Đánh giá các nhân tố tác động tới năng lực đàm phán của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế khi ứng tuyển việc làm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động tới năng lực đàm phán của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế khi ứng tuyển việc làm (Trang 52 - 65)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN VÀ ĐÀM PHÁN ỨNG TUYỂN VIỆC LÀM

2.2 Đánh giá các nhân tố tác động tới năng lực đàm phán của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế khi ứng tuyển việc làm

2.2.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào lý thuyết về Tự tin vào năng lực bản thân (Self-efficacy) được đề xuất bởi Bandura cùng cộng sự (1999), đề tài cho rằng các nhân tố quyết định đến năng lực đàm phán của một cá nhân sẽ được dựa vào mức độ tự tin cao vào khả năng thực hiện nhiệm vụ cụ thể, mà ở trường hợp này là đàm phán ứng tuyển thành công với những điều kiện được cho là có lợi với ứng viên. Nói cách khác, theo các nghiên cứu được tổng hợp từ các phần trước của đề tài, Tự tin vào bản thân sẽ giúp cho kết quả của đàm phán tốt hơn.

Theo tổng hợp của Ostrem (2021), bốn thành tố để tạo nên Tự tin vào năng lực của bản

42

thân bao gồm kinh nghiệm làm chủ (mastery experiences), kinh nghiệm gián tiếp (vicarious experiences), ngôn ngữ thuyết phục (verbal persuasion), và trạng thái tâm lý (emotional state) hoặc rộng hơn là trạng thái tâm lý và tình cảm (physiological and affective states).

Cụ thể, Bandura cùng cộng sự (1999) cho rằng kinh nghiệm làm chủ là yếu tố quan trọng nhất của Tự tin vào năng lực bản thân, và là những trải nghiệm của chính người thực hiện thử thách đối với các công việc tương tự thử thách mà họ đang phải đối mặt. Đối với năng lực đàm phán, người đàm phán sẽ dễ thành công hơn nếu đã từng tham gia một cuộc đàm phán thực sự hoặc một cuộc đàm phán mô phỏng. Đối với năng lực của sinh viên, yếu tố này sẽ được quy định dưới đánh giá về việc sinh viên đã từng tham gia đàm phán trong môi trường lớp học hay chưa. Việc tham gia sâu vào các nhiệm vụ đàm phán trong môi trường lớp học được dự đoán rằng sẽ làm tăng sự tự tin vào bản thân của sinh viên, từ đó tăng được năng lực đàm phán của sinh viên trong tương lai.

Yếu tố kinh nghiệm gián tiếp được giải thích là kinh nghiệm mà một cá nhân có thể tích lũy thông qua việc quan sát môi trường xung quanh. Cụ thể hơn, với khuôn khổ đề tài, kinh nghiệm gián tiếp được định nghĩa là việc sinh viên có thể quan sát các cuộc phỏng vấn thực tế, ngoài môi trường lớp học. Ví dụ, bằng việc tham gia các cuộc phỏng vấn nhóm thực tế với doanh nghiệp, sinh viên sẽ đúc kết được kinh nghiệm bằng việc học hỏi khả năng trả lời phỏng vấn và đàm phán công việc từ các ứng viên khác. Đề tài cho rằng yếu tố này không liên quan đến nội dung của nghiên cứu do sinh viên hoàn toàn có thể quan sát ở nhiều nơi ngoài khuôn khổ của môn đàm phán được dạy trên ghế nhà trường. Vì vậy, yếu tố kinh nghiệm gián tiếp sẽ bị loại bỏ khỏi nghiên cứu.

Yếu tố ngôn ngữ thuyết phục được định nghĩa là việc cá nhân được tiếp nhận những lời thuyết phục rằng mình có khả năng thực hiện thử thách. Những lời thuyết phục này sẽ giúp cho cá nhân đó tự tin vào bản thân mình và tin rằng mình có khả năng vượt qua các thử thách tương tự. Nói cách khác, yếu tố thuyết phục được định nghĩa là sự nhìn nhận của xã hội được thể hiện bằng lời nói hoặc tương đương về khả năng thành công của cá nhân khi vượt qua thử thách. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, yếu tố này được định nghĩa là nếu sinh viên có kết quả cao ở môn đàm phán thì sẽ có sự tự tin cao vào năng lực đàm phán của bản thân, từ đó có thể phát huy được năng lực đàm phán.

