Giải pháp nâng cao năng lực đàm phán của sinh viên ngành Kinh doanh quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động tới năng lực đàm phán của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế khi ứng tuyển việc làm (Trang 68 - 74)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÀM PHÁN CỦA SINH VIÊN NGÀNH

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực đàm phán của sinh viên ngành Kinh doanh quốc

3.2.1 Nhóm giải pháp cải thiện Yếu tố Kinh nghiệm làm chủ (mastery experiences) Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng việc sinh tham gia vào quá trình chuẩn bị kế hoạch đàm phán, lập chiến lược đàm phán, hay thậm chí nhập vai là nhà đàm phán trong các tình huồng mô phỏng trên lớp không giúp sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế có thể cải thiện được năng lực đàm phán của mình. Theo đó trọng tâm là việc các tình huống mô phỏng được áp dụng trong các buổi học chưa thực sự phát huy được hiệu quả như nó cần phải có, do những nguyên nhân cả chủ quan và khách quan như cách thức tiến hành các tình huống đàm phán mô phỏng chưa hợp lý, quy mô lớp đông trong khi thời lượng giảng dạy có giới hạn.

Để cải thiện Yếu tố Kinh nghiệm làm chủ, điều quan trọng là cần tạo cho sinh có nhiều cơ hội để thực sự đàm phán nhiều hơn. Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

Môn Đàm phán nói chung và Đàm phán trong kinh doanh quốc tế nói riêng là một trong những môn học đặc thù, theo đó sinh viên cần có cơ hội và thời gian để thực hành các lý thuyết được học trên lớp. Do đó, nếu sinh viên có thể cải thiện năng lực tự học, tự nghiên cứu của mình sẽ giúp giảm thiểu được đáng kể thời gian diễn giải lý thuyết trên lớp, tạo điều kiện để các cá nhân hoặc các nhóm đàm phán có đủ thời lượng để tiến hành những tình huống đàm phán sát với thực tế hơn.

Thứ hai, Giảm thiểu quy mô sinh viên của các lớp học phần Đàm phán.

Với quy mô lớp quá đông, như đã trình bày, nhiều thành viên trong nhóm sẽ không muốn hoặc không thể có cơ hội trực tiếp tham gia đàm phán. Việc điều chỉnh theo hướng giảm quy mô sinh viên cũng chính là để giảm đi số lượng thành viên phải có trong một nhóm, tạo điều kiện cũng như tạo áp lực cho sinh viên được tham gia vào thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau trong tiến trình đàm phán cũng như đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau.

Thứ ba, Cải thiện cách thức áp dụng các tình huống đàm phán mô phỏng.

58

Như đã đề cập, để có thể cải thiện hiệu quả đàm phán khi tham gia vào các đợt tuyển dụng, sinh viên cần được trải nghiệm các tình huống đàm phán cá nhân. Do đó, các giờ học trên lớp nên gia tăng thời lượng cho các bối cảnh đàm phán 1-1. Ngoài ra, các bối cảnh đàm phán này nên được thực hiện với những tình huống bất ngờ để giúp sinh viên rèn luyện mức độ phản xạ nhạy bén của mình.

Thứ tư, Tạo cơ hội cho sinh viên thực hành đàm phán ngoài lớp học nhiều hơn.

Chắc chắn rằng thời lượng thực hành trên lớp cần chia đều cho tất cả các sinh viên, do đó chỉ thực hành trên lớp sẽ là chưa đủ để giúp sinh viên có thể nâng cao kỹ năng làm chủ của mình. Do đó, việc khuyến khích và tạo những cơ hội cho sinh viên tăng cường thực hành đàm phán cũng là một việc cần thiết, chẳng hạn như thành lập câu lạc bộ Nhà đàm phán. Các chương trình ngoại khóa của câu lạc bộ Nhà đàm phán cùng với sự tham vấn của Ban Cố vấn, cũng là các giảng viên giảng dạy học phần Đàm phán, sẽ tạo ra được không gian thực hành tích cực cho sinh viên. Ngoài ra, khoa chuyên ngành cũng như câu lạc bộ Nhà Đàm phán cũng có thể tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm với các chuyên gia, các cựu sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế để giúp cho các sinh viên hiện tại được lắng nghe những kinh nghiệm tham gia đàm phán và đàm phán việc làm của họ, những câu chuyện cả thành công và thất bại, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình.

