Kết quả kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên tại hà nội (Trang 80 - 84)

4.4.1. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu ng số chưa chuẩn hóa có ý nghĩa thống kê.

Hình 4.2. Kết quả phân tích SEM

Nguồn: nhóm nghiên cứu tổng hợp

Kết quả sau khi phân tích: Chi-square/df = 2.136, GFI = 0.905, CFI = 0.941, TLI

= 0.932, RMSEA = 0.053, PCLOSE = 0.215. Chính vì thế, dữ liệu thu được phù hợp với mô hình nghiên cứu.

Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Bảng 4.13. Kết quả kiểm định tác động trực tiếp Tác động

trực tiếp

Chỉ số chưa chuẩn hóa

S.E C.R Giá trị P

- Value

Chỉ số chuẩn hóa

DSD → HI .187 .064 2.935 .003 .170

NB → KQ .147 .079 1.862 .063 .111

TN → KQ .260 .046 5.688 *** .304

XH → KQ .257 .049 5.203 *** .284

HI → YD .096 .042 2.286 .022 .109

KQ → YD .505 .051 9.855 *** .522

TL → YD -.005 .069 -.069 .945 -.003

CM → YD .306 .057 5.360 *** .265

P: mức ý nghĩa; *** = p < 0,001 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Sig của biến Nội bộ (NB) tác động lên Kết quả (KQ) có P = 0.063 > 0.05 nên biến Nội bộ (NB) không có sự tác động lên Kết quả (KQ). Chính vì thế, nhóm loại bỏ biến này ra khỏi mô hình nghiên cứu:

H3: “Kết nối nội bộ có ảnh hưởng tích cực đến kỳ vọng về kết quả khi sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên”. (β = 0.111; P > 0.05) => Bác bỏ giả thuyết H3

Biến Thuận lợi (TL) cũng không có ảnh hưởng đến Ý định (YD) vì P = 0.945 >

0.05

H8: “Các điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên”. ( β = -0.003; P > 0.05) => Bác bỏ giả thuyết H8.

Sau khi bác bỏ các giả thuyết không phù hợp, nhóm cho chạy lại SEM:

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Hình 4.3. Kết quả chạy phân tích SEM sau hiệu chỉnh lần 1

Nhóm tiếp tục thực hiện phân tích mô hình cấu trúc vì các hệ số vẫn nhất quán với tập dữ liệu đầu vào:

Bảng 4.14. Kết quả kiểm định tác động trực tiếp sau khi loại bỏ biến NOIBO và THUANLOI

Tác động trực tiếp

Chỉ số chưa chuẩn hóa

S.E C.R Giá trị P

- Value

Chỉ số chuẩn hóa

DSD → HI .187 .064 2.918 .004 .169

TN → KQ .264 .046 5.761 *** .310

XH → KQ .275 .049 5.639 *** .304

HI → YD .096 .042 2.279 .023 .109

KQ → YD .505 .051 9.846 *** .522

CM → YD .307 .057 5.376 *** .265 P: mức ý nghĩa; *** = p < 0,001 Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Theo bảng 4.14, các giá trị P đều < 0.05 nên các biến số đều thỏa mãn điều kiện và có ý nghĩa thống kê. Tác động của các biến Hữu ích, Kết quả và Chuẩn mực lần lượt lên Ý định sử dụng các phương tiện truyền thông để ứng tuyển là 0.109; 0.522 và 0.265.

H2: “Cảm nhận về tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên”. (β = 0,109; P < 0,05), chấp nhận giả thuyết H2.

H6: “Kỳ vọng về kết quả có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên”. (β = 0,522; P < 0,05), chấp nhận giả thuyết H6.

H7: “Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên”. (β = 0,265; P < 0,05), chấp nhận giả thuyết H7.

4.4.2. Kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của biến (Indirect Effect)

Nhóm có được bảng kết quả sau sau khi xem xét tác động gián tiếp của biến đối với các biến độc lập - phụ thuộc - trung gian:

Bảng 4.15. Kết quả kiểm định tác động trung gian Mối tác động P - value Chỉ số chuẩn hóa

DSD --> HI --> YD 0.028 0.017

XH --> KQ --> YD 0.001 0.161

TN --> KQ --> YD 0.002 0.163

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Các giá trị P trong bảng 4.15 đều nhỏ hơn 0,05, cho thấy mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến quan sát là có ý nghĩa thống kê. Tác động của biến Nhận thức về tính dễ sử dụng khi qua biến trung gian Nhận thức về tính hữu ích đến Ý định sử dụng các

phương tiện truyền thông với mục đích tham gia ứng tuyển vào ngành ngân hàng đạt 0.017; Ảnh hưởng xã hội và Nhận thức về sự tín nhiệm ảnh hưởng đến Ý định sử dụng các phương tiện truyền thông để ứng tuyển vào ngành ngân hàng qua biến trung gian Kỳ vọng về kết quả lần lượt đạt mức 0,161 và 0,163. Kết quả là, chúng ta có thể thấy rằng các giả định và mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường.

H1: “Cảm nhận về tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên”. (β = 0,169; P < 0,05), chấp nhận giả thuyết H1.

H4: “Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên”. (β = 0,304; P < 0,05), chấp nhận giả thuyết H4.

H5: “Nhận thức về sự tín nhiệm có ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên”. (β = 0,310; P < 0,05), chấp nhận giả thuyết H5.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ý định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên tại hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)