Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành

Một phần của tài liệu Phân tích nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 44 - 51)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HÀ THÀNH

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành

Ba năm trở lại đây là khoảng thời gian ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc của TCB trong mảng bán lẻ và DNNVV. Ngân hàng liên tục tăng trưởng với tốc độ cao và đạt lợi nhuận sau thuế 12,3 nghìn tỷ đồng năm 2020, đứng đầu khối ngân hàng tư nhân. Cùng với sự phát triển chung của toàn hàng và với vai trò là một trong các chi nhánh dẫn đầu cả nước, chi nhánh Hà Thành cũng đã nỗ lực không ngừng khi liên tục tăng trưởng cả về quy mô dư nợ, số lượng khách hàng cũng như lợi nhuận hoạt động. Những kết quả đáng tự hào này đến từ những thay đổi cơ bản trong mô hình kinh doanh và định hướng phát triển của TCB nói chung và chi nhánh nói riêng.

Trên phạm vi toàn hàng, TCB đã định hướng kinh doanh 5 năm lần thứ nhất của mình đó là tập trung vào các phân khúc khách hàng tiềm năng và ngân hàng có lợi thế để phát triển hoặc am hiểu để quản trị rủi ro. Cùng với đó, TCB cũng trú trọng phát triển nền tảng sổ và tiếp tục đi đầu trọng việc tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Một số chiến dịch thành công nổi bật của ngân hàng trong ba năm trở lại đây có thể kể tới như sau:

- Ra mắt nhiều sản phẩm tài chính mới dành cho khách hàng: Trong năm 5

trở lại đây, CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) đã chiếm lĩnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) Việt Nam, xác lập vị thế đầu ngành khi chiếm 40% thị phần phát hành và 82% thị phần trong lĩnh vực môi giới TPDN. Thị trường TPDN luôn được nhìn nhận là thị trường của các tổ chức lớn nhưng với lợi của một ngân hàng bán lẻ hàng đầu, TCB đã phát triển nhiều dịch vụ đầu tư hoàn toàn mới tới các khách hàng của mình. Các sản phẩm có thể kể tới như: TPDN có kỳ hạn ngắn kèm cam kết mua lại (iBond Prix), chứng chỉ quỹ mở (iFund), các sản phẩm phái sinh hành hóa (Commodity),… Các sản phẩm trên đều là sản phẩm tài chính có mức độ phức tạp tương đối cao nhưng đã được TCB mạnh dạn triển khai tới các khách hàng và đã được đón nhận nhiệt tình.

- Miễn phí chuyển khoản liên ngân hàng dành cho khách hàng doanh nghiệp qua hệ thống thanh toán điện tử: Sau thành công từ mảng cá nhân, TCB lại tiếp tục là NHTM đầu tiên triển khai miễn phí giao dịch chuyển khoản cho toàn bộ các giao dịch của khách hàng doanh nghiệp trên hệ thống ngân hàng điện tử. Giải pháp miễn phí giao dịch giúp các doanh nghiệp giảm nhiều chi phí tài chính, đặc biệt với các doanh nghiệp siêu nhỏ và doanh nghiệp mới thành lập.

- Ra mắt tính năng cho phép chuyển tiền quốc tế tại nhà qua kênh ngân hàng điện tử dành cho khách hàng doanh nghiệp. Giải pháp trên được triển khai trong năm 2020, giữa thời điểm dịch Covid-19 đang lan rộng và nhiều biện pháp giãn cách xã hội đã được áp dụng. Tính năng mới giúp các công ty được phép giao dịch tại nhà trong các giao dịch chuyển tiền quốc tế nên đã tạo ra nhiều thuận lợi trong bối cảnh số ca lây nhiễm Covid-19 tăng nhanh.

Ở góc độ của một đơn vị kinh doanh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước và có địa bàn nằm tại trung tâm thủ đô, chi nhánh Hà Thành đã tận dụng tốt các chính sách ưu đãi từ ngân hàng, để từ đó phát triển được tập khách hàng tiềm năng và gắn bó. Với mảng cá nhân, chi nhánh đã lựa chọn sàng lọc khách hàng và tập trung nhiều nguồn lực vào các khách hàng có quy mô tổng tài sản lớn do đây là nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm tài chính, bao gồm cả các sản phẩm cao cấp. Do đó, chi nhánh đã dồn nhiều nguồn lực để chăm sóc các khách hàng là người mua

nhà tại dự án bất động sản của các tập đoàn lớn như Vingroup, Sungroup, Ecopark.

