Lý thuy ết các bên liên quan

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Lý thuy ết các bên liên quan đến du lịch MICE

2.2.2 Lý thuy ết các bên liên quan

Lý thuyết của Michell, Agle, Wood (1997) hiện đang được áp dụng rộng rãi, cho phép đáp ứng nhiều yêu cầu đề nghị về các bên liên quan khi xem xét cho một điểm đến du lịch: lý thuyết này thừa nhận ảnh hưởng của các bên liên quan đến một điểm đến cụ thể (Simpson, 2001); cung cấp một phân loại chi tiết hơn các bên liên quan; có tính quy chuẩn hơn là mô tả (Harrison và Freeman, 1999). Lý thuyết này cho rằng việc chọn lựa các bên liên quan sẽ phụ thuộc vào việc tích lũy số lượng các đặc tính là tính quyền lực (power); tính hợp pháp (ligitimacy); và tính khẩn cấp (urgency) của từng bên liên quan mà nhà quản trị phải nhận thức (Michell và ctg, 1997). Nghĩa là, bên liên quan nào có được 3 đặc tính nêu trên sẽ là bên liên quan rõ ràng và nó có liên hệ chặt chẽ với tổ chức kinh doanh. Lý thuyết của Michell và ctg (1997) được mô tả bằng sơ đồ Venn, gồm 3 bộ, mỗi bộ đại diện cho một trong ba đặc tính. Tất cả các nhóm hoặc cá nhân đạt được sự nổi bật trong sự liên quan dựa vào số các đặc điểm mà bên đó tích lũy được. Số lượng các đặc tính càng cao, sự nổi bật càng dễ nhận diện.

Các bên liên quan chỉ sở hữu một đặc tính được gọi là các bên liên quan tiềm ẩn; Có được hai đặc tính được gọi là các bên liên quan mong đợi và với ba đặc tính thì được gọi là các bên liên quan rõ ràng (Hình 2.2).

Ảnh hưởng của các bên liên quan được đánh giá bởi các đặc tính của bên liên quan đó. Michell và ctg (1997) nhấn mạnh rằng các nhà quản trị nên chỉ ra các bên liên quan rõ ràng, khi đó các bên liên quan này sẽ được chú ý ưu tiên nhiều hơn các bên liên quan khác, đồng thời các bên liên quan rõ ràng cũng sẽ hỗ trợ, cung cấp cho điểm đến những nguồn lực cần thiết. Để trả lời câu hỏi các bên liên quan nào thực sự là rõ ràng, cần dựa vào 3 đặc điểm trong khung lý thuyết của ông:

Hình 2.2 Khung lý thuyết phân loại các bên liên quan

(Nguồn: Michell và ctg, 1997)

Đặc điểm thứ nhất là quyền lực, đó là mức độ mà một bên có được hoặc có thể tham gia vào để gây áp lực, hưởng lợi hoặc theo nghĩa quy phạm pháp luật là áp đặt nó vào trong mối quan hệ (Michell và ctg, 1997, trang 869). Allen (2003) đã công nhận tương tác và gắn kết của các bên liên quan trong một môi trường kinh doanh ở các quy mô khác nhau và mạng lưới xã hội;

Đặc điểm thứ hai là hợp pháp, đó là một nhận thức chung hoặc giả định rằng các hành động của một thực thể là được các bên khác mong muốn, trong một thời gian thích hợp hoặc đáp ứng được hệ thống tiêu chuẩn xã hội, giá trị, niềm tin (Michell và

QUYỀN LỰC

HỢP PHÁP

KHẨNCẤP 1 CBLQ không

hoạt động

2 CBLQ tùy ý

CBLQ yêu cầu 3 4 CBLQ nổi trội

5 CBLQ

nguy hiểm 6

CBLQ phụ thuộc 7

CBLQ rõ ràng

8 Không là

CBLQ

ctg, 1997, trang 874). Tính hợp pháp còn thể hiện ở quan hệ hợp đồng, nó tạo cơ sở cho mối quan hệ chính đáng. Hill và Jones (1992) xác định các thành phần có tuyên bố hợp pháp đối với một tổ chức thông qua một thiết lập về quan hệ trao đổi, cung cấp cho tổ chức các nguồn tài nguyên quan trọng và đổi lại là có được lợi ích để thỏa mãn.

