CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN VÀ ĐÀM PHÁN ỨNG TUYỂN VIỆC LÀM
2.1 Thực trạng năng lực đàm phán ứng tuyển việc làm của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế
Theo nhiều nghiên cứu, hiện nay sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế nói chung chưa thực sự xác định được vai trò của mình trong thị trường lao động, do đó dẫn tới việc bỏ qua cơ hội hoặc đàm phán việc làm không thành công.
Thông qua việc nghiên cứu các trường hợp nổi bật, các tác giả đã kết luận rằng rất ít sinh viên mới ra trường có khả năng đàm phán được vị trí việc làm hoặc mức lương đáp ứng được mong muốn của bản thân. Dẫn chứng qua việc khảo sát các chuyên gia tuyển dụng và các giảng viên làm việc trong môi trường đại học, các nghiên cứu chỉ ra rằng sinh viên mới ra trường gặp rắc rối trong việc xử lý cảm xúc, kiểm soát cái tôi và thấu hiểu chính mình. Nói cách khác, sinh viên thường ít có những suy nghĩ tích cực như hiểu và tin vào bản thân rằng sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc, hoặc sinh viên thưởng tin rằng sẽ chỉ làm được những gì được giao cho họ. Bởi thế, sinh ra việc sinh viên mới ra trường không thể đàm phán thành công khi đi ứng tuyển việc làm. Nói cách khác, theo Hayden (2022) sinh viên tại Việt Nam đang thiếu đi cơ chế tự hiệu quả, hay tự đánh giá hiệu quả bản thân (Self-efficacy) để thực hiện một cuộc đàm phán thành công khi ứng tuyển việc làm. Bên cạnh đó, dưới góc nhìn của nhà tuyển dụng, sinh viên mới ra trường, hoặc ít kinh nghiệm thường sẽ dễ dàng bị điều khiển trên bàn đàm phán. Trên thực tế, theo báo cáo “Thị trường lao động trong làn sóng Covid thứ 4: Thực trạng và hướng đi” được thực hiện bởi Navigos Search (2021), các doanh nghiệp có xu hướng phá bỏ những gì đã cam kết, chấm dứt hợp đồng lao động với sinh viên mới ra trường hoặc người lao động có ít kinh nghiệm. Tỷ lệ doanh nghiệp phá bỏ những gì đã cam kết trên bàn đàm phán trong bối cảnh Covid-19 đối với sinh viên mới ra trường là 40,5% và đối với nhân viên có ít kinh nghiệm là 42,3%. Điều này hàm ý rằng các doanh nghiệp không đánh giá cao khả năng đàm phán ứng tuyển việc làm của sinh viên mới ra trường nói chung, và sinh viên ngành kinh doanh quốc tế nói riêng. Trên thực tế, vì những lý do khách quan và chủ quan, doanh nghiệp sẵn sàng hủy bỏ những gì đã cam kết trong cuộc đàm phán ứng tuyển mà không lo lắng các vấn đề pháp lý sau này. Điều này cho
38
thấy các kết quả đạt được trong cuộc đàm phán của sinh viên mới ra trường thường không được đề cao bởi doanh nghiệp, và hoàn toàn không chặt chẽ dưới góc độ pháp lý.
Để làm rõ hơn thực trạng về năng lực đàm phán khi ứng tuyển việc làm của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế, đặc biệt là từ góc nhìn của ứng viên, đề tài đã thực hiện khảo sát trên 222 sinh viên đã ra trường của ngành Kinh doanh quốc tế thuộc các trường đại học lớn trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, sinh viên tham gia khảo sát đến từ đại học Ngoại thương (4,1%), đại học Kinh tế Quốc dân (14,4%), đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội (4,1%), Học viện Tài chính (2,3%) và Học viện Ngân hàng (73,9%). Việc số lượng sinh viên tham gia khảo sát đến từ Học viện Ngân hàng nhiều hơn hẳn so với các đơn vị đại học khác là do sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế của Học viện Ngân hàng được đào tạo chuyên sâu về đàm phán với môn học Đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, do yếu tố chủ quan, nên việc tiếp cận sinh viên Học viện Ngân hàng trở nên dễ dàng hơn so với các sinh viên ngành kinh doanh quốc tế tại các đơn vị đại học khác.