Với mảng doanh nghiệp, thay vì phát triển tín dụng đa ngành nghề và dựa nhiều vào địa bàn vi mô, chi nhánh đã tập trung nguồn lực để phát triển các khách hàng theo ba lĩnh vực trọng tâm bao gồm xây lắp, y tế và viễn thông. Việc tập trung mở rộng khách hàng theo tập ngành trọng tâm giúp Trung tâm kinh doanh khách hàng doanh nghiệp – chi nhánh Hà Thành có cơ hội gia tăng am hiểu khách hàng để từ đó đẩy mạnh phát triển kinh doanh và kiểm soát tốt rủi ro.

2.1.2.2. Đặc điểm địa bàn vi mô và tập khách hàng hiện hữu

TCB Hà Thành có trụ sở tại số 74 đường Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Với vị thế nằm ở trung tâm địa bàn thủ đô, đặc điểm dân cư có mật độ cao, hoạt động kinh tế bán lẻ sầm uất, là địa điểm tập trung nhiều cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty lớn, các tổ chức nước ngoài và các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm cả dịch vụ công như bệnh viện, trường học, các đơn vị sự nghiệp công lập khác và mảng dịch vụ tư nhân như nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, các đơn vị lữ hành,…

Địa bàn vi mô tại khu vực nội thành Hà Nội cho phép chi nhánh Hà Thành sở hữu tập khách hàng giàu tiềm năng. Với mảng bán lẻ, phần đông khách hàng là cư dân sống tại trung tâm thủ đô hoặc các nhân viên văn phòng, độ tuổi bình quân tương đối thấp, nhiều khách hàng đang làm trong các tổ chức nước ngoài, cơ quan nhà nước, có nguồn thu nhập cao và ổn định. Với mảng doanh nghiệp, hệ khách hàng hiện hữu được xây dựng từ nền tảng địa bàn vi mô với tỷ trọng lớn các doanh nghiệp là các công ty làm trong lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành bên cạnh một phần nhỏ là các cơ quan nhà nước, tổ chức nước ngoài, bệnh viện, trường học,…. Từ năm 2018 trở lại đây, do những thay đổi trong chiến lược phát triển của TCB cũng như định hướng của chi nhánh, mảng khách hàng doanh nghiệp đã có sự mở rộng không ngừng với sự tăng trưởng nhanh đến từ nhóm các khách hàng ngành xây lắp và y tế hay lĩnh vực thương mại và xây dựng nói chung. Trong khí đó, với ngành dịch vụ, tỷ trọng về quy mô, số lượng và đóng góp lợi nhuận đều cho thấy sự sụt giảm qua từng năm.

2.1.2.3. Các kết quả đã đạt được trong các năm qua - Tính đến hết ngày 31/12/2020:

+ Tổng dư nợ của chi nhánh Hà Thành đạt: 4.220 tỷ đồng.

+ Tổng huy động vốn đạt: 10.256 tỷ đồng.

+ Số lượng khách hàng: 302.352 khách hàng, trong đó có 243.062 khách hàng cá nhân, chiếm tỷ trọng 80,39% tổng số khách hàng, còn lại 59.290 khách hàng doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 19.61% tổng số khách hàng.

- Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Thành giai đoạn năm 2018 đến năm 2020 được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của TCB Hà Thành giai đoạn 2018-2020 Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Số tiền Số tiền So với 2018

Số tiền So với 2019

± % ± %

1. Tổng thu nhập từ lãi 59,2 76,7 17,5 30% 105,9 29,2 38%

2. Tổng thu nhập ngoài lãi 223,1 283,7 60,6 27% 345 61,3 22%

3. Trích lập dự phòng nợ 6,3 1,2 -5,1 -81% 0,9 -0,3 -25%

4. Lợi nhuận thuần 316,2 365,2 49 15% 450,2 85 23%

5. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi 79% 78,7% 76,5%

Nguồn: Báo cáo nội bộ - Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy:

+ Thu nhập từ lãi của chi nhánh đã ghi nhận sự tăng trưởng cao qua các năm, từ mức 59.2 tỷ đồng năm 2018 lên mức 76.7 tỷ đồng năm 2019 và 105.9 tỷ đồng trong năm 2020, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng lần lượt đạt 30% và 38%.