43

Trạng thái tâm lý được Bandura cùng cộng sự (1999) và cộng sự định nghĩa đơn giản rằng đó là trạng thái của cá nhân khi thực sự thực hiện thử thách. Các trạng thái tâm lý xấu như căng thẳng, buồn bực sẽ khiến sự tự tin giảm sút và kết quả thực hiện thử thách đi theo chiều hướng tiêu cực. Ngược lại, các trạng thái tâm lý tốt sẽ khiến sự tự tin tăng cao và khiến cho chủ thể có thể hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ. Tương tự, trạng thái tâm lý và tình cảm cũng được định nghĩa là trạng thái cảm xúc của bản thân chủ thể sở hữu khi thực hiện các nhiệm vụ. Do tâm lý của một cá nhân có thể được chính cá nhân đó điều khiển và kiểm soát, dù gặp các trường hợp khác nhau, nên nghiên cứu cho rằng việc kiểm soát tốt trạng thái tâm lý và tình cảm sẽ là một trong những yếu tố tác động đến năng lực đàm phán của cá nhân đó. Sinh viên có khả năng kiểm soát tâm lý và tình cảm tốt, hoặc kiểm soát cảm xúc tốt sẽ có khả năng đàm phán lớn hơn các sinh viên không có khả năng điều khiển và kiểm soát trạng thái tâm lý của mình.

Từ các kết luận trên, đề tài đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Sinh viên có kinh nghiệm làm chủ sẽ làm tăng năng lực đàm phán

Giả thuyết H2: Sinh viên được thuyết phục rằng mình có khả năng đàm phán sẽ làm tăng năng lực đàm phán

Giả thuyết H3: Sinh viên có khả năng kiểm soát trạng thái tâm lý và tình cảm sẽ làm tăng năng lực đàm phán.

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Dựa vào nghiên cứu của Bandura và cộng sự (1999) Kinh nghiệm làm

chủ

Trạng thái tâm lý, tình cảm Ngôn ngữ thuyết

phục Năng lực đàm phán

44

Đề tài viết lại mô hình nghiên cứu dưới dạng công thức như sau:

PSE = 𝜶𝟎+ 𝜷𝟏𝑴𝑬 + 𝜷𝟐𝑽𝑷 + 𝜷𝟑𝑷𝑨𝑺 + 𝜺𝒊𝒋 (1)

Trong đó:

PSE là sự tự tin vào bản thân trong các cuộc đàm phán ứng tuyển, thể hiện cho năng lực đàm phán của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế

ME là biến thể hiện yếu tố kinh nghiệm làm chủ. ME là biến giả, nhận giá trị 1 nếu sinh viên đã tham gia vào quá trình đàm phán giả định trên lớp và nhận biến 0 nếu ngược lại.

VP là biến thể hiện yếu tố ngôn ngữ thuyết phục. Biến VP là biến định danh thể hiện kết quả học tập môn đàm phán. Đây là đánh giá mang tính thuyết phục giúp cho người học tự tin và nâng cao khả năng đàm phán của bản thân

PAS là biến thể hiện yếu tố trạng thái tâm lý và tình cảm. Biến PAS là biến định danh thể hiện khả năng kiểm soát tình cảm và tâm lý của người được khảo sát.

