CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐO LƯỜNG
+ Tổng nhu cầu vốn vay: là phần vốn thiếu hụt của doanh nghiệp khi đầu tư tài sản hoặc sản xuất kinh doanh sau khi lấy đã trừ đi phần vốn của chủ sở hữu và các nguồn vốn chiếm dụng từ bên thứ ba.
+ Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hiện tại:
Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn =
Tổng giá trị hạn mức vay
x 100%
Tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng đáp ứng vốn vay của ngân hàng trên tổng nhu cầu vay của doanh nghiệp.
Ngoài yếu tố về giá trị vay, doanh nghiệp còn có mong muốn được ngân hàng đáp ứng về thời hạn vay (phù hợp với chu kỳ ngân quỹ), mục đích tài trợ vay (đảm bảo phù hợp mục đích vay để có cấu trúc tài trợ và phương pháp thu nợ hợp
lý), lãi suất vay và các chi phí khác liên quan tới khoản vay như chi phí thẩm định, chi phí bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm, chi phí trả nợ trước hạn….
+ Khả năng đáp ứng điều kiện về bảo đảm tiền vay:
Khả năng đáp ứng bảo đảm
tiền vay
=
Tổng giá trị tài sản bảo đảm có thể sử dụng
x 100%
Tổng nhu cầu vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ bảo đảm tiền vay so với tổng nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp.
1.4.2. Nhu cầu thanh toán
+ Thời gian xử lý giao dịch kỳ vọng: là tổng thời gian giao dịch của doanh nghiệp kể từ khi bắt đầu thực hiện giao dịch tới khi giao dịch được hoàn tất mà doanh nghiệp mong muốn.
+ Mức độ đạt được kỳ vọng về thời gian xử lý giao dịch:
Mức độ đạt kỳ vọng về thời gian
xử lý giao dịch
=
Thời gian bình quân xử lý một giao dịch
x 100%
Thời gian xử lý giao dịch kỳ vọng
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng đáp ứng kỳ vọng về thời gian xử lý giao dịch thanh toán tại ngân hàng.
+ Tỷ trọng các giao dịch thanh toán của khách hàng qua các kênh thanh toán chính:
Tỷ trọng giao dịch thanh toán tại quầy/qua nền tảng trực tuyến/qua thẻ
thanh toán
=
Tổng số lượng giao dịch tại quầy/qua nền tảng trực tuyến/qua thẻ thanh toán
x 100%
Tổng số lượng giao dịch thanh toán thực hiện
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng phát sinh tại từng kênh giao dịch so với tổng phát sinh giao dịch thanh toán. Chỉ tiêu này sẽ phản ánh xu hướng thanh toán của doanh nghiệp hiện nay.
+ Mức độ đáp ứng về phí dịch vụ thanh toán: là khả năng cung cấp mức phí
giao dịch thanh toán đủ hấp dẫn và phù hợp so với kỳ vọng của doanh nghiệp.
+ Mức độ đáp ứng về công nghệ: là khả năng cung cấp nền tảng công nghệ tiện dụng, an toàn, chính xác và thân thiện với người dùng, phù hợp với kỳ vọng của doanh nghiệp.
1.4.3. Nhu cầu đầu tư tích lũy
+ Khả năng thanh khoản kỳ vọng của sản phẩm: là mức độ dễ dàng để chuyển đổi một sản phẩm tiết kiệm/đầu tư sang tiền để phục vụ các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp.
+ Lãi suất kỳ vọng: là mức lãi suất mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được tại một mức độ an toàn, khả năng thanh khoản, kỳ hạn và quy mô nhất định.
+ Mức độ đa dạng của các sản phẩm: là khả năng cung cấp các sản phẩm huy động và đầu tư với nhiều đặc điểm khác nhau để phục vụ các nhu cầu khác nhau.
Các đặc điểm cần chú trọng ở đây bao gồm kỳ hạn, mức lợi tức tương ứng, mức phí khi hủy ngang, loại tiền gửi, mức độ rủi ro, mức độ thanh khoản, quy mô tham gia tối thiểu hoặc tối đa,…
+ Khả năng hỗ trợ tư vấn sản phẩm: là mức độ hỗ trợ của đội ngũ chuyên viên KHDN tại ngân hàng trong quá trình tìm hiểu và tham gia các sản phẩm tiền gửi và sản phẩm đầu tư của doanh nghiệp.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương I, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nhu cầu dịch vụ ngân hàng của các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống lại một số lý luận về các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: định nghĩa, các đặc điểm chính, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế.
Thứ hai, luận văn đã nghiên cứu về các nhu cầu dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: khái niệm về nhu cầu dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, chỉ ra các nhu cầu đặc trưng và phân loại các nhu cầu hiện nay của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba, trong chương I luận văn cũng đã trình bày về các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và đưa ra các chỉ tiêu đo lường từng nhân tố để kiểm tra tầm quan trọng của từng nhân tố đó, đồng thời đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu hiện nay của ngân hàng thương mại.
Những lý luận được hệ thống hóa nêu trên là cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu trong các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NHU CẦU DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA - KHẢ NĂNG CUNG ỨNG HIỆN
TẠI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH