Mô hình c ạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt (Trang 88 - 93)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.7 Mô hình c ạnh tranh

Mô hình cạnh tranh đóng vai trò quan trọng khi xây dựng một mô hình lý thuyết vì là mô hình mà các khái niệm nghiên cứu, đo lường và các yếu tố môi trường khác nhau được thiết lập như nhau để so sánh và đánh giá (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Trong bối cảnh nghiên cứu khác nhau, mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu sẽ có những biến đổi và thường có kết quả kiểm định ít đồng

H1

H2

H3

Nguồn lực nhà cung cấp (S)

Nguồn lực nhà tổ chức (O)

Nguồn lực du khách MICE (T)

Nguồn lực điểm đến MICE (D) +

+ Nguồn lực tổ chức + chuyên nghiệp (A)

H4

+

Sự phát triển du lịch MICE (PT) H5

+

nhất cao, nên việc kiểm định mô hình nghiên cứu trong sự so sánh mô hình đề xuất với mô hình cạnh tranh ngay trong cùng một nghiên cứu đã được khẳng định là đạt được mức độ tin cậy khi so sánh các mô hình với nhau. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) cho rằng để chọn mô hình lý thuyết phù hợp nhất, ta cần kiểm định so sánh nó với mô hình cạnh tranh. Ngoài ra, phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính cho phép nghiên cứu nhiều mối quan hệ khả dĩ giữa các nhân tố trong mô hình và cùng một mô hình. Do vậy, nghiên cứu này đề xuất thêm ba mô hình cạnh tranh nhằm so sánh với mô hình lý thuyết đề xuất ban đầu để chọn ra mô hình tốt nhất.

2.7.1 Mối quan hệ giữa nguồn lực du khách MICE với sự phát triển du lịch MICE

Như đã thảo luận ở Mục 2.3.2, du khách MICE là một dạng du khách, thường có vai trò hai mặt trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ở phía là người đồng sản xuất, du khách MICE là người đồng sáng tạo ra các giá trị, đồng sáng tạo kinh nghiệm trong một sự kiện liên quan đến tương tác với những du khách khác, nhân viên phục vụ, cư dân địa phương… (Prebensen và ctg, 2013). Ở phía tiêu thụ, họ là người thúc đẩy để có nhiều các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa hơn nhằm kích thích họ gia tăng tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ này, và kết quả làm tăng lên giá trị cho bản thân và những bên liên quan khác (Dwyer và ctg, 2003). Thực tế cho thấy, sau khi tổ chức các sự kiện MICE tại các điểm đến MICE nổi tiếng trên thế giới, du khách MICE đã đóng góp phần không nhỏ về nguồn lực để tạo nên sự phát triển du lịch MICE.

Nghiên cứu của Yu và Lee (2014) về tương tác đa văn hóa giữa du khách và cư dân địa phương phát hiện ra rằng mối quan hệ này được đặc trưng bởi cơ hội tiếp xúc, trao đổi văn hóa, chia sẻ ngôn ngữ và thay đổi thái độ làm cho khách du lịch cảm thấy thuận lợi hơn đối với người dân địa phương và do đó dẫn đến thái độ tích cực hơn đối với điểm đến và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển du lịch.

Khi nghiên cứu tác động từ các đoàn du khách MICE đến Malaysia, Hussain, Ragavan, Kumar và Nayve (2014) phát hiện rằng du khách MICE đến với Malaysia đã kích thích sự phát triển du lịch MICE về cơ sở hạ tầng du lịch, nơi ăn, nghỉ, hội nghị;

thúc đẩy các bên liên quan như nhà cung cấp, nhà tổ chức hỗ trợ những nguồn lực về vật chất, kiến thức để có thể đăng cai được nhiều hội nghị quốc gia và quốc tế hơn.

Nghĩa là, du khách MICE đã tác động đến nguồn lực điểm đến MICE và từ đó tác

động đến sự phát triển du lịch MICE. Nghiên cứu của Yu và Lee (2014) cho thấy các sản phẩm, dịch vụ mà du khách MICE thường tiêu thụ là các trang thiết bị hiện đại cho hoạt động MICE, in ấn và phát hành tài liệu hội nghị, điều hành hoạt động MICE thông qua các thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, vận chuyển, mua sắm quà lưu niệm, ăn nghỉ, phòng hội nghị, các tour du lịch sinh thái, văn hóa và những nhu cầu khác. Do vậy, tiêu dùng của du khách MICE là động cơ để tạo nên sự phát triển du lịch MICE.