Tuy nhiên, do việc tham gia vào môn đàm phán trên lớp học được phân chia thành nhiều mức độ, nên đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu sau:

PSE = 𝜶𝟎+ 𝜷𝟏𝑴𝑬_𝑺𝑷 + 𝜷𝟐𝑽𝑷 + 𝜷𝟑𝑷𝑨𝑺 + 𝜺𝒊𝒋 (2)

Trong đó, ME_SP là biến định danh, thể hiện mức độ tham gia vào các bài tập đàm phán cũng như các tình huống giả định đàm phán trên lớp học. Các mức độ tham gia vào tình huống đàm phán trên lớp học bao gồm: Chưa từng tham gia, tham gia dưới hình thức đóng vai, tham gia dưới hình thức làm bài tập nhóm, tham gia dưới hình thức lập kế hoạch đàm phán cho nhóm.

Bên cạnh đó, yếu tố kiểm soát tâm lý của ứng viên cũng cần được xem xét. Theo lý thuyết của Bandura và cộng sự (1999), tâm lý, tình cảm và cảm xúc là các yếu tố tương tự nhau. Tuy nhiên, Gorman (2004) khẳng định rằng các yếu tố tâm lý có liên quan đến việc tạo ra cảm xúc cho con người và từ đó quyết định hành động. Vì vậy, việc kiểm soát được tâm lý có thể không dẫn đến việc kiểm soát được cảm xúc. Do đó, nghiên cứu đề xuất các mô hình nghiên cứu sau:

PSE = 𝜶𝟎+ 𝜷𝟏𝑴𝑬 + 𝜷𝟐𝑽𝑷 + 𝜷𝟑𝑷𝑨𝑺 + 𝜷𝟒𝑬𝑰 + 𝜺𝒊𝒋 (3)

45

PSE = 𝜶𝟎+ 𝜷𝟏𝑴𝑬𝑺𝑷+ 𝜷𝟐𝑽𝑷 + 𝜷𝟑𝑷𝑨𝑺 + 𝜷𝟒𝑬𝑰 + 𝜺𝒊𝒋 (4)

Trong đó EI là biến thể hiện khả năng kiểm soát cảm xúc là biến kiểm soát của mô hình.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu a. Hướng tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp phổ biến và hiệu quả của các nghiên cứu theo cách tiếp cận quy nạp. Cách tiếp cận quy nạp là cách tiếp cận dành cho các bài nghiên cứu đang muốn kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết với các bối cảnh khác nhau (Creswell & Creswell, 2017). Bằng việc dựa vào thuyết Tự tin vào bản thân được đề xuất bởi Bandura cùng cộng sự (1999), nghiên cứu sẽ tìm cách chứng minh các giả thuyết nghiên cứu là đúng trong phạm vi nghiên cứu là sinh viên ngành kinh doanh quốc tế tại Việt Nam. Do đó, cách tiếp cận quy nạp cùng phương pháp nghiên cứu định lượng là phù hợp với đề tài.

b. Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu sẽ thu thập khảo sát qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 của việc thu thập phiếu khảo sát sẽ được tiến hành thông qua các bước bao gồm thiết kế câu hỏi khảo sát, khảo sát thử, và xử lý kết quả khảo sát thử. Sau khi hoàn thành giai đoạn 1, nghiên cứu sẽ tiến hành điều chỉnh câu hỏi trên bảng khảo sát và chính thức thu thập khảo sát trên diện rộng, với đối tượng là sinh viên học ngành Kinh doanh quốc tế.

Do yếu tố chủ quan, nghiên cứu sẽ thực hiện thu thập khảo sát theo phương pháp Bóng tuyết (Snowball Sampling method). Theo đó, phương pháp Bóng tuyết sẽ phù hợp với các nghiên cứu có khả năng tiếp cận người tham gia khảo sát hạn chế (Sedgwick, 2013). Do nhóm nghiên cứu đều là các giảng viên Học viện ngân hàng, sinh viên Học viện Ngân hàng vì vậy là đối tượng được tiếp cận tham gia khảo sát đầu tiên. Nghiên cứu sẽ yêu cầu các sinh viên thuộc khoa Kinh doanh Quốc tế tiếp tục đưa khảo sát cho các đối tượng phù hợp ở các đơn vị đại học khác nhằm tăng số lượng người tham gia khảo sát, đảm bảo tính chính xác của kết quả khảo sát. Sau khi kết thúc quá trình thực hiện khảo sát, nhóm nghiên cứu đã nhận được những phiếu trả lời của sinh viên đến từ 5 trường đại học trên địa bàn Hà Nội bao gồm: Học viện ngân hàng, Đại học Ngoại

46

thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, và Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sau khi thu thập được số liệu khảo sát, nghiên cứu sẽ tiến hành hồi quy tuyến tính trên phần mềm SPSS để đưa ra các kết quả cho bài nghiên cứu.

