CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 17
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Qua nghiên cứu tổng quan trong và ngoài nước, nhóm nhận thấy các khoảng trống nghiên cứu như sau:
Trong các tài liệu nhóm đã tìm kiếm và nghiên cứu, đa số những bài nghiên cứu đó mới chỉ tập trung tại một số khu vực như Nam Phi, Châu Âu, hay một số quốc gia cụ thể như Anh, Mỹ. Do đó, không thể áp dụng cho môi trường, phạm vi khác và hơn nữa
do quy mô mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ nên kết quả đưa ra chưa thực sự đáng tin cậy (Tanja Koch, 2018). Một hạn chế nữa là các nghiên cứu trước chỉ tập trung vào chi phí nhận thức, rủi ro, cơ hội liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội để tuyển dụng các chuyên gia trẻ vào ngành ngân hàng (Caroline Wanjiku Ndambiri, 2017). Hay một hạn chế nữa là mẫu nghiên cứu thì khá eo hẹp, tập trung vào đối tượng sinh viên với yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, dữ liệu được thu thập tại một thời điểm duy nhất, thông qua các biện pháp tự báo cáo, khảo sát, cho thấy việc thiếu tiêu chí “bên ngoài” để đánh giá các vấn đề khách quan hơn (Ioannis Nikolaou, 2014).
Tuyển dụng qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội đã xuất hiện trong nhiều bài nghiên cứu ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam thì số lượng còn rất ít. Hơn hết trong bối cảnh Covid-19 và hậu Covid, mọi người thường có xu hướng làm việc từ xa, làm việc online và hạn chế tiếp xúc nhiều, điều đó đồng thời dẫn đến tuyển dụng online cũng là một vấn đề đáng nghiên cứu. Tuy nhiên về tổng quan nghiên cứu trong nước thì ở thời điểm hiện tại vẫn chưa tồn tại công trình nghiên cứu nào bàn luận một cách tập trung, chi tiết và có hệ thống về ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mạng xã hội đến ý định ứng tuyển của ứng viên vào ngân hàng tại Việt Nam. Các nghiên cứu thường chỉ mang tính chất đánh giá chung, chưa cụ thể và còn nhiều mặt hạn chế. Trong khi các ngân hàng đang chạy đua với thời kỳ công nghệ số bằng các app điện tử, các hình thức, các ưu đãi, gửi tiền, thanh toán, tín dụng, tuyển dụng… trực tuyến thì các bài nghiên cứu để làm rõ, tìm ra ưu nhược điểm của hình thức này còn quá ít.
Nhìn chung, với các bài nghiên cứu ở nước ta và trên thế giới trong những năm qua thì cho thấy rằng các phương tiện truyền thông mạng xã hội đem lại một hiệu quả vô cùng to lớn với việc tuyển dụng, nó giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, năm bắt thông tin đầy đủ và các ứng viên sẽ công bằng hơn khi ứng tuyển. Tuy nhiên với các nghiên cứu nước ngoài thì lại chỉ áp dụng với số mẫu bó hẹp, chưa đa dạng, phạm vi nghiên cứu nhỏ…. Và với việc thấu hiểu vấn đề của các ngân hàng khi tuyển dụng thông qua các kênh Các phương tiện truyền thông mạng xã hội thì tại VN các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của Socila Media đến việc tuyển dụng cũng có hạn chế như không tập trung vào việc tuyển dụng mà lại khai thác nó vào Marketing, phát triển sản phẩm, tiếp cận khách hàng. Vì vậy, qua việc tìm hiểu và tham khảo các bài nghiên cứu thì nhóm nhận thấy rằng tại Việt Nam chưa có nhiều bài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các
phương tiện truyền thông mạng xã hội đến ý định ứng tuyển của ứng viên vào Ngân hàng.
Hiện nay, ở Việt Nam, các ngân hàng đang đẩy mạnh tìm kiếm nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng kinh doanh trong thời kỳ “hậu covid”.
Trong thời kỳ “hậu covid” như ở Việt Nam hiện nay, việc tuyển dụng thêm nhân sự để giúp tăng trưởng hoạt động kinh doanh được hầu hết các ngân hàng ưu tiên thực hiện. Trong thực tế, các ngân hàng đang gấp rút trong vấn đề bổ sung thêm nhân sự, ngành ngân hàng hứa hẹn sẽ đi đầu trong sự phục hồi của nền kinh tế. Số lượng sinh viên theo học ngành ngân hàng ở Việt Nam cũng là một con số đáng kể, việc đáp ứng việc làm đủ cho số lượng nhân lực cũng là vấn đề khẩn trương. Vấn đề được đặt ra là làm sao có thể giải quyết tình trạng trên và tuyển dụng trưc tuyến thông qua các phương tiện truyền thông xã hội Các phương tiện truyền thông mạng xã hội được đặt ra như một giải pháp tối ưu cho vấn đề đó.
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, nhóm đã nhận thấy việc kết hợp các mô hình UTAUT, TPB, TAM, TRA giúp dự đoán và xác định được yếu tố thúc đẩy, quyết định của ý định người tìm việc trong việc sử dụng tuyển dụng điện tử. Để biết được tác động của xã hội tới ý định nộp đơn ứng tuyển của sinh viên? Hay ai là người có tầm ảnh hưởng lớn đến ý định nộp đơn ứng tuyển vào ngân hàng của bạn? Ngoài ra còn cho thấy được niềm tin cũng như sự kỳ vọng khi nộp đơn ứng tuyển qua các phương tiện truyền thông xã hội Các phương tiện truyền thông mạng xã hội. Việc sử dụng các mô hình lý thuyết trong bài báo nghiên cứu sẽ hỗ trợ trong việc giải thích và chứng minh hành vi của con người trong các loại khảo sát khác nhau. Kết hợp các mô hình lý thuyết sẽ cho phép chúng ta hiểu biết đầy đủ và toàn diện về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của con người. Nhóm đã kết hợp các mô hình dựa trên các bài nghiên cứu tiên tiến có liên quan ở nước ngoài và hướng đến đối tượng nghiên cứu là sinh viên Việt Nam. Qua đó, phần nào các ngân hàng cũng tìm hiểu được ý định nộp đơn ứng tuyển của sinh viên qua những ảnh hưởng của Các phương tiện truyền thông mạng xã hội, từ đó đưa ra những chính sách tuyển dụng phù hợp kết hợp giữa tuyển dụng truyền thống và tuyển dụng thông qua các trang mạng xã hội để có được nguồn nhân lực tốt nhất cho hiện tại và tương lai.