Nhóm tóm tắt và trình bày những phát hiện chính, ý nghĩa nghiên cứu và ứng dụng thực tế trong các phần sau, bao gồm kết quả của thang đo, mô hình lý thuyết nền tảng, mô hình lý thuyết và biến kiểm soát..
4.5.1. Kết quả đo lường
Mô hình đề xuất của nhóm ban đầu có 9 biến và các học thuyết. Sau khi kiểm định, nhân tố “các điều kiện thuận lợi, kết nối nội bộ” bị lược bỏ do không phù hợp với nghiên cứu. Nhóm lần lượt thực hiện kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA và thấy các chỉ số đều đạt điều kiện. Do đó, nhóm đưa ra cách giải thích sau về các kết quả đo:
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng các phương tiện truyền thông để xin việc trên thực tế như: chuẩn mực chủ quan (0.265), ảnh hưởng của xã hội (0.161) và nhận thức về sự tín nhiệm (0.163) sẽ thuộc về lĩnh vực nhận thức của cá nhân. Còn khi xét về ích lợi của việc sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng thì sẽ ảnh hưởng bởi các nhân tố như cảm nhận về tính dễ sử dụng (0.017) và cảm nhận về tính hữu ích (0.109). Và trong các mối quan hệ thì yếu tố kỳ
vọng về kết quả ảnh hưởng lên mạnh nhất đến ý định (0.522). Do đó, các yếu tố trong tiêu chí này sẽ hỗ trợ các ngân hàng xác định cách sinh viên tại Hà Nội sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm việc làm.
4.5.2. Kết quả về mô hình lý thuyết
Mô hình nghiên cứu của nhóm tham khảo từ các mô hình TRA, TAM, UTAUT và 2 mô hình các yếu tố có tác động tới ý định ứng tuyển trực tuyến và đã được kiểm định bằng mô hình cấu trúc tuyển tính thì đã thu được kết quả là mô hình của nhóm đạt được độ tin cậy cũng như phù hợp với dữ liệu mà nhóm thu thập được qua khảo sát. Các yếu tố như kỳ vọng về kết quả, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về sự tín nhiệm, cảm nhận về tính dễ sử dụng, cảm nhận về tính hữu ích, chuẩn mực chủ quan được phát hiện là động lực thúc đẩy ý định sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên tại Hà Nội.
Bài nghiên cứu của Maria Marcella Plummer (2010) cũng cho kết quả là yếu tố kỳ vọng về kết quả là động lực thúc đẩy mạnh nhất (47.7%) tới ý định chia sẻ thông tin cá nhân của người tìm việc với nhà tuyển dụng trong SNS. Và đối với bài nghiên cứu của Bishwash Raj Poudel (2018), kết quả mong đợi cũng là khía cạnh quan trọng nhất trong việc xác định có nên áp dụng tuyển dụng điện tử ở Nepal hay không.. Từ những kết quả này cho thấy rằng yếu tố kỳ vọng về kết quả tác động rất mạnh mẽ đối với ý định ứng tuyển điện tử nói chung và ý định ứng tuyển vào ngành ngân hàng bằng các phương tiện truyền thông mạng xã hội nói riêng bởi vì việc tuyển dụng qua internet như này cũng còn khá mới mẻ đối với những ứng viên non trẻ như sinh viên nên việc kỳ vọng vào kết quả là sự tác động lớn nhất tới ý định. Chính vì vậy, các ngân hàng cần quan tâm ưu tiên số 1 về sự kỳ vọng kết quả này để có thể gia tăng ý định ứng tuyển bằng hình thức này của sinh viên.
Song song với đó, 2 yếu tố nhận thức về sự tín nhiệm (0.310) cũng như ảnh hưởng của xã hội (0.304) tác động cũng đáng kể đối với yếu tố kỳ vọng về kết quả. Chính vì thế, nhà tuyển dụng ngành ngân hàng cần nâng cao uy tín cũng như hình ảnh của mình để tạo niềm tin của sinh viên như mở các cuộc tọa đàm online về xu hướng tuyển dụng điện tử của ngân hàng hay sử dụng quảng cáo trên internet. Từ đó có thể nâng cao niềm tin của sinh viên khi thực hiện ứng tuyển qua các phương tiện truyền thông.
Kết nối nội bộ là 1 trong 2 nhân tố mà nhóm loại bỏ do không có sự tác động lên kỳ vọng kết quả. Điều này cũng tương tự trong bài của Maria Marcella Plummer (2010).
Có lẽ những người tham gia khảo sát được cung cấp thông tin "bên trong" không chú ý lắm đến nó. Do đó, kỳ vọng về kết quả của họ đối với tiện ích của các phương tiện truyền thông mạng xã hội trong việc giúp họ tìm việc làm không khác gì so với những người được khảo sát không được cung cấp thông tin "bên trong". Tuy nhiên thì thông tin “bên trong” này rất có ích khi tham gia ứng tuyển vì có thể nắm được những gì không được trình bày tại yêu cầu tuyển nhân viên của ngân hàng, giúp tăng khả năng trúng tuyển
Điều kiện thuận lợi là nhân tố bị lược bỏ còn lại vì cũng không có sự tác động lên kỳ vọng kết quả. Bài nghiên cứu của Bishwash Raj Poudel (2018) cũng loại bỏ biến điều kiện thuận lợi. Trong thực tế, nếu đã đủ những yếu tố cần thiết để hành vi diễn ra thuận lợi, cá nhân đó sẽ có xu hướng hành động luôn mà bỏ qua ý định. Mô hình UTAUT cũng đã chứng minh điều này. Chính vì vậy, các điều kiện thuận lợi không ảnh hưởng tới ý định hành vi ứng tuyển vào ngành ngân hàng của sinh viên Hà Nội thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội.