CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.6 Mô hình lý thuy ết
2.6.1 M ối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài và nguồn lực điểm đến
2.6.1.2 M ối quan hệ giữa nguồn lực nhà tổ chức và nguồn lực điểm đến MICE
Ở khía cạnh nguồn lực kiến thức, hầu hết các hội nghị, hội thảo được dùng cho mục đích trao đổi nghiên cứu khoa học, phổ biến kết quả nghiên cứu, giao lưu văn hóa, khoa học... nên có một lượng lớn các kiến thức ngầm chuyển thành kiến thức rõ ràng tại những hội nghị này, thuận lợi để phổ biến và chuyển giao. Thấy được tầm
quan trọng đó, những nhà tổ chức, nhà tài trợ tổ chức các hoạt động này nhằm thu hút các chuyên gia nghiên cứu trong các lĩnh vực, du khách có nhu cầu học hỏi, nghiên cứu trong và ngoài nước. Ngoài ra, các hiệp hội chuyên ngành và tổ chức phi lợi nhuận thường sử dụng hoạt động này để huấn luyện, xúc tiến phát triển thị trường, chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học... Các công ty lớn, công ty đa quốc gia cũng thường tổ chức hoạt động MICE nhắm đến nhu cầu của du khách MICE (Tingting và ctg, 2007). Nhà tổ chức với mạng lưới mối quan hệ và kinh nghiệm, kiến thức của mình sẽ tạo động lực giúp điểm đến MICE thúc đẩy sự phát triển và đổi mới cho năng lực cốt lõi của mình (Denicolai và ctg, 2011). Một sự kiện được tổ chức, chắc chắn sẽ mang lại các lợi ích hữu hình và vô hình cho các bên liên quan và điểm đến MICE.
Nhà tổ chức có thể là độc lập hoặc liên kết với những tổ chức khác. Các nhà tổ chức thường có khuynh hướng rất phức tạp và có mối quan hệ liên kết. Một công ty lớn tổ chức hoạt động MICE chắc chắn sẽ phải hợp tác với chính quyền địa phương hoặc một hiệp hội chuyên ngành (Tingting và ctg, 2007), hợp tác ở đây có thể thông qua cung cấp nguồn lực vật lý và/hoặc cung cấp nguồn lực về kiến thức và/hoặc nguồn lực về mối quan hệ mà từng bên hiện có. Nói khác đi, chính quan hệ mạng lưới của nhà tổ chức và chính quyền địa phương đã gián tiếp mang thêm nguồn lực đến cho điểm đăng cai sự kiện. Michelle và Asley (2010) khám phá rằng, nhà tổ chức đang sử dụng sự kiện như một phần tích hợp các chính sách để hỗ trợ phát triển điểm đến. Do vậy, nếu nhà tổ chức không phối hợp với chính quyền địa phương hoặc chính quyền địa phương không có những chính sách tài trợ, thu hút những nhà tổ chức, nhà cung cấp khác từ bên trong và bên ngoài điểm đến thì chắc chắc nguồn lực để tổ chức một sự kiện sẽ gặp nhiều khó khăn và khó thành công.
Cộng đồng cư dân và người tình nguyện tại điểm đến cũng có nguồn lực rất quan trọng trong những hoạt động trước, trong và sau hội nghị để thu hút du khách MICE.
Đây là bên liên quan tùy ý, không phải là bên liên quan rõ ràng (Mục 2.5.1), không được chọn là bên liên quan rõ ràng có ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực điểm đến MICE, nên mức độ ảnh hưởng của họ đối với sự kiện MICE cũng hạn chế. Họ bị ảnh hưởng bởi sự kiện MICE nhưng họ sẽ ủng hộ các chính sách MICE khi nó tạo ra lợi ích cho thành phố nói chung, ngay cả khi họ có hoặc không bị ảnh hưởng (Chao, 2010; Whitford, 2009). Như vậy, cộng đồng cư dân và người tình nguyện có ảnh
hưởng gián tiếp đến việc tạo điều kiện hoặc cùng tham gia vào tổ chức sự kiện MICE thành công tại điểm đến thông qua việc giới thiệu các nét văn hóa đẹp của từng dân tộc, giao lưu văn hóa với du khách để tạo thêm giá trị gia tăng cho chuyến du lịch MICE của du khách (Simpson, 2004).
Trong trường hợp cụ thể của Việt Nam, Chính phủ hay chính quyền địa phương thường vừa là nhà tổ chức, vừa là nhà tài trợ chính. Bên cạnh đó, còn có sự tham gia phối hợp, hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế hoặc tổ chức trong nước với các cấp chính quyền địa phương trong việc đăng cai, tổ chức sự kiện. Với uy tín, kinh nghiệm và các mối quan hệ của nhà tổ chức, họ sẽ đóng góp phần kinh nghiệm tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, kêu gọi nhiều tổ chức, doanh nghiệp khác tham gia tổ chức hoặc\và tài trợ cho điểm đến để tạo thành công cho sự kiện. Các sự kiện như Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương năm 2007 tại Hà Nội, năm 2017 tại Đà Nẵng, cuộc thi Olympic toán học năm 2007, nhiều hội nghị cấp quốc tế và quốc gia khác, Hội nghị liên Nghị viện thế giới (IPU) 132 đã chứng minh nguồn lực của nhà tổ chức đã giúp điểm đến tổ chức thành công sự kiện. Sau những sự kiện như vậy, điểm đến đã được cung cấp thêm nhiều nguồn lực và được đẩy lên một mức độ phát triển cao hơn.
Tại Đà Lạt, các sự kiện lớn do chính phủ tham gia là nhà tổ chức có thể kể đến Hội nghị Thủ tướng ba nước Việt Nam – Lào – Camphuchia; một hợp phần trong Hội nghị liên Nghị viện thế giới (IPU)... đã được tổ chức thành công, đã góp phần tạo nên uy tín về du lịch MICE của thành phố Đà Lạt (Phụ lục 6). Ngoài ra, các hiệp hội chuyên ngành, các tập đoàn, công ty cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động hội thảo, hội nghị, khuyến thưởng để mở rộng mối quan hệ đối tác, nghiên cứu trao đổi và chuyển giao kinh nghiệm hoặc huấn luyện, đào tạo kỹ năng mới cho nhân viên trong đơn vị của mình. Du lịch khuyến thưởng có kết hợp các hoạt động đào tạo huấn luyện là một trong những hình thức du lịch MICE có khuynh hướng mạnh hơn các loại hình khác của MICE trong giai đoạn hiện nay tại Đà Lạt. Một sự kiện được tổ chức thành công tại một điểm đến bằng các nguồn lực hiện có của nhà tổ chức sẽ là một đóng góp tích cực về nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình cho điểm đến MICE, đồng thời góp phần tạo nên sự phát triển du lịch MICE tại địa phương. Từ những thảo luận và kết quả nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài về nhân tố này, tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu H2