Bên cạnh đó, giảng viên cũng có thể khuyến khích ghi hình lại những lần đàm phán trong thực tế của mình kèm theo ghi chú ngắn gọn về các kỹ thuật được áp dụng, kết quả sau đàm phán để nhận về điểm thưởng cho học phần. Điều này sẽ có thể tạo ra động lực cho sinh viên chủ động tìm kiếm các cơ hội tham gia vào tình huống đàm phán thực tế, thay vì chỉ dừng lại ở các kịch bản mô phỏng trên lớp.

Thứ năm, Tạo sự kết nối giữa nhà tuyển dụng và sinh viên

Học phần Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là học phần dành cho sinh viên năm cuối. Vì vậy, nếu nhà trường hay khoa chuyên ngành có thể kết nối sinh viên với nhà tuyển dụng thì sẽ có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho cả hai phía. Một mặt, sinh viên được tiếp xúc với những người làm tuyển dụng lâu năm, tìm hiểu những tiêu chí mà họ sẽ dùng để đàm phán với các ứng viên, và họ cũng chính là những đối tác đàm phán tuyển dụng tương lai của chính các sinh viên. Mặt khác, điều này cũng cung cấp được nguồn nhân lực chất lượng cho các đơn vị tuyển dụng. Quá trình tiếp cận lâu

59

dài giữa hai bên sẽ giúp môi bên hiểu rõ đối tác, tạo dựng mối quan hệ và niềm tin, từ đó có thể cải thiện được hiệu quả của cuộc đàm phán.

Ngoài ra, một cách thức thực hành đàm phán tuyển dụng hữu ích nữa là chủ động tham gia hội chợ việc làm. Hiện nay nhiều trường đại học đều tổ chức những Hội chợ việc làm cho sinh viên, hay đặc thù tại Học viện ngân hàng cũng có nhiều ngân hàng, đơn vị tổ chức những buổi truyển thông, tuyển dụng riêng. Vì vậy, việc tham gia những chương trình như hội chợ việc làm chính là những cơ hội quý giá để các sinh viên, các ứng viên, có thể trực tiếp gặp mặt đa dạng các nhà tuyển dụng, với đa dạng các phong cách đàm phán khác nhau. Đó không những mang lại cơ hội được tuyển dụng cho các bạn sinh viên, mà còn là một nguồn tài nguyên phong phú về các tình huống đàm phán thực tế mà các bạn được trực tiếp trải nghiệm trước khi thực sự tốt nghiệp và gia nhập vào thị trường lao động cạnh tranh.

3.2.2 Nhóm giải pháp cải thiện Yếu tố Ngôn ngữ thuyết phục (verbal persuasion) Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy điểm tổng kết của học phần Đàm phán có những tác động tích cực đến năng lực đàm phán ứng tuyển việc làm của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế. Điều này hàm ý rằng những sinh viên có mức điểm của học phần này cao sẽ có kết quả tốt hơn trong các cuộc đàm phán tuyển dụng, cũng như có sự hài lòng cao hơn với mức lương của công việc hiện tại. Đó là do, kết quả học tập của học phần đàm phán cao phản ánh rằng sinh viên năng lực đàm phán tốt, từ đó giúp sinh viên tự tin hơn vào bản thân cũng như góp phần gia tăng được năng lực đàm phán thực tế.

Để cải thiện hơn nữa Yếu tố Ngôn ngữ thuyết phục của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế, nhà trường, khoa chuyên ngành và các giảng viên phụ trách học phần Đàm phán cần:

Thứ nhất, Khuyến khích sinh viên thể hiện và không phán xét.