Từ những thảo luận trên, tác giả đề xuất mô hình cạnh tranh 1 (Hình 2.9), trong đó, nguồn lực du khách MICE vừa ảnh hưởng đến nguồn lực điểm đến MICE, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch MICE (giả thuyết H6):

H6: Nguồn lực của du khách MICE có mối quan hệ thuận chiều (+) đến sự phát triển du lịch MICE.

Hình 2.9 Mô hình cạnh tranh 1

(Nguồn: Đề xuất nghiên cứu của luận án) 2.7.2 Mối quan hệ giữa nguồn lực nhà cung cấp và sự phát triển du lịch MICE

Nghiên cứu của Haugland và ctg (2011), Ramgulam và ctg (2012) cho thấy nguồn lực của nhà cung cấp và nguồn lực có được từ mối quan hệ mạng lưới giữa điểm đến và các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch MICE. Đây là một nghiên cứu lý thuyết, chưa được kiểm định bằng dữ liệu thị trường, và là khung lý thuyết nên chưa xác định mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển ra sao. Anitha và Chandrashekara (2018) xác định cơ hội của Karnataka về

H1

H2

H3

Nguồn lực nhà cung cấp (S)

Nguồn lực nhà tổ chức (O)

Nguồn lực du khách MICE (T)

Nguồn lực điểm đến MICE (D) +

+ Nguồn lực tổ chức + chuyên nghiệp (A)

H4

+

Sự phát triển du lịch MICE (PT) H5

+

H6

+

phát triển du lịch là cần có sản phẩm đa dạng được cung cấp từ nhiều những nhà cung cấp bên ngoài và ở điểm đến. Do vậy, tác giả đề xuất giả thuyết H7.

H7: Nguồn lực của nhà cung cấp có mối quan hệ thuận chiều (+) đến sự phát triển du lịch MICE. (Hình 2.10)

Hình 2.10 Mô hình cạnh tranh 2

(Nguồn: Đề xuất nghiên cứu của tác giả) 2.7.3 Mối quan hệ giữa nguồn lực nhà cung cấp, nguồn lực du khách MICE và sự phát triển du lịch MICE

Hình 2.11 Mô hình cạnh tranh 3

(Nguồn: Đề xuất nghiên cứu của tác giả) H1

H2

H3

Nguồn lực nhà cung cấp (S)

Nguồn lực nhà tổ chức (O)

Nguồn lực du khách MICE (T)

Nguồn lực điểm đến MICE (D) +

+ Nguồn lực tổ chức + chuyên nghiệp (A)

H4

+

Sự phát triển du lịch MICE (PT) H5

+ H7

+

H1

H2

H3

Nguồn lực nhà cung cấp (S)

Nguồn lực nhà tổ chức (O)

Nguồn lực du khách MICE (T)

Nguồn lực điểm đến MICE (D) +

+ Nguồn lực tổ chức + chuyên nghiệp (A)

H4

+

Sự phát triển du lịch MICE (PT) H5

+ H7

+

H6

+

Với những biện luận đã nêu ở Mục 2.7.1 và 2.7.2, tác giả đề xuất mô hình cạnh tranh 3 (Hình 2.11) trong đó, nguồn lực nhà cung cấp và nguồn lực du khách MICE cùng lúc vừa ảnh hưởng đến nguồn lực điểm đến MICE vừa ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch MICE.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày tổng quan về các lý thuyết về phát triển, lý thuyết về du lịch MICE, lý thuyết dựa vào nguồn lực và lý thuyết các bên liên quan đến du lịch MICE, mối quan hệ giữa các nhân tố. Các khái niệm điểm đến MICE, sự phát triển du lịch MICE, các nguồn lực bên ngoài và mối quan hệ ảnh hưởng được phát triển cụ thể hơn dựa vào các kết quả nghiên cứu đóng góp của các nhà nghiên cứu trên thế giới về sự phát triển du lịch MICE. Dựa trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, mô hình cạnh tranh về sự phát triển du lịch MICE khi nghiên cứu tại Đà Lạt.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Mối quan hệ giữa các nguồn lực bên ngoài, nguồn lực điểm đến MICE và sự phát triển du lịch MICE - Trường hợp nghiên cứu tại Đà Lạt (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(262 trang)