Tha ng đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt (Trang 98 - 107)

CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thang đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

3.2.2 Tha ng đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Như đã nêu ở Mục 2.5.2, luận án đã tiến hành chọn ra được các bên liên quan chọn cụ thể thông qua phỏng vấn sâu và bỏ phiếu chọn của chuyên gia và xem các bên liên quan này là những nguồn lực ảnh hưởng. Mô hình nghiên cứu có 6 khái niệm được xem xét, cụ thể là (1) Nguồn lực nhà cung cấp (Supporters); (2) Nguồn lực nhà tổ chức (Organizations); (3) Nguồn lực tổ chức chuyên nghiệp (Professional Agency);

(4) Nguồn lực điểm đến MICE (MICE Destination); (5) Nguồn lực du khách MICE (MICE Travellers); (6) Sự phát triển của du lịch MICE.

Tuy nhiên, thang đo lường các khái niệm trên hầu như chưa có. Để xây dựng thang đo sơ bộ các khái niệm này, các phát biểu trong các Bảng từ 3.1 đến 3.6 là kết quả được lựa chọn sau khi kết hợp phỏng vấn sâu và ý kiến chọn lựa của nhóm chuyên gia từ thang đo đã được tổng hợp. Các bước tiến hành:

Bước 1: Dựa trên kết quả lựa chọn các bên liên quan được đưa vào mô hình lý thuyết được đề xuất (Phụ lục 1), tác giả trình bày tóm tắt và cung cấp thang đo có các biến quan sát được dịch sát nghĩa (có trích dẫn tiếng Anh kèm theo) với nội dung đo lường thích hợp, được tổng hợp từ những nghiên cứu trong và ngoài nước về các nguồn lực bên ngoài và nguồn lực điểm đến MICE ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch MICE.

Bước 2: tác giả đặt một số câu hỏi để nhóm chuyên gia khám phá những nội dung cần đo lường trong từng thang đo nguồn lực theo hướng tổng quát hóa (Liệt kê ra, sau đó nhóm lại từng nhóm).

Bước 3: dựa trên những kết quả khám phá từ bước 2, kết hợp với từng thang đo từ tổng quan lý thuyết ở bước 1, các chuyên gia cho ý kiến chọn hoặc có điều chỉnh ngữ

nghĩa hoặc đồng ý cho từng phát biểu trong thang đo. Ngoài ra, các ý kiến mới đều được cả nhóm xem xét nên đưa hoặc không đưa vào thang đo.

3.2.2.1 Thang đo nguồn lực nhà cung cấp:

Theo tổng hợp từ lý thuyết ban đầu, thang đo này dựa chủ yếu từ nghiên cứu đã được kiểm định của Lai và Vinh (2013), có bổ sung một số biến quan sát từ nghiên cứu của Chao (2010) (Phụ lục 2) để bảo đảm cơ bản đo lường khái niệm này. Sau khi xem xét và thảo luận, 11 chuyên gia đều thống nhất đồng ý nên dựa vào ba nhóm nguồn lực đã được nhận diện ở bước thảo luận về các nguồn lực mà nhà cung cấp có thể có. Sau đó, các chuyên gia xem xét từng nội dung phát biểu để có những điều chỉnh hợp lý.

Kết quả, về dạng nguồn lực, sau khi thống nhất tên gọi, tất cả đều đồng ý có 3 dạng nguồn lực chính là nguồn lực về cơ sở vật chất, nguồn lực về kinh nghiệm, quản lý và nguồn lực mối quan hệ (Phụ lục 2).