+ Thu nhập ngoài lãi của chi nhánh cũng ghi nhận sự tăng trưởng lớn qua các năm. Năm 2018, thu nhập ngoài lãi ghi nhận ở mức 223.1 tỷ đồng, tăng lên mức 283,7 tỷ đồng năm 2019 và 345 tỷ đồng trong năm 2020, tương ứng với mức tăng trưởng lần lượt đạt 27% và 22%.

+ Do sức tăng trưởng mạnh từ mảng cho vay nên tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của chi nhánh ghi nhận xu hướng giảm trong 3 năm qua, từ mức

79% năm 2018 xuống mức 78.7% trong năm 2019 và 76.5% tính đến hết năm 2020.

+ Giá trị trích lập dự phòng giảm dần qua các năm từ mức trích lập 6.3 tỷ đồng trong năm 2018 xuống mức 1.2 tỷ đồng năm 2019 và chỉ còn 0.9 tỷ đồng trong năm 2020.

+ Lợi nhuận thuần đạt được của chi nhánh trong các năm qua cũng phản ánh sức tăng trưởng mạnh ở cả hai mảng tín dụng và phi tín dụng. Cụ thể, tổng lợi nhuận thuần ghi nhận năm 2018 đạt 316.2 tỷ đồng. Sang năm 2019 và 2020, chỉ tiêu này lần lượt đạt 365.2 tỷ đồng và 450.2 tỷ đồng, tăng lần lượt 15% và 23% so với cùng kỳ năm liền trước.

- Tình hình huy động vốn

+ Qua bảng số liệu dưới đây, ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh Hà Thành trong những năm qua có mức tăng trưởng cao. Năm 2020 tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt 10.256 tỷ đồng tăng mạnh 784 tỷ đồng tương đương với 8% so với năm 2019.

+ Xét theo mảng kinh doanh, mảng bán lẻ luôn chiếm tỷ trọng vốn huy động lớn hơn nhưng đang tăng với tốc độ chậm hơn so với mảng doanh nghiệp. Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động mảng bán lẻ đạt 5.061 tỷ đồng. Sang năm 2019, tổng nguồn vốn huy động của bán lẻ đạt 5.837 tỷ đồng, chiếm 62% và tăng trưởng 15%. Sang năm 2020, tổng nguồn vốn huy động đạt 6.068 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nguồn vốn huy động và tăng trưởng 4%. Với mảng doanh nghiệp, tổng giá trị huy động năm 2018 đạt 3.074 tỷ đồng, sang năm 2019, con số này đã đạt 3.635 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 18%. Đến cuối năm 2020, tổng giá trị huy động mảng doanh nghiệp đạt 4.188 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019. Tỷ trọng đóng góp trong tổng huy động của chi nhánh của mảng doanh nghiệp cũng ghi nhận mức tăng liên tục từ mức 38% năm 2019 lên mức 41% năm 2020.

+ Theo kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn vẫn luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tỷ trọng đóng góp vào tổng nguồn vốn huy động và giao động ở mức 40%, theo sau là các kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức khoảng 32%, từ 6 tháng đến 12 tháng ở mức 15- 17% và kỳ hạn dài trên 12 tháng ở mức ổn định 13%.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn của TCB Hà Thành giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Số tiền Số tiền % So với 2018

