Dịch vụ cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

2.2. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ THÀNH

2.2.1. Dịch vụ cho vay

- Sản phẩm cho vay được thiết kế để phục vụ từng mục đích vay, xây dựng

theo từng ngành nghề, lĩnh vực với số lượng đa dạng, phương pháp đánh giá phong phú. Một số sản phẩm nổi bật được liệt kê theo bảng dưới đây.

Bảng 2.5. Các sản phẩm cho vay điển hình đang được cung cấp tới khách hàng DNNVV

Sản phẩm/nhóm sản phẩm Ghi chú

 Phân theo mục đích vay

- Vay mua nhà dự án/vay mua ô tô đi lại/ đầu tư máy móc thiết bị/nhà xưởng.

- Là các sản phẩm cho vay để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Các sản phẩm này thường sử dụng chính tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm.

- Vay bổ sung vốn lưu động. - Là sản phẩm cho vay để tài trợ vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tài trợ chuỗi cung ứng. - Là sản phẩm vay dành cho các nhà phân phối, bán lẻ có chuỗi cung ứng lớn.

 Phân theo ngành nghề

- Chương trình tài trợ vốn cho doanh nghiệp xây dựng và cung ứng.

- Là sản phẩm cho vay đối với các nhà thầu phụ, nhà cung cấp thiết bị và vật liệu xây dựng cho các dự án.

- Chương trình tài trợ nhà phân phối cấp 1 ngành hàng FMCG.

- Là sản phẩm cho vay đối với các đại lý FMCG cấp 1 của các nhãn hàng tiêu dùng lớn.

- Một số ngành nghề khác cũng được thiết kế sản phẩm riêng như ngày giấy, ngành nhựa, ngành dệt may,….

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tại mảng khách hàng DNNVV trong 3 năm trở lại đây đang cho thấy dấu hiệu chậm lại và dường như đã bão hòa ở quanh mức 18,4%/năm. Mức tăng trưởng trên là thấp hơn khi đem so sánh với tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn chi nhánh hiện ở mức khoảng 19,5%. Tuy nhiên, nếu xét theo kỳ hạn vay, có thể dễ thấy rằng các khoản vay trung hạn đang có xu hướng tăng nhanh hơn các khoản vay ngắn hạn và đây là các khoản vay mua nhà hoặc ô tô đi lại phục vụ nhu cầu mua sắm, đầu tư văn phòng, phương tiện vận tải mà không có các khoản vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị. Nếu chỉ tính riêng phần dư nợ ngắn hạn tài trợ vốn lưu động, tốc độ tăng trưởng hàng năm chỉ khoảng 10-10,5%, rất thấp so với mức tăng trưởng chung. Dư nợ bình quân hiện nay trên mỗi khách hàng được cấp hạn mức hoặc món vay đang là 5 tỷ đồng.

Sơ đồ 2.3. Quy mô dư nợ và lát cắt kỳ hạn nợ qua các năm

Nguồn: Báo cáo nội bộ - Lãi suất bình quân của các khoản vay có xu hướng giảm dần trong các năm qua. Lãi suất cho vay ngắn hạn từ mức 8,6% năm 2018 xuống mức 8,2% năm 2019 và 7,2% năm 2020. Tương tự, lãi suất cho vay trung và dài hạn cũng có xu hướng giảm với mức lãi suất bình quân lần lượt là 11,0%, 10,4% và 9,9%. Với nhiều chính sách giảm lãi suất từ ngân hàng, các DNNVV đang dần tiếp cận dễ dàng hơn tới nguồn vốn vay ngân hàng.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

2017 2018 2019 2020

Dư nợ ngắn hạn bình quân Dư nợ trung dài hạn bình quân

Bảng 2.6. Lãi suất cho vay bình quân theo kỳ hạn dành cho khách hàng DNNVV

Năm 2018 2019 2020

Lãi suất bình quân khoản vay ngắn hạn 8,6% 8,2% 7,2%

Lãi suất bình quân khoản vay trung dài hạn 11,0% 10,4% 9,9%

Nguồn: Báo cáo nội bộ - Về bảo đảm tiền vay định hướng vẫn ở mức tương đối cao: theo định hướng tín dụng năm 2020, tỷ lệ bảo đảm tiền vay so với tổng giá trị hạn mức của các DNNVV sẽ ở mức 50-70% quy mô hạn mức cho vay hoặc tương đương cho vay (bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng,…) của doanh nghiệp. Đây cũng là năm đầu tiên các chính sách tín chấp với DNNVV được ghi nhận trên định hướng chung của TCB.

- Các quy định về thủ tục vay vốn và thời gian xử lý hồ sơ tín dụng đã được cải thiện nhiều so với các năm về trước: Nguyên nhân là do các điều kiện vay vốn đã được chỉnh sửa để phù hợp hơn với thực tế doanh nghiệp. Ngoài ra, các sản phẩm tín dụng mới được xây dựng trên nền tảng công nghệ đã bắt đầu được đưa vào sử dụng giúp rút gọn thời gian thẩm định, đánh giá hồ sơ khách hàng. Nổi bật là sản phẩm “cấp tín dụng nhanh” với hạn mức tối đa 5 tỷ đồng, được cấp chủ yếu dựa trên các đánh giá về dòng tiền ra và vào tài khoản trong vòng 6 tháng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng tự động. Khách hàng khi muốn được tài trợ theo sản phẩm trên sẽ chỉ cần đáp ứng các điều kiện tối thiểu như số năm thành lập, quy mô doanh thu, lịch sử tín dụng,.. và có hạng tín dụng theo chương trình là có thể được cấp tín dụng trong vòng từ 1 đến 3 ngày làm việc.

Một phần của tài liệu Phân tích nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)