2.2.3 Kết quả nghiên cứu a. Xử lý số liệu

Theo nghiên cứu của Comrey & Lee (1992), số lượng câu trả lời khảo sát phù hợp cho một nghiên cứu học thuật là hơn 200 khảo sát. Con số này nhận được sự đồng tình của MacCallum cùng cộng sự (1999) cùng với Guilford (1954). Như vậy, số lượng 222 câu trả lời khảo sát của đề tài là hoàn toàn phù hợp và có thể thực hiện nghiên cứu.

Trước khi thực hiện hồi quy mô hình nghiên cứu, nghiên cứu cần tính toán các chỉ số về độ tin cậy và độ hội tụ của số liệu. Các chỉ số này được dùng để tính toán khả năng sử dụng số liệu từ các biến được tập hợp bởi nhiều câu hỏi. Đối với chỉ số về độ tin cậy, theo George & Mallery (2010), số liệu của nghiên cứu là đủ tin cậy nếu chỉ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.7 và nhỏ hơn 1.

Theo đó, nghiên cứu sẽ tiến hành tính toán chỉ số Cronbach’s alpha của ba biến là PAS, EI và PSE.

Bảng 2.1: Cronbach’s alpha của PAS Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.895 3

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán Bảng 2.2: Cronbach’s alpha của EI

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.830 4

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán

47

Bảng 2.3: Cronbach’s alpha của PSE Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.756 4

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán

Từ các kết quả tính toán trên, có thể khẳng định rằng các kết quả thu được hoàn toàn đủ tin cậy, có liên quan đến chủ đề nghiên cứu và có thể sử dụng để thực hiện tính toán.

Đối với độ hội tụ, nghiên cứu cần chứng tỏ các câu hỏi được sử dụng phù hợp với biến mà đề tài nghiên cứu hướng đến. Do đó, các câu hỏi trong bảng khảo sát cần có độ hội tụ vào các biến của đề tài. Đối với độ hội tụ, do sự tác động lẫn nhau giữa biến độc lập và phụ thuộc, nên nghiên cứu sẽ không tiến hành đo độ hội tụ của biến phụ thuộc. Kết quả của việc đo độ hội tụ được thể hiện trong bảng 2.4.

Bảng 2.4: Độ hội tụ của các biến EI và PAS

1 2

EI4 .859

EI2 .807

EI3 .792

EI1 .779

PAS3 .907

PAS1 .906

PAS2 .895

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán Kết quả từ việc đo độ hội tụ cho thấy các câu hỏi có độ liên kết cao và hoàn toàn phù hợp với mục đích nghiên cứu. Vì vậy, số liệu đề tài thu thập được là đáng tin cậy và hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu.

48

b. Kết quả nghiên cứu

Đề tài sẽ tiến hành hồi quy 4 mô hình nghiên cứu được đề xuất ở trên để đưa ra thảo luận và kết luận. Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS, kết quả hồi quy các mô hình được thể ở các bảng sau.

Bảng 2.5: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu (1) (Biến phụ thuộc: PSE)

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig.