Việc tích lũy và cải thiện năng lực đàm phán, đặc biệt là đàm phán ứng tuyển việc làm, là cả một quá trình tích lũy kéo dài. Do đó, điều quan trọng là giảng viên cần khuyến khích sinh viên chủ động thể hiện mình và tham gia vào các hoạt động học tập và thực hành tình huống trên lớp, đồng thời tránh những lời phán xét, chê bai khi sinh viên làm không tốt. Trái lại, sinh viên rất cần những nhận xét chi tiết, đóng góp mang tính xây dựng để các em hoàn thiện hơn về năng lực đàm phán của mình. Những sự

60

quan tâm, lời động viên hay nhận xét của giảng viên sẽ là động lực giúp sinh viên tự tin hơn vào bản thân, cũng như chủ động hơn trong các cuộc đàm phán thực tế trong tương lai.

Thứ hai, Xây dựng cơ chế chấm điểm minh bạch, công bằng.

Giúp sinh viên cải thiện niềm tin vào bản thân thông qua điểm số không có nghĩa là giảng viên cần cho điểm cao một cách ồ ạt, bởi điều đó chỉ tạo ra một đội ngũ ứng viên có niềm tin nhưng thiếu năng lực thực chất. Trái lại, khoa chuyên ngành cần định hình nên các quy định về việc đánh giá định kỳ một cách minh bạch và công bằng, cùng với cơ chế điểm cộng, điểm thưởng cho những cố gắng và nỗ lực của sinh viên. Điều này, sẽ tạo động lực cho mọi sinh viên cần cố gắng cải thiện năng lực và các kỹ thuật đàm phán của mình nếu muốn đạt điểm cao trong học phần. Và khi sinh viên thực sự đạt điểm cao, các em cũng sẽ hoàn toàn tin tưởng rằng năng lực đàm phán của mình đã có những bước chuyển biến đáng kể so với những ngày đầu.

Thứ ba, Xây dựng ngân hàng đề thi học phần Đàm phán bám sát nội dung giảng dạy và chuẩn đầu ra.

Việc thực hiện đánh giá minh bạch và công bằng nên được áp dụng không chỉ đối với các điểm đánh giá thường xuyên mà với cả bài thi đánh giá cuối kỳ. Để làm được điều này, các câu hỏi trong ngân hàng đề thi học phần Đàm phán cần theo sát với nội dung giảng dạy cũng như chuẩn đầu ra để có thể phản ánh được chính xác năng lực học tập và thực hành đàm phán của sinh viên.

Thứ tư, Tổ chức các cuộc thi giữa các sinh viên trong lớp hoặc giữa các lớp với nhau.

Khoa chuyên ngành và giảng viên cũng nên tiến hành những những cuộc thi, có thể chỉ cần với quy mô nhỏ, giữa các thành viên trong lớp, hoặc giữa các lớp đang cùng theo học học phần Đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Những cuộc thi này, ngoài việc tạo cho sinh viên cơ hội được thực hành đàm phán, thì đó cũng chính là nơi tạo động lực cho các bạn tự trau dồi kiến thức chuyên ngành liên quan. Bên cạnh đó, những giải thưởng sau cuộc thi cũng chính là lời khích lệ xứng đáng nhất cho những sự cố gắng của sinh viên theo học. Tất cả những điều này đều góp phần củng cố yếu tố ngôn ngữ thuyết

61

phục, giúp sinh viên tin vào bản thân và năng lực của chính mình, là tiền đề cho một cuộc đàm phán ứng tuyển việc làm thành công.

3.3.3 Nhóm giải pháp cải thiện Yếu tố Trạng thái tâm lý – tình cảm (physiological and affective states)

Ngoài kết quả học tập, ứng viên kiểm soát được tâm lý, cảm xúc của mình, sinh viên sẽ có nhiều cơ hội đàm phán thành công, tức nâng cao được năng lực đàm phán. Nói cách khác, cảm nhận tốt về năng lực đàm phán được gắn liền và củng cố bởi nguồn năng lượng, trạng thái tâm lý tích cực khi sinh viên nghĩ về các trải nghiệm đàm phán trước đây, và trải nghiệm về học phần Đàm phán trong kinh doanh quốc tế đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm đó.

