MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 83 - 88)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Trong thời gian gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh chung của các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV là tương đối khó khăn do doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng từ cạnh trạnh trong và ngoài nước sau khi Việt Nam đã ký kết và gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do lớn. Trong bối cảnh đó, việc hỗ trợ giải quyết các vấn đề trở ngại cho các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Đặc biệt, ngân

hàng phải chú ý rà soát kĩ, xác định rõ và trợ giúp kịp thời cho các DNNVV có tiềm năng phát triển nhưng đang gặp phải những khó khăn mang tính tạm thời để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển. Với mong muốn đó, dưới đây là một số kiến nghị của luận văn:

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

- Duy trì một môi trường kinh tế - xã hội ổn định là cần thiết và sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DNNVV.

- Cần thiết lập hệ thống luật pháp thể hiện được tính chất nhất quán, chặt chẽ, tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển một cách lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh sòng phẳng cho các DNNVV. Chỉ có như vậy, các DNNVV mới có nền tảng tốt để phát triển và ngân hàng cũng giảm thiểu được nhiều rủi ro về pháp lý và rủi ro về thị trường khi tài trợ vốn cho các doanh nghiệp.

- Xây dựng luật bảo vệ người tiêu dùng dành riêng cho lĩnh vực dịch vụ ngân hàng là cần thiết để bảo vệ các quyền lợi DNNVV nói riêng và các khách hàng đang sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung. Hiện nay, Luật bảo vệ người tiêu dùng 2020 đang là bộ luật duy nhất quy định về các nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng, trong đó bao gồm cả các khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, với một lĩnh vực kinh tế đặc thù như ngân hàng thì người tiêu dùng vẫn cần một bộ luật độc lập mà ở đó các quy định được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng.

- Cần có những quy trình thẩm định và ra ý kiến độc lập về hoạt động của các DNNVV. Đặc điểm ít thông tin chính thức ở các DNNVV là điểm khó trong việc đưa ra các quyết định tín dụng. Việc phát triển một mô hình xếp hạng tín dụng cho DNNVV vừa giúp bổ sung một nguồn thông tin chính thức cho doanh nghiệp mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kêu gọi vốn đầu tư hay có vị thế đàm phán tốt hơn với các đối tác.

- Nên tạo ra những chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ ngân hàng để đem lại lợi ích và cơ hội phát triển khách hàng. Chính phủ cũng nên triển khai các gói hỗ trợ kinh tế để giảm thiểu các tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid -19 hiện

nay. Phải có những chính sách khuyến khích hoạt động này. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ miễn, giảm hoặc hoãn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu sẽ giúp các DNNVV có nguồn ngân quỹ dồi dào hơn, dễ dàng đảm bảo hoạt động kinh doanh.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

- Nên tổ chức thường xuyên hơn các hội nghị giữa NHNN, các NHTM và Hiệp hôi DNNVV nhằm đúc rút kinh nghiệm và tăng cường am hiểu đối với hoạt động tài trợ các DNNVV. Tại đây, các NHTM có thể chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn đa dạng của mình để các bên cùng theo dõi và học hỏi.

- Nên khuyến khích các NHTM đầu tư đổi mới công nghệ hiện nay theo hướng hiện đại hóa, gia tăng các dịch vụ ngân hàng qua kênh ứng dụng trực tuyến để đáp ứng đa dạng nhu cầu của các DNNVV.

- Tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định nền kinh tế. Lạm phát ổn định sẽ tạo nền tảng phát triển bền vững cho DNNVV khi các chi phí đầu vào, chi phí chuyển đổi ngoại tệ với bên thụ hưởng ở mức phù hợp. Từ đó, các mô hình kinh doanh của DNNVV trở nên an toàn hơn, qua đó giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng cho NHTM.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TCMP Kỹ thương Việt Nam

- Đầu tư nghiên cứu các mô hình quản trị tín dụng hiệu quả để phát triển thêm các giải pháp tài trợ vốn cho các DNNVV.

- Hoàn thiện hệ thống công cụ quản lý, chỉ tiêu điều hành dịch vụ ngân hàng đối với DNNVV để các chuyên viên KHDN dễ dàng quản lý danh mục khách hàng và các hành động tương tác hàng ngày.

- Xây dựng cuốn sổ tay về hệ thống sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, phong phú và nhiều tiện ích, cũng như có chất lượng cao. TCB cần lựa chọn một số sản phẩm có tính cạnh tranh cao để đầu tư và phát triển các sản phẩm còn lại thành các sản phẩm hữu ích, tiện lợi và thân thiện với người dùng. Các sản phẩm sau khi đã được triển khai thí điểm và nghiệm thu tốt cần nhanh chóng được triển khai ra thí điểm tại một số chi nhánh để chiếm lĩnh phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ

và vừa.

- Rà soát, chuẩn hoá quy trình, thủ tục theo hướng đơn giản, thân thiện, dễ tiếp cận để nâng cao sự hài lòng của khách hàng DNNVV, đặc biệt trong các lĩnh vực mà DNNVV hay gặp khó khăn như các giao dịch thanh toán quốc tế. Bổ sung các kênh trao đổi, hướng dẫn khách hàng qua hệ thống ngân hàng giao dịch điện tử hoặc tổng đài của TCB.

- Tổng đài hỗ trợ KHDN qua điện thoại (Call Center) cần có những sự hỗ trợ Chi nhánh để thực hiện tốt hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng, đồng thời tăng cường kênh phân phối sản phẩm.

- Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp và khai thác hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy nhanh tiến độ tự động hoá các quy trình, thủ tục và đồng thời hỗ trợ công tác. quản lý hoạt động dịch vụ. Ngân hàng cũng cần có các công cụ hỗ trợ để các nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng có thể được xử lý qua kênh trực tuyến.

- Dành nguồn lực để triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho DNNVV để hỗ trợ phần nào các chi phí vốn của doanh nghiệp, qua đó cải thiện hiệu quả hoạt động của DNNVV.

- Phát triển các sản phẩm tài chính đa dạng, phù hợp hơn với nhu cầu của DNNVV.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Dựa trên kết quả phân tích thực trạng nhu cầu dịch vụ ngân hàng của các khách hàng DNNVV tại TCB Hà Thành trong chương 2 và định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng DNNVV trong thời gian tới của TCB Hà Thành, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng DNNVV tại TCB Hà Thành. Đây cũng là cơ sở để TCB Hà Thành từng bước khẳng định vị thế của mình trong phân khúc khách hàng DNNVV trên địa bàn Thủ đô nói riêng và trên toàn hệ thống nói chung.

Một phần của tài liệu Phân tích nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam – chi nhánh hà thành (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)