B Std. Error Beta

1

Constant 2.230 .315 7.081 .000

VP .146 .059 .161 2.477 .014

PAS .172 .047 .243 3.665 .000

ME .070 .153 .030 .457 .648

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán Theo Field (2000), chỉ số Sig. value biểu thị sự có ý nghĩa của biến đối với mô hình. Cụ thể, nếu chỉ số này dưới 0.05, biến sẽ có ý nghĩa thống kê đối với mô hình. Với kết quả trên, có thể thấy biến ME (sig. = 0.648) không có sự tác động tới biến phụ thuộc PSE. Trái lại, VP và PAS đều có ý nghĩa thống kê với sig. value lần lượt là 0.014 và 0.000, phản ánh những tác động tích cực đối với PSE. Nói cách khác, việc sinh viên thực hành các tình huống đàm phán mô phỏng trong các buổi học trên lớp không có tác động tới năng lực đàm phán của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy của mô hình (1) cho thấy khả năng kiểm soát cảm xúc (biến PAS) có tác động cùng chiều và lớn hơn so với tác động cùng chiều của kết quả học tập môn đàm phán (biến VP) đối với hiệu quả đàm phán ứng tuyển việc làm của các sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế trên địa bàn Hà Nội.

49

Bảng 2.6: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu (2) (Biến phụ thuộc: PSE)

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig.

B Std. Error Beta

2

Constant 2.257 .314 7.188 .000

VP .149 .059 .164 2.536 .012

PAS .176 .046 .249 3.840 .000

ME .005 .039 .008 .120 .905

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán Từ kết quả của bảng (2.6), có thể thấy việc cụ thể hóa sự tham gia của sinh viên vào môn đàm phán trên lớp cũng quyết định tới năng lực đàm phán và hiệu quả dàm phán ứng tuyển việc làm của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với kết quả của mô hình theo bảng (2.5).

Bảng 2.7: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu (3) (Biến phụ thuộc: PSE)

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig.

B Std. Error Beta

3

Constant 1.276 .306 4.168 .000

VP .123 .052 .135 2.337 .020

PAS .093 .043 .131 2.155 .032

EI .373 .049 .454 7.689 .000

ME .119 .136 .051 .869 .386

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán

50

Bảng 2.8: Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu (4) (Biến phụ thuộc: PSE)

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig.

B Std. Error Beta

4

Constant 1.379 .301 4.576 .000

VP .125 .052 .138 2.385 .018

PAS .101 .042 .143 2.407 .017

EI .375 .049 .456 7.687 .000

ME_SP -.026 .035 -.042 -.733 .464

Nguồn: Nhóm tác giả tự tính toán Với việc đưa EI vào thành biến kiểm soát, có thể nhận thấy kết quả cũng tương đồng với kết quả hồi quy của mô hình (1) và (2) khi mà ME và ME_SP có chỉ số Sig value lần lượt là 0.386 và 0.464. Điều này hàm ý rằng, việc tham gia vào bất cứ một giai đoạn nào của quá trình mô phỏng đàm phán trên lớp, từ lập kịch bản, nhập vai, hay hoàn thiện kế hoạch sau đàm phán đều không có tác động đáng kể đến năng lực đàm phán của ứng tuyển việc làm của các sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế khi tham gia các cuộc tuyển dụng. Bên cạnh đó, các biến VP, PAS và EI đều có tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc. Điều này có nghĩa nếu ứng viên có điểm đàm phán tốt, năng lực kiểm soát tình cảm, tâm lý và cảm xúc cao sẽ có thể giúp nâng cao năng lực đàm phán của bản thân. Với hệ số tương quan 0.52, biến VP có tác động lớn nhất tới biến phụ thuộc PSE. Như vậy, điểm số của môn đàm phán càng cao sẽ khiến cho sinh viên có năng lực đàm phán càng tốt.

Từ các kết quả hồi quy của các mô hình được trình bày ở trên, nhóm nghiên cứu rút ra được một số kết luận như sau:

Thứ nhất, Việc tham gia vào các giai đoạn của các tình huống đàm phán mô phòng trong các giờ học trên lớp không giúp cải thiện đáng kể sự tự tin của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế trên địa bàn Hà Nội vào năng lực đàm phán của bản thân.

Điều này đồng nghĩa với việc năng lực và hiệu quả đàm phán ứng tuyển việc làm của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động tới năng lực đàm phán của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế khi ứng tuyển việc làm (Trang 52 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)