Thứ nhất, về việc sinh viên sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng thì cho kết quả hầu hết sinh viên đều đã từng sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển (330 người- 80,88%) và chỉ số
ít sinh viên (78 người - 12,19%) là chưa từng sử dụng. Theo kết quả phân tích cho thấy trong số sinh viên đã từng dùng hình thức này để ứng tuyển vào ngành ngân hàng thì có tới 165 người là sinh viên năm 3 (85,94%), sau đó là sinh viên năm 2 (78,79%), sinh viên năm 4 (77%) và cuối cùng là sinh viên năm nhất (72%). Điều này cho thấy rằng đối với sinh viên năm nhất khi thực hiện việc ứng tuyển, cụ thể vào ngành ngân hàng thì vẫn chưa được dùng và tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông mạng xã hội.
Bên cạnh đó thì những sinh viên năm 2, năm 3 hay năm 4 thì tỉ lệ sử dụng các phương tiện để ứng tuyển đã tăng lên rất nhiều và về cơ bản tập trung rất nhiều vào những sinh viên năm 3 - những sinh viên thuộc đối tượng đang bắt đầu học những môn chuyên ngành.
Bảng 4.2. Mô tả giữa sinh viên và việc sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp Tiếp đến đó chính là sự phối hợp giữa yếu tố về giới tính và tình trạng sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng. Theo số liệu trình bày tại bảng 4.3 thì ta có thể thấy về chỉ tiêu giới tính thì cả sinh viên nam và
Đã sử dụng Chưa sử dụng Tổng
Sinh viên
Năm 1
N 36 14 50
% 72% 28% 100%
Năm 2
N 52 14 66
% 78,79% 21,21% 100%
Năm 3
N 165 27 192
% 85,94% 14,06% 100%
Năm 4
N 77 23 100
% 77% 23% 100%
Tổng N 330 78 408
% 80,88% 19,12% 100%
nữ đều có tỉ lệ sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng là sấp sỉ ngang nhau (khoảng hơn 80%). Tuy nhiên, số sinh viên là nữ đã dùng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng thì lại có tỷ lệ cao hơn so với sinh viên nam. Qua đó có thể thấy sinh nữ có nhu cầu ứng tuyển vào ngành ngân hàng cao hơn, song song là việc sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển cũng cao hơn so với sinh viên nam.
Bảng 4.3. Mô tả sự phói hợp giữa chỉ tiêu giới tính và tình trạng sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng
Nguồn: Nhóm sinh viên nghiên cứu Kết quả thống kê ở Bảng 4.4 cho thấy phần lớn quê quán của học sinh Hà Nội là ở vùng đồng bằng. Và trong số đó thì gần như sinh viên đều đã sử dụng phượng tiện truyền thông xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng (81,56%). Cũng từ kết quả trên có thể thấy tỉ lệ sinh viên có quê quán tại khu vực đồng bằng đã sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển lớn hơn sinh viên có quê tại khu vực miền núi đã dùng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển (78,41%). Và tỉ lệ sinh viên có quê tại khu vực miền núi chưa sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển (21,59%) lớn hơn tại khu vực đồng bằng (18,44%). Kết quả trên đã phản ánh đúng thực trạng bởi sinh viên có quê quán tại khu vực miền núi thì điều kiện để tiếp xúc với nền tảng này chưa nhiều, còn ít hơn so với sinh viên có quê quán tại khu vực đồng bằng. Do đó, sinh viên từ vùng đồng bằng sẽ sử dụng mạng xã hội để xin việc làm với tỷ lệ thấp hơn so với sinh viên từ vùng đồng bằng.
Bảng 4.4. Phối hợp giữa chỉ tiêu quê quán và tình trạng sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng
Đã sử dụng Chưa sử dụng Tổng
Quê quán
Đồng bằng
N 261 59 320
% 81,56% 18,44% 100%
Đã sử dụng Chưa sử dụng Tổng Giới
tính
Nữ N 196 45 241
% 81,33% 18,67% 100%
Nam N 134 33 167
% 80,24% 19,76% 100%
Tổng N 330 78 408
% 80,88% 19,12% 100%
Miền núi
N 69 19 88
% 78,41% 21,59% 100%
Tổng N 330 78 408
% 80,88% 19,12% 100%
Nguồn: Nhóm sinh viên nghiên cứu Từ bảng 4.5 cho ta thấy được mối liên hệ giữa sinh viên và số năm kinh nghiệm sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng.
Tỉ lệ sinh viên đã sử dụng các phương tiện truyền thông nhằm ứng tuyển ngành ngân hàng nhiều hơn hoặc bằng 6 năm chiếm tỉ trọng lớn nhất. Trong đó, số lượng sinh viên năm 3 với kinh nghiệm sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội từ 6 năm trở lên chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số các sinh viên (129 sinh viên - 78,18%). Bên cạnh đó cũng có thể thấy hầu như không có sinh viên đã sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển mà lại có kinh nghiệm sử dụng ít hơn hoặc bằng 1 năm, đa số đều là 0. Về chi tiết cho thấy sinh viên năm nhất đã sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển chỉ có 24 người là kinh nghiệm bằng hoặc nhiều hơn 6 năm (66,67%) và 33,33% trong tổng số sinh viên có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm, và không có sinh viên nào có kinh nghiệm ít hơn hoặc bằng 1 năm. Cũng tương tự như vậy, sinh viên năm 2 không có sinh viên nào có kinh nghiệm ít hơn hoặc bằng 1 năm sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển. Với tỉ lệ khá nhỏ trong tổng số sinh viên năm 2 đã sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm, chỉ khoảng 17,31% và chiếm tỉ lệ nhiều nhất là sinh viên có kinh nghiệm nhiều hơn hoặc bằng 6 năm sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội nhằm ứng tuyển vào ngành ngân hàng. Kế tiếp là về sinh viên năm 3- đối tượng sinh viên đang tiếp cận những kiến thức chuyên sâu về các môn chuyên ngành, những người có nhu cầu ứng tuyển lớn nhằm học hỏi và áp dụng những kiến thức được học vào thựuc tiễn.
