, đó là:

- Xây dựng định hướng, chiến lược phát triển và điều hành hoạt động bán lẻ

- Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm

- Thực hiện chiến lược khác biệt hóa trong quản trị nhân sự - Giải pháp đa dạng hoá đối tượng vay vốn

- Giải pháp về marketing theo định hướng ngân hàng bán lẻ

- Tăng cường năng lực quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả trong hoạt động trong cho vay bán lẻ

- Giải pháp về công nghệ thông tin

Đồng thời chương 3 đã đề cập đến một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và BIDV với mong muốn thực hiện được các giải pháp trên nhằm phát triển cho vay bán lẻ tại BIDV Sơn Tây.

KẾT LUẬN

Cho vay bán lẻ là một sản phẩm còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai bởi lẽ nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng cùng với sự gia tăng thu nhập và mức sống của người dân. Phát triển cho vay bán lẻ của BIDV Sơn Tây là hướng đi phù hợp với chiến lược của chung của BIDV nhằm đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và quan trọng hơn là mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

Với đề tài: “Phát triển cho vay bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tây” cao học viên đã tập trung làm rõ những nội dung sau:

Thứ nhất, cao học viên đã khái quát những nội dung cơ bản về hoạt động cho vay và phát triển cho vay bán lẻ tại các NHTM. Trong đó đã làm rõ khái niệm về cho vay bán lẻ, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cho vay bán lẻ tại các NHTM.

Thứ hai, cao học viên đã thực hiện việc phân tích thực trạng cho vay bán lẻ tại BIDV Sơn Tây, chỉ rõ những kết quả đạt được trong công tác cho vay bán lẻ của Chi nhánh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cao học viên cũng chỉ ra những hạn chế trong hoạt động cho vay bán lẻ tại chi nhánh.

Từ những kết quả phân tích, cao học viên đã xây dựng những giải pháp và kiến nghị để có thể giúp cho lãnh đạo Chi nhánh có thể lựa chọn để thực hiện, nhằm mục tiêu phát triển cho vay bán lẻ tại Chi nhánh BIDV Sơn Tây trong thời gian tới.

Mặc dù cao học viên đã cố gắng hết sức để nội dung luận văn có tính lý luận và thực tiễn cao nhưng do điều kiện và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Cao học viên mong nhận được những ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thị Hợi (2019), Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh 9. Luận văn thạc sĩ, Đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh

2. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Giáo trình Quản Trị Tác Nghiệp Ngân Hàng Thương Mại, NXB Thống Kê, Hà Nội

5. Phan Thanh Liêm (2021), Các giải pháp phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội (2020), Báo cáo hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn các năm 2018-2020

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2020), Tài liệu hội nghị tổng kết toàn hệ thống các năm 2018 - 2020, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2020), Thông báo chỉ đạo định hướng hoạt động tín dụng toàn hệ thống giai đoạn 2018 - 2020, Hà Nội.

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sơn Tây (2020), Báo cáo tổng kết các năm 2018 - 2020, Sơn Tây.

10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sơn Tây (2019), Kế hoạch định hướng kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016.

12. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 17 tháng 06 năm 2010.

13. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Vũ Bích Vân (2019), Giải pháp đẩy mạnh tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại. Tài chính Kỳ 2 – Tháng 12/2019.

14. Tô Khánh Toàn (2014), Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Luận án tiến sĩ trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

15. Hà Văn Trọng (2019), Hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc. Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sơn tây (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)