Một số giải pháp để góp phần tạo ra những giờ học bổ ích, vui vẻ, thoải mái, đáp ứng nguyện vọng của sinh viên, từ đó cải thiện yếu tố Trạng thái tâm lý – tình cảm được đề xuất bao gồm:

Thứ nhất, Thường xuyên cập nhật nội dung giảng dạy phù hợp với sự vận động của thực tiễn.

Yếu tố then chốt đầu tiên để mang tới cho sinh viên sự bổ ích, vui vẻ đó cần phải là nội dung bài giảng. Hiện nay, tài liệu được sử dụng trong giảng dạy học phần Đàm phán trong Kinh doanh quốc tế tại Học viện ngân hàng là tài liệu dịch từ các giáo trình về Đàm phán uy tín đến từ các trường đại học trên thế giới, với nội dung hữu ích và cập nhật. Bên cạnh đó, giảng viên cần chủ động trong việc thường xuyên điều chỉnh nội dung giảng dạy, các tình huống thực hành để theo kịp với sự vận động của đời sống kinh doanh quốc tế nhộn nhịp. Điều này, một mặt để sinh viên không bị nhàm chán với những kiến thức lạc hậu, mặt khác cũng chính là cung cấp những kiến thức hữu ích và thực sự có thể được áp dụng vào thực tiễn cho các bạn sinh viên.

Thứ hai, Đa dạng trong phương pháp giảng dạy

Ngoài việc cải tiến nội dung, việc áp đụng đa dạng các phương pháp giảng dạy cũng là một biện pháp cần thiết để giúp sinh viên thoải mái và hài lòng hơn với các giờ học đàm phán. Hiện nay, các tiết học đàm phán đều bao gồm hai phần: giảng dạy lý thuyết, và thực hành những lý thuyết đó qua các tình huống đàm phán giả định. Đáng chú ý là các tình huống giả định này không có một kết quả đúng sai cụ thể, mà nó thay

62

đổi tùy thuộc vào những kỹ thuật và diễn biến mà sinh viên triển khai. Bởi thế, tuy chỉ là một đề bài, nhưng những thì được thể hiện bởi các nhóm lại không giống nhau, và không gây ra sự nhàm chán cho người học.

Ngoài ra, giảng viên cũng áp dụng đa dạng các phương pháp khác để góp phần tạo hứng thú cho sinh viên như nghiên cứu case study thực tế, phân tích các kỹ thuật đàm phán qua video trực quan, hay sự dụng những bài quiz trực tuyến nhằm kiểm tra kiến thức cũ hoặc giới thiệu kiến thức mới.

Thứ ba, Khảo sát định kỳ sự hài lòng của sinh viên

Hiện nay, định kỳ, phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo đều thực hiện các đợt khảo sát, lấy ý kiến người học về giảng viên để làm kết quả đánh giá hiệu quả của việc dạy và học. Tuy nhiên, do được khảo sát cho tất cả các học phần nên các tiêu chí được đưa ra ở mức chung nhất. Vì thế để nâng cao hiệu quả của khảo sát này, làm tiền đề cho việc nâng cao sự hào hứng học tập của sinh viên, khoa chuyên ngành và giảng viên cũng có thể tiến hành những khảo sát riêng đối vói các sinh viên theo học học phần Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, với những tiêu chí cụ thể, bám sát nội dung và phương pháp giảng dạy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa vào những kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực đàm phán của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế khi ứng tuyển việc làm, cũng với những phân tích về cơ hội việc làm của lĩnh vực kinh doanh quốc tế, nhóm nghiên cứu đã mạnh dạn đề xuất các nhóm giải pháp để cải thiện từng yếu tố liên quan tới năng lực đàm phán của sinh viên.

63

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động tới năng lực đàm phán của sinh viên ngành kinh doanh quốc tế khi ứng tuyển việc làm (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)