Bảng 3.1 Thang đo nghiên cứu định tính nguồn lực nhà cung cấp

STT BIẾN QUAN SÁT NGUỒN DẪN

1 Cung cấp hạ tầng du lịch cho Đà Lạt phù hợp

với du lịch MICE Lai và Vinh, 2013;

Chao, 2001 2 Dễ dàng thuê trang thiết bị, dịch vụ phục vụ sự

kiện Chao, 2001;

3

Nhiều công ty du lịch, hãng lữ hành tham gia cung cấp dịch vụ vận chuyển cho du khách tham dự các sự kiện tại Đà Lạt

Chao 2001; Lai và Vinh, 2013

4

Nhiều công ty dịch vụ tham gia phục vụ hội nghị: quảng cáo, nghe nhìn, dịch thuật, cho

thuê cây xanh, hàng lưu niệm… Lai và Vinh, 2013 5

Kinh nghiệm tổ chức của những khách sạn, resort lớn giúp sự kiện MICE dễ dàng thành công

Lai và Vinh, 2013

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả) Về nội dung thang đo, 11/11 chuyên gia đồng ý các phát biểu số 1, số 2, số 3 nên hợp nhất lại thành phát biểu “Cung cấp hạ tầng du lịch cho Đà Lạt phù hợp với du lịch MICE”, vì từng phát biểu riêng lẽ hiện nay chỉ thể hiện được sự cung cấp một phần của cơ sở hạ tầng du lịch. Biến quan sát này có nội dung trùng với biến “Tourism Infrastructure” trong nghiên cứu của Lai và Vinh (2013) và Chao (2001); Phát biểu số

4 nên được chuyên gia trong lĩnh vực tổ chức sự kiện đề nghị điều chỉnh theo nghĩa dễ hiểu là dễ dàng thuê trang thiết bị, công nghệ. Mức độ đảm bảo đáp ứng chưa thể hiện sự dễ dàng thuận tiện, sẽ dẫn đến khó trả lời, tất cả đều tán thành với nhận định này;

chuyên gia Công ty du lịch đề nghị phát biểu số 5 để tách ra thành hai phát biểu, một phát biểu là sự tham gia cung cấp vận chuyển của các hãng, công ty lữ hành; một phát biểu là có nhiều công ty dịch vụ phục vụ sự kiện, không nên lẫn lộn giữa cung cấp dịch vụ vận chuyển từ bên ngoài vào và cung cấp dịch vụ du lịch tại chỗ, 9/11 chuyên gia đồng ý với ý kiến trên; Phát biểu số 5 (sau khi nghiên cứu định tính) được chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn có tổ chức hoạt động MICE đề nghị thêm cụm từ giúp sự kiện tổ chức thành công, vì kinh nghiệm tổ chức của họ rất quan trọng. 11/11 chuyên gia đồng ý nên bổ sung. Kết quả có 5 phát biểu được lựa chọn để thể hiện thang đo nguồn lực của nhà cung cấp một cách tổng quát nhất và khi đối chiếu lại với lý thuyết và bối cảnh nghiên cứu, các phát biểu đảm bảo tính phù hợp. Tóm tắt các bước thực hiện nghiên cứu định tính thang đo nguồn lực nhà cung cấp trong Mục 3.2 - Phụ lục 2.

3.2.2.2 Thang đo nguồn lực nhà tổ chức:

Bảng 3.2 Thang đo nghiên cứu định tính nguồn lực nhà tổ chức

STT BIẾN QUAN SÁT NGUỒN DẪN

1 Doanh nghiệp chọn tổ chức sự kiện của đơn vị

mình tại Đà Lạt Tingting và ctg 2007

2 Mối quan hệ giữa chính quyền và các tổ chức

tạo thuận lợi để tổ chức sự kiện MICE Dwyer và ctg 2000;

Whitford, 2009 3 Có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương

và doanh nghiệp khi tổ chức sự kiện tại Đà Lạt Tingting và ctg 2007 4

Cộng đồng cư dân địa phương và người tình nguyện đóng góp vai trò quan trọng trong các sự kiện chính ở Đà Lạt

Whitford, 2009;