Tính hợp pháp thường kết hợp ngầm với quyền lực khi mọi người cố gắng đánh giá bản chất mối quan hệ xã hội của bên liên quan đó.

Đặc điểm thứ ba là khẩn cấp, đó là mức độ mà các bên liên quan này kêu gọi sự chú ý từ điểm đến hay các bên liên quan khác. Tính khẩn cấp đạt được khi có được hai điều kiện: (1) nhạy cảm về thời gian: mức độ mà sự chậm trễ trong quản lý các mối quan hệ là không được các bên liên quan chấp nhận, và (2) then chốt: chú ý đến các bên liên quan là trọng tâm của nhà quản trị (Michell và ctg 1997). Những đặc điểm trên không làm hạn chế đến việc phân loại các bên liên quan và thừa nhận ảnh hưởng của các bên liên quan đến một điểm đến cụ thể bằng cách cung cấp các nguồn lực cần thiết, tạo thành một nguồn lực tổng thể cả bên ngoài và bên trong của điểm đến.

Bảng 2.1 Đặc điểm và phân loại các bên liên quan Đặc điểm Tên gọi Phân loại theo nội dung Quyền lực

Hợp pháp Khẩn cấp

Các bên liên quan tiềm ẩn

(1) Các bên liên quan không hoạt động - Trong khi nắm quyền lực họ thiếu tính hợp pháp và khẩn cấp, do vậy quyền lực là không sử dụng được.

(2) Các bên liên quan tùy ý - không giữ quyền lực hay khẩn cấp để ảnh hưởng tới tổ chức.

(3) Các bên liên quan yêu cầu – Nắm giữ tính khẩn cấp nhưng thiếu quyền lực và hợp pháp để ảnh hưởng tới tổ chức.

Quyền lực và Hợp pháp Quyền lực và khẩn cấp Hợp pháp và khẩn cấp

Các bên liên quan mong đợi

(4) Các bên liên quan nổi trội – Họ có tính hợp pháp và khả năng hành động dựa trên quyền lực nắm giữ.

(5) Các bên liên quan nguy hiểm – Chưa có tính hợp pháp nhưng có quyền lực và tính khẩn cấp để ảnh hưởng tới tổ chức.

(6) Các bên liên quan phụ thuộc – Thiếu quyền lực để mang tính hợp pháp và khẩn cấp của họ. Do vậy, phải dựa vào quyền lực để ảnh hưởng tới tổ chức.

Quyền lực, Hợp pháp và Khẩn cấp

Các bên liên quan rõ ràng

(7) Các bên liên quan rõ ràng – Với cả 3 đặc điểm này, họ có khả năng ảnh hưởng đến tổ chức trong tương lai gần.

(Nguồn: Michell và ctg, 1997)

Ngoài ra, Michell và ctg (1997) còn bổ sung những điểm cần được chú ý của ba đặc tính nêu trên. Một là các bên liên quan luôn ở trạng thái động chứ không phải là trạng thái tĩnh. Hai là các bên liên quan có cấu trúc xã hội, thực tế, không mang tính chủ quan. Ba là ý thức và chủ ý thực hiện của các bên liên quan có thể có và có thể không hiện hữu.

Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, tác giả sử dụng khung lý thuyết của Michell và ctg (1997) làm cơ sở để xem xét, chọn lựa các bên liên quan (Mục 2.5.1) theo 3 đặc điểm là quyền lực, hợp pháp và khẩn cấp. Mỗi bên liên quan có những nguồn lực của mình và phải hội tụ đủ 3 đặc điểm đã nêu (ô số 7 - các bên liên quan rõ ràng ở Hình 2.2) thì được gọi là bên liên quan rõ ràng và được xem là nhân tố có nguồn lực ảnh hưởng đến nguồn lực điểm đến.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(262 trang)