Số tiền % So với 2019

± % ± %

Tổng vốn huy động 8.135 9.472 100% 1.337 16% 10.256 100% 784 8%

1. Mảng kinh doanh

1.1. Bán lẻ 5.061 5.837 62% 776 15% 6.068 59% 231 4%

1.2. Doanh nghiệp 3.074 3.635 38% 561 18% 4.188 41% 553 15%

2. Phân theo kỳ hạn

2.1. Không kỳ hạn 3.052 3.662 39% 610 20% 4.098 40% 436 12%

2.2. Có kỳ hạn dưới 6 tháng 2.845 3.018 32% 173 6% 3.284 32% 266 9%

2.3. Có kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng 1.263 1.587 17% 324 26% 1.554 15% (33) -2%

2.4. Có kỳ hạn trên 12 tháng 975 1.205 13% 230 24% 1.320 13% 115 10%

Nguồn: Báo cáo nội bộ

Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng của chi nhánh những năm vừa qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, doanh số giải ngân hàng năm liên tục tăng từ mức 4.599 tỷ đồng năm 2018 lên mức 5.180 tỷ đồng năm 2019, tương đương mức tăng trưởng 13%. Đến năm 2020, tổng doanh số giải ngân cả chi nhánh đã đạt 5.979 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 15%. Doanh số giải ngân liên tục tăng với tốc độ cao hơn mức thu nợ đã giúp quy mô dư nợ của chi nhánh tăng qua các năm. Từ mức dư nợ 2.958 tỷ đồng năm 2018, dư nợ của chi nhánh đã tăng liên tục lần lượt lên mức 3.483 tỷ đồng và 4.220 tỷ đồng trong năm 2019 và 2020. Dư nợ tăng nhanh qua các năm là nhờ chi nhánh đa liên tục thúc đẩy tăng trưởng dư nợ ở các lĩnh vực mà TCB có lợi thế tốt như cho vay mua nhà ở tại các dự án liên kết và cho vay doanh nghiệp theo các chương trình tài trợ nhà thầu xây lắp với chủ đầu tư Vingroup.

Bảng 2.3. Cơ cấu huy động vốn giai đoạn 2018-2020 đối với khách hàng tại TCB Hà Thành

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Số tiền Số tiền

So với 2018 Số tiền

So với 2019

± % ± %

Doanh số giải ngân 4.599 5.180 581 13% 5.979 799 15%

Doanh số thu nợ 4.212 4.655 443 11% 5.242 587 13%

Tổng dư nợ 2.958 3.483 1.337 16% 4.220 784 8%

Nguồn: Báo cáo nội bộ Hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán

Với sự phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử, các khách hàng của TCB giờ đây có thể thực hiện giao dịch chuyển khoản trên 6 kênh thanh toán bao gồm thanh toán tại quầy, thanh toán bằng séc, thanh toán trực tuyến qua ngân hàng điện tử, thanh toán qua thẻ thanh toán, chuyển khoản tại cây ATM, dịch vu thu/chi hộ.

Sự phát triển của các kênh thanh toán điện tử giúp giảm áp lực cho hệ thống tiếp nhận giao dịch và tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng.

Theo thống kê nội bộ của bộ Ngân hàng giao dịch – TCB, tại TCB Hà Thành,

bình quân mỗi tháng có 3.556.213 lệnh thanh toán được xử lý trong năm 2018. Số liệu này năm 2019 đạt 5.243.669 lệnh và tăng lên mức 6.346.421 trong năm 2020.

Tỷ trọng phát sinh các lệnh thanh toán được xử lý qua kênh ngân hàng điện tử trong ba năm liên tục tăng từ mức 60,2% năm 2018 lên mức 63,3% năm 2019 trước khi tăng vượt bậc lên mức 80,1% năm 2020. Sự phát triển của công nghệ đi kèm với các chính sách thúc đẩy thanh toán trên kênh ngân hàng điện tử đã được TCB chú trọng từ năm 2014 khi bắt đầu các chương trình miễn phí chuyển khoản đầu tiên trên các tài khoản của khách hàng cá nhân. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách hàng đã chú trọng hơn tới các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như một biện pháp giảm thiểu các rủi ro dịch bệnh lây lan.

Bảng 2.4. Thông kê giao dịch thanh toán qua kênh ngân hàng giai đoạn 2018-2020 đối với khách hàng tại TCB Hà Thành

Đơn vị: lệnh

Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng

2018 2019 2020 2018 2019 2020 Lệnh thanh

toán bình quân mỗi tháng

3.556.213 5.243.669 6.346.421

Lệnh thanh toán qua ngân hàng điện tử

2.141.988 3.317.522 5.086.262 60,2% 63,3% 80,1%

Một phần của tài liệu Phân tích nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)