Simpson, 2004

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả) Thang đo nguồn lực nhà tổ chức dựa chủ yếu từ nghiên cứu của Tingting và ctg (2007), Dwyer và ctg (2000) và Whitford (2009). Hai nghiên cứu này có chung một mục tiêu nghiên cứu là xem xét các nguồn lực để tạo nên sự phát triển. Thang đo bao gồm 5 phát biểu để giới thiệu đến nhóm với 11 chuyên gia cho ý kiến và thảo luận (Phụ lục 2). Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu nhằm khám phá những nội dung đo lường về nguồn lực của nhà tổ chức, kết quả 11/11 chuyên gia đồng ý rằng nguồn lực

về kinh nghiệm và mối quan hệ là quan trọng hơn so với nguồn lực vật chất hữu hình, vì nhà tổ chức có thể tận dụng uy tín, lợi thế vị trí của điểm đến để tổ chức sự kiện và mối quan hệ tốt với điểm đến giúp nhà tổ chức dễ dàng có được điều đó (Phụ lục 2).

Với phát biểu số 1 và số 5, tất cả các chuyên gia đều đồng ý giữ nguyên vì đã thể hiện đúng nội dung cần nghiên cứu; Phát biểu số 2 và số 3, ý kiến của chuyên gia của công ty du lịch cho rằng có hai thành phần là mối quan hệ của điểm đến và du khách, và mối quan hệ giữa nhà cung cấp với chính quyền thông qua những lần tổ chức sự kiện. Hợp nhất hai phát biểu này sẽ thể hiện được tổng quát hơn về mối quan hệ.

Chính quyền địa phương hiểu được nhu cầu của du khách, khả năng của nhà cung cấp, nhà cung cấp hiểu được nhu cầu phát triển của địa phương mà chính quyền quan tâm.

Do vậy, “Mối quan hệ” là một nguồn lực rất quan trọng, thể hiện kết quả sự tương tác đã được xây dựng từ trước đó giữa các bên. Phát biểu mới tổng hợp từ phát biểu số 2 và số 3 đã được 7/11 chuyên gia đồng ý điều chỉnh thành “Mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức sự kiện MICE”; 8/11 chuyên gia thống nhất về sự phối hợp giữa chính quyền và nhà tổ chức trong việc tổ chức sự kiện MICE ở phát biểu số 4 là rất cần thiết, vì đa số những sự chậm trễ hay chưa phối hợp tốt sẽ dẫn đến sự trục trặc cho các hoạt động trong sự kiện. Kết quả có 4 phát biểu được lựa chọn, trong đó có 2 phát biểu được hợp nhất lại để thể hiện thang đo nguồn lực của nhà tổ chức tổng quát hơn. Do các nghiên cứu được sử dụng để đưa ra các phát biểu đều là nghiên cứu định tính, cần được kiểm định với thực tế thị trường, khi đối chiếu lại với bối cảnh nghiên cứu, các phát biểu đảm bảo tính phù hợp.

Các bước thực hiện nghiên cứu định tính thang đo nguồn lực nhà tổ chức trong Mục 3.2 - Phụ lục 2.

3.2.2.3 Thang đo nguồn lực tổ chức chuyên nghiệp (A) :

Thang đo nguồn lực du khách MICE gồm bốn biến quan sát dựa trên các nghiên cứu định tính của Angella (2007), có bổ sung một biến quan sát từ nghiêu cứu của Lai và Vinh (2013).

Các biểu hiện nguồn lực thường là có nguồn lực quan hệ mạng lưới để tạo thuận lợi cho việc công bố thông tin rộng khắp; có nguồn lực kinh nghiệm về quản trị để lập kế hoạch, thu thập đầy đủ thông tin sản phẩm để quảng bá sản phẩm, đồng thời cung

cấp thông tin nhu cầu cho nhà cung cấp để phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu du khách MICE.