Về đối tượng này thì cũng không có sinh viên có kinh nghiệm dưới 1 năm, sinh viên có kinh nghiệm từ 2-5 năm chiếm 21,82%, còn sinh viên có kinh nghiệm nhiều hơn hoặc bằng 6 năm chiếm tỉ lệ lớn nhất (78,18%). Và cuối cùng là những sinh viên năm 4, đa số những sinh viên này thì đều có kinh nghiệm sử dụng các phương tiện truyền thông
để ứng tuyển nhiều hơn hoặc bằng 6 năm (90,91%), chỉ số ít là có kinh nghiệm từ 2 đến 5 năm hay ít hơn hoặc bằng 1 năm (9,09%).
Bảng 4.5. Phối hợp giữa sinh viên và số năm kinh nghiệm sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng
Ít hơn hoặc bằng
1 năm
% Từ 2
đến 5 năm
% Nhiều hơn hoặc bằng 6
năm
% Tổng
Đã sử dụng
Năm 1
0 % 12 33,33% 24 66,67% 36 100%
Năm 2
0 % 9 17,31% 43 82,69% 52 100%
Năm 3
0 % 36 21,82% 129 78,18% 165 100%
Năm 4
0 % 7 9,09% 70 90,91% 77 100%
Tổng 64 100% 266 100% 330
Nguồn: Nhóm sinh viên nghiên cứu Và cuối cùng, đó chính là mối liên hệ giữa việc sinh viên đã sử dụng các phương tiện truyền thông để ứng tuyển vào ngành ngân hàng thông qua các công cụ các phương tiện truyền thông mạng xã hội cụ thể như Facebook, TopCv, Timviecnhanh, @_123Job, Viec_lam_24h, …
Theo kết quả phân tích từ bảng 4.6 cho thấy đa số sinh viên đã từng sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để ứng tuyển vào ngành ngân hàng sử dụng phương tiện mạng xã hội Facebook là chủ yếu (49,26%). Điều này cũng khá hợp lí với thực tế vì Facebook là một phương tiện truyền thông mạng xã hội quen thuộc nhất với hầu hết các đối tượng, điển hình như sinh viên (giới trẻ hiện nay). Ngược lại với
Facebook thì phương tiện mạng xã hội “Timviecnhanh” và “Viec_lam_24h” lại không được sinh viên ưa chuộng để sử dụng, chỉ chiếm khoảng 4%. Cụ thể cho thấy, đối tượng sinh viên năm 3 với số lượng tiếp cận nền tảng Facebook để ứng tuyển chiếm đa số phần đông với 123 người, chiếm 61,19% trong tổng 201 người. Tiếp đến là nền tảng TopCV thì được tiếp cận và sử dụng khá nhiều từ sinh viên năm 3, năm 4, chiếm khoảng 40%;
còn đối với sinh viên năm nhất và năm 2 thì vẫn chưa được tiếp cận nhiều, bởi lẽ với 2 đối tượng sinh viên này thì TopCV còn khá mới mẻ và chưa thực sự thông dụng để họ có thể sử dụng vào việc ứng tuyển. Về phương tiện @_123Job lại được những sinh viên năm 4 rất ưa chuộng để sử dụng khi ứng tuyển vào ngành ngân hàng, cụ thể chiếm tới 42,3%. Kế tiếp là phương tiện Timviecnhanh và Viec_lam_24h mặc dù không chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số các phương tiện được sinh viên sử dụng nhưng ở 2 khía cạnh này thì lại thu hút được sự quan tâm lớn từ phía những sinh viên năm 4, còn đối với những viên năm nhất, năm 2 hay năm 3 thì chưa thực sự được sử dụng nhiều. Ngoài những phương tiện mạng xã hội trên thì sinh viên còn sử dụng các phương tiện truyền thông khác để ứng tuyển vào ngành ngân hàng, chỉ chiếm khoảng 7% và đối tượng sinh viên năm 3 là những người hướng đến những phương tiện khác nhiều nhất (50%).
Bảng 4.6. Phối hợp giữa sinh viên đã từng sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội ứng tuyển vào ngành ngân hàng và loại phương tiện truyền
thông mạng xã hội hay sử dụng nhất để ứng tuyển
Sinh viên Tổng
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Đã
từng tham gia ứng
tuyển vào ngành
Facebook N 17 29 123 32 201
% 8,46% 14,43% 61,19% 15,92% 49,26%
TopCV N 5 5 16 14 40
% 12,5% 12,5% 40% 35% 9,81%
123Job N 6 6 3 11 26
% 23,08% 23,08% 11,54% 42,3% 6,37%