CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3 Phân tích nhân t ố khẳng định CFA
4.3.3 K ết quả CFA mô hình đo lường tới hạn
Kết quả CFA của mô hình đo lường sau cùng (Hình 4.4) cho thấy mô hình có 242 bậc tự do, Chi-square = 435,957 với P = 0,000; các chỉ số GFI = 0,891; TLI =
0,919; CFI = 0,929; RMSEA = 0,053 nhỏ hơn 0,06. Các chỉ số trên khẳng định mô hình phù hợp nhưng chưa cao với dữ liệu thị trường (GFI = 0,891 < 0,9).
Hình 4. 4 Kết quả CFA (chuẩn hóa) mô hình đo lường tới hạn
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra) Đánh giá tính phân biệt trong mô hình xuyên suốt (across - construct) này là việc đo lường mức phân biệt giữa các khái niệm/thành phần có trong mô hình nghiên cứu.
Kết quả CFA trong các Mục 4.3.2 và 4.3.3 cho thấy có 5 thành phần được đo lường trong mô hình này là (1) Nguồn lực nhà cung cấp (S); (2) Nguồn lực nhà tổ chức (O);
(3) Nguồn lực du khách MICE (T); (4) Nguồn lực điểm đến MICE (D) và (5) Sự phát triển du lịch MICE (PT).
Kết quả kiểm định giá trị phân biệt của các thành phần trong từng khái niệm (within construct) cho thấy sự phân biệt tốt của các khái niệm trong mỗi mô hình. Mô hình đo lường sau cùng là mô hình tới hạn (saturated model), trong đó các khái niệm
được tự do quan hệ với nhau. Mô hình này nhằm kiểm định tính phân biệt của từng thành phần khái niệm trong mô hình nghiên cứu.
Các trọng số hồi quy ở dạng chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5 (Phụ lục 10), vì vậy các biến quan sát trong mô hình đều đạt giá trị hội tụ.
Bảng 4.12 Kết quả kiểm định giá trị phân biệt mô hình đo lường tới hạn
Tương quan r SE CR Giá trị p
D <--> S 0,623 0,045 8,431 0,0000
D <--> O 0,571 0,047 9,141 0,0000
S <--> O 0,542 0,048 9,533 0,0000
O <--> T 0,538 0,048 9,587 0,0000
D <--> T 0,553 0,048 9,385 0,0000
S <--> T 0,530 0,048 9,695 0,0000
D <--> PT 0,402 0,052 11,425 0,0000
S <--> PT 0,361 0,053 11,986 0,0000
O <--> PT 0,459 0,051 10,652 0,0000
T <--> PT 0,449 0,051 10,787 0,0000
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra) Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các biến trong mô hình tới hạn thể hiện trong Bảng 4.12. Tất cả các hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) đều nhỏ hơn 1 và đều có ý nghĩa thống kê, do đó, các khái niệm nêu trên đều đạt được giá trị phân biệt.
Tổng hợp các kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) kể trên được thể hiện trong Bảng 4.13.
Bảng 4.13 Tóm tắt kết quả kiểm định các thang đo của mô hình
Thang đo Mã Số biến
Độ tin cậy
Phương sai trích
Tải nhân
tố bình quân
Sự phù hợp α ρc
Nguồn lực nhà cung cấp S 4 0,838 0,851 0,593 0,763 Phù hợp Nguồn lực nhà tổ chức O 4 0,717 0,724 0,397 0,629 Phù hợp Nguồn lực du khách
MICE
T 4 0,771 0,776 0,604 0,777 Phù hợp Nguồn lực điểm đến
MICE
D 7 0,828 0,832 0,418 0,641 Phù hợp Sự phát triển du lịch
MICE
PT 5 0,880 0,88 0,595 0,771 Phù hợp (Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra)
Mục 4.2 đã kiểm định sự phù hợp của các thang đo lường trong mô hình nghiên cứu được đề xuất ở Chương 3 qua thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA).
Những đặc tính chủ yếu của mỗi thang đo như: tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của mỗi thành phần đo lường trong mô hình cũng đã được đánh giá.
Kết quả phân tích và đánh giá cho thấy tất cả các thang đo đều đạt được mức giá trị và độ tin cậy. Cần ghi nhận thêm rằng, tất cả các kết quả CFA đều phù hợp vì rằng kiểm định các mô hình CFA đều có sự phù hợp với dữ liệu thị trường.
Hình 4.5 Mô hình lý thuyết chính thức
(Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra) Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu cho mô hình lý thuyết chính thức:
H1: Nguồn lực của nhà cung cấp có mối quan hệ thuận chiều (+) đến nguồn lực điểm đến MICE. Nghĩa là, nhà cung cấp tham gia, phối hợp cung cấp càng nhiều nguồn lực về sản phẩm, dịch vụ, thông tin, điểm đến sẽ có nhiều nguồn lực hơn, khả năng thu hút du khách, cung cấp cho họ những sản phẩm, dịch vụ MICE và dịch vụ bổ sung khác như họ mong đợi sẽ cao hơn.
H2: Nguồn lực của nhà tổ chức có mối quan hệ thuận chiều (+) đến nguồn lực điểm đến MICE. Nghĩa là, bằng nguồn lực của mình, sự kiện MICE sẽ được tổ chức tại điểm đến, giúp gia tăng nguồn lực điểm đến về cả tài sản hữu hình lẫn tài sản vô hình để tạo nên cơ hội phát triển.
H3: Nguồn lực của du khách MICE có mối quan hệ thuận chiều (+) đến nguồn lực điểm đến MICE. Du khách đóng cả hai vai trò, vừa là thị trường để điểm đến bán
H1
H2
H3
Nguồn lực nhà cung cấp (S)
Nguồn lực nhà tổ chức (O)
Nguồn lực du khách MICE (T)
Nguồn lực điểm
đến MICE (D) Sự phát triển du lịch MICE (PT) H4
+ +
+
+
các sản phẩm dịch vụ du lịch MICE, đồng thời chính họ cũng là bên góp nguồn lực giúp điểm đến thông qua chi tiêu và thúc đẩy điểm đến nâng cao khả năng cung cấp những sản phẩm du lịch MICE và những sản phẩm dịch vụ bổ sung khác ngày càng có chất lượng. Du khách MICE đền càng nhiều, điểm đến MICE có cơ hội để thu hút càng nhiều nguồn lực.
H4: Nguồn lực điểm đến MICE có mối quan hệ thuận chiều (+) đến sự phát triển du lịch MICE. Nghĩa là một điểm đến MICE có nhiều nguồn lực càng có nhiều khả năng thu hút, phân bổ sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình và của các bên liên quan tham gia sẽ tạo nên sự phát triển du lịch MICE tại đây càng mạnh mẽ.