Hình 2.1: Tỷ lệ sinh viên ngành kinh doanh quốc tế tham gia khảo sát
Nguồn: Từ tính toán của nhóm tác giả
39
Hình 2.2: Tỷ lệ các mức điểm học phần Đàm phán trong Kinh doanh quốc tế
của sinh viên tham gia khảo sát
Hình 2.3: Tỷ lệ các mức xếp loại cuối khóa của sinh viên tham gia khảo sát
Nguồn: Từ tính toán của nhóm tác giả
Các sinh viên đa phần có kết quả học tập tốt đối với học phần Đàm phán trong Kinh doanh quốc tế nói riêng và đối với toàn chương trình học nói chung. Đối với học phần Đàm phán trong Kinh doanh quốc tế, có 56,8% số sinh viên đạt điểm A, 37,4% đạt điểm B, số còn lại đạt điểm C hoặc D, không có sinh viên đạt điểm F. Đối với kết quả xếp loại toàn khóa học, 8,1% số sinh viên tham gia khảo sát đạt loại xuất sắc, 39,2% đạt loại giỏi, 51,8% đạt loại khá, số còn lại đạt loại trung bình, không có sinh viên xếp loại yếu hoặc kém.
Bên cạnh đó, kết quả từ khảo sát cho thấy, toàn bộ 222 sinh viên tham gia khảo sát đều đã trải qua ít nhất một lần phỏng vấn ứng tuyển việc làm thực tế. Do đó, từ việc phân tích kết quả của khảo sát, đề tài có thể rút ra được thực trạng về năng lực đàm phán của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế khi đã ra trường. Theo đó, trong số 222 kết quả khảo sát, có 7,7%, tương ứng với 17 ứng viên chưa có việc làm, còn lại 92,3% đã có việc làm ổn định hoặc tạm thời. Các kết luận trên đều khá tương đồng với kết quả khảo sát của Phan Ngọc Khuyên & Nguyễn Huy Hoàng (2016) khi thực hiện khảo sát đối với sinh viên ngành kinh doanh quốc tế tại đại học Cần Thơ. Như vậy, có thể kết luận, sinh
56.8 37.4
5.4 0.4
A B C D
8.1
39.2 51.8
0.9
Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình
40
viên ngành kinh doanh quốc tế có thể dễ dàng đàm phán ứng tuyển việc làm thành công sau khi ra trường.
Hình 2.4: Tỷ lệ đã có việc làm của người tham gia khảo sát
Nguồn: Từ tính toán của nhóm tác giả
Tuy nhiên, chỉ có 12% người đã có việc làm (tương ứng với 25 kết quả) hoàn toàn hài lòng với việc làm hiện tại dành cho mình. Mặc dù không tồn tại tình trạng ứng viên bất mãn với công việc, nhưng chủ yếu người tham gia khảo sát chỉ đánh giá rằng mình hài lòng (43,3%) hoặc cảm thấy bình thường (39,9%) đối với những đãi ngộ của doanh nghiệp dành cho mình. Điều này cho thấy rõ ràng tồn tại một khoảng cách giữa những gì sinh viên tin rằng mình đã đạt được trong bàn đàm phán so với những gì sinh viên thực nhận khi được trúng tuyển. Tuy nhiên, từ góc độ của ứng viên, hầu hết các ứng viên đều cho rằng mình có khả năng kiểm soát cuộc đàm phán và đưa ra được đề nghị có lợi cho mình khi tham gia ứng tuyển vào các doanh nghiệp. Khảo sát cho thấy có đến 141 trên 222 phiếu khảo sát, tương ứng với 63,51% cho rằng bản thân biết cách đàm phán xin việc để đạt được mục tiêu cá nhân. Tương tự, có đến 57,6% cho rằng bản thân biết cách thuyết phục nhà tuyển dụng đồng ý với các điều kiện có lợi cho bản thân và 59,4% cho rằng việc sử dụng chiến lược phù hợp khi tham gia đàm phán là điều có thể nắm bắt và thực hành tốt.
41
Hình 2.5: Thực trạng sự hài lòng người tham gia khảo sát đối với những đãi ngộ của tổ chức
Nguồn: Từ tính toán của nhóm tác giả Từ các kết luận trên, đề tài nhận thấy rằng có khoảng cách rất lớn giữa việc sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế tự nhận thức về năng lực đàm phán ứng tuyển việc làm của mình và đánh giá từ người tuyển dụng lao động. Mặc dù sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế rất tự tin về năng lực đàm phán của mình, nhưng kết quả nhận được từ các buổi đàm phán thường không khiến họ hoàn toàn hài lòng. Bên cạnh đó, thông thường dưới đánh giá của nhà tuyển dụng, sinh viên mới ra trường thường không có kỹ năng đàm phán hiệu quả, dẫn đến việc doanh nghiệp có thể dễ dàng thay đổi hoặc chấm dứt các kết quả trong cuộc đàm phán ứng tuyển mà không có rắc rối về mặt pháp lý.