Bảng 3.3 Thang đo nghiên cứu định tính nguồn lực tổ chức chuyên nghiệp

STT BIẾN QUAN SÁT NGUỒN DẪN

1 Hoạt động quảng bá du lịch MICE tổ chức tốt Angella, 2007 2 Thúc đẩy phát triển các tiện nghi, sự hấp dẫn về

du lịch tại Đà Lạt tốt Angella, 2007

3 Gia tăng lượng thông tin quan trọng của sự kiện

MICE đến du khách Angella, 2007

4 Kế hoạch sự kiện được công bố trên các phương

tiện thông tin rõ ràng Angella, 2007

5 Trung tâm xúc tiến du lịch tại Đà Lạt hoạt động

hiệu quả Lai và Vinh, 2013

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả) Phát biểu số 1 được 11/11 chuyên gia đồng ý điều chỉnh thành “Hoạt động quảng bá du lịch MICE tổ chức tốt”. Hoạt động quảng bá được tổ chức tốt sẽ giúp công bố được rộng khắp đúng nhu cầu và thời điểm để thu hút du khách MICE đến với điểm đến; Phát biểu số 2 được 11/11 chuyên gia đề nghị điều chỉnh thành “Thúc đẩy phát triển các tiện nghị, sự hấp dẫn về du lịch tại Đà Lạt”, điều này thể hiện được vai trò của một tổ chức chuyên nghiệp; Phát biểu số 3 được chuyên gia của các đơn vị tổ chức du lịch nhấn mạnh đến việc cung cấp là chưa đủ mà cần nhấn mạnh đến những lợi ích gia tăng của sản phẩm du lịch MICE khi quảng bá sự kiện. Điều này sẽ tạo sự thu hút mạnh mẽ hơn ; Phát biểu số 4 được 8/11 chuyên gia đề nghị điều chỉnh thành “Kế hoạch sự kiện được công bố trên các phương tiện thông tin rõ ràng”; Phát biểu số 5 được 11/11 chuyên gia đề nghị cụ thể hóa thành “Trung tâm xúc tiến du lịch tại Đà Lạt hoạt động hiệu quả” vì hiện nay Việt Nam chưa có tổ chức chuyên nghiệp nào có mô hình như CVB hay DMO. Kết quả có 5 phát biểu được lựa chọn. Do các nghiên cứu được sử dụng để đưa ra các phát biểu đều là nghiên cứu định tính, cần được kiểm định với thực tế thị trường nên khi đối chiếu lại với bối cảnh nghiên cứu, các phát biểu đảm bảo tính phù hợp. Các bước thực hiện nghiên cứu định tính thang đo nguồn lực nhà tổ chức trong Mục 3.2 - Phụ lục 2.

3.2.2.4 Thang đo nguồn lực du khách MICE (T):

Thang đo nguồn lực du khách MICE dựa trên các nghiên cứu của Saayman và Saayman (2006) và Yu và Lee (2014) (Phụ lục 2), vì có chung một hướng nghiên cứu

là đóng góp từ nguồn lực của du khách. Các biểu hiện nguồn lực thường là chi tiêu của du khách nhiều hơn sẽ gián tiếp góp phần vào phát triển hạ tầng du lịch; việc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tham gia các hoạt động xã hội của du khách MICE góp phần gia tăng lượng thông tin rộng hơn (Pearce, 2014; Prebensen và ctg, 2013, Saayman và Saayman, 2006; Yu và Lee, 2014); góp phần gia tăng lượng khách khi thăm lại điểm đến cùng gia đình, bạn bè hoặc giới thiệu với du khách tiềm năng mới; mở rộng mối quan hệ; góp phần thúc đẩy hợp tác khi tham dự các hội nghị, hội thảo.

Phát biểu số 1 trong thang do mang nội dung rõ ràng chi tiêu của họ gián tiếp được tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch ngày một tốt hơn, đã được 11/11 chuyên gia đồng ý nên điều chỉnh ngữ nghĩa thành “Gián tiếp cung cấp kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch” sẽ thể hiện được nguồn lực và đáp ứng được ý nghĩa của các phát biểu được trích dẫn nguồn là các loại thuế gián thu thông qua chi tiêu của du khách MICE đã được tái đầu tư một phần vào cơ sở hạ tầng du lịch; Phát biểu số 2, theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì truyền thông qua mạng xã hội, sự tham gia trực tiếp của du khách đã giúp mở rộng các mối quan hệ, các du khách\tổ chức đã góp phần gia tăng kết nối giữa điểm đến với những du khách\tổ chức mới. Do vậy, 11/11 chuyên gia đề nghị chuyển thành “Du khách MICE giúp gia tăng kết nối giữa nhiều du khách khác với điểm đến”; Phát biểu số 3 và số 4 được chuyên gia của các khách sạn lớn thường hay tổ chức hội nghị đề nghị gộp hai nội dung lại và chuyển thành “góp phần phổ biến và chuyển giao kinh nghiệm nghiên cứu”, vì bản chất của việc tham gia sự kiện là học hỏi những kết quả của những nhà nghiên cứu khác, làm tăng thêm kinh nghiệm, đồng thời giới thiệu, trao đổi và phổ biến kết quả nghiên cứu của cá nhân đó, 8/11 chuyên gia hiểu ý nghĩa và đồng ý; Phát biểu số 5 được chuyên gia của các công ty cung cấp tour du lịch giải thích và đề nghị thông qua khám phá, trao đổi văn hóa, du khách MICE đã góp phần phát triển văn hóa. Tất cả chuyên gia đồng ý chuyển thành phát biểu mới là Du khách MICE góp phần phát triển văn hóa tại điểm đến MICE; Ở phát biểu số 6 “Thay đổi chất lượng cuộc sống của cư dân”, chuyên gia công ty du lịch đã trình bày một số thay đổi về văn hóa và chất lượng sống của người dân sau khi đúc kết nhiều sự kiện đã được tổ chức, phát biểu này đã được tất cả các chuyên gia bàn luận rằng chỉ nên gia tăng chứ thay đổi thì có thể theo hai chiều hướng

hoặc tăng hoặc giảm sẽ dẫn đến khó trả lời, 11/11 người đồng thuận theo phát biểu gia tăng chất lượng cuộc sống.

Bảng 3.4 Thang đo nghiên cứu định tính Nguồn lực du khách MICE

STT BIẾN QUAN SÁT NGUỒN DẪN

1 Du khách MICE gián tiếp cung cấp kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

Prebensen và ctg (2013);

Saayman và Saayman (2006)

2 Du khách MICE giúp gia tăng kết nối giữa

nhiều du khách khác với điểm đến Yu và Lee (2014);

3 Du khách MICE góp phần chuyển giao, phổ biến kết quả nghiên cứu

Yu và Lee (2014);

Whitfield và ctg, 2012;

Locke, 2012 4 Du khách MICE góp phần phát triển văn hóa

tại điểm đến MICE Yoon và ctg, 2001

5 Du khách MICE góp phần gia tăng chất lượng

cuộc sống cho cư dân điểm đến Saayman và Saayman (2006)

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính của tác giả) Như vậy, có 5 phát biểu được lựa chọn để thể hiện thang đo nguồn lực của du khách MICE một cách tổng quát và khi đối chiếu lại với lý thuyết và bối cảnh nghiên cứu, các phát biểu đảm bảo tính phù hợp. Tóm tắt các bước thực hiện nghiên cứu định tính thang đo nguồn lực du khách MICE trong Mục 3.2 - Phụ lục 2.

3.2.2.5 Thang đo nguồn lực điểm đến MICE:

Các nội dung đo lường trong thang đo nguồn lực điểm đến MICE, trước tiên, được các chuyên gia xem xét đề xuất từ một điểm đến du lịch, sau đó so sánh sự khác biệt giữa một điểm đến du lịch bình thường và một điểm đến MICE và tất cả đều đồng thuận là sự khác biệt ở chổ cung cấp phải đầy đủ, kịp thời, có chất lượng cao các nguồn lực cho hoạt động MICE.

Thang đo được dựa trên nghiên cứu của Whitfield và ctg (2014), có bổ sung thêm ba biến quan sát của Wu & Weber (2005), Chiang (2012) vì có cùng hướng nghiên cứu nhằm đảm bảo có thể đo lường đầy đủ các nguồn lực của điểm đến MICE.

Sau khi phỏng vấn sâu, các chuyên gia đã so sánh và thảo luận để hiểu rõ nội dung đo lường của từng phát biểu trong thang đo được tác giả tổng hợp từ kết quả các nghiên cứu (Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(262 trang)