Khắc phục tình trạng chiếm dụng vốn và đẩy nhanh công tác thu hồi nợ

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 134 - 135)

- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH KHÁNH HÒA.

3.2.1 Khắc phục tình trạng chiếm dụng vốn và đẩy nhanh công tác thu hồi nợ

Trong tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn tồn tại những khoản phải thu, những khoản phải trả. Tình hình thanh hay thu hồi các khoản nợ này phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa khách hàng với Công ty. Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì có nghĩa Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Việc chiếm dụng vốn này sẽ gây nhiều tổn thất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Công ty mất đi một lượng vốn không sử dụng vào sản xuất kinh doanh. Ngược lại, Công ty đang thiếu vốn lại đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là lẽ thường, song cần phải có biện pháp đặt ra để thu hồi và quản lý công nợ. Bởi vì tăng cường thu hồi nợ để nâng cao khả năng thanh toán là việc làm cần thiết và có thể coi như là hàng đầu trong việc nâng cao uy tín của Công ty, đồng thời cũng giúp cho Công ty tiến hành sản xuất cân đối, nhịp nhàng

- Đối với khoản phải thu khách hàng:

Đến cuối tháng 6/2006 khoản phải thu khách của Công ty là: 31.582.743.981 đồng và phải trả người bán là: 15.504.613.640 đồng. Các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Để khắc phục tình trạng bị chiếm dụng vốn, Công ty cần có những biện pháp thúc đẩy tăng nhanh vòng quay khoản phải thu nhằm đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ thu hồi công nợ. Em xin đưa ra một số biện pháp nhằm phần nào giúp Công ty thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng:

Đối với các khoản nợ do bán sản phẩm sợi thì đối với các khoản nợ này Công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu để khuyến khích khách hàng thanh toán nợ trước hạn và đúng hạn.

Đối với các khoản nợ do tiêu thụ sản phẩm may mặc. Hiên nay sản phẩm may mặc của Công ty chủ yếu được tiêu thụ qua hệ thống đại lý. Công ty áp dụng mức chiết khấu là 3% doanh số mua, mức chiết khấu này là cố định nên chưa thúc đẩy được tiêu thụ. Vì vậy, Công ty cần có chế độ thưởng hoặc tặng vật phẩm cho các đại lý tiêu thụ tốt để thúc đẩy công tác tiêu thụ nhằm thu hồi nhanh các khoản nợ do tiêu thụ sản phẩm may mặc.

Để thu hồi được công nợ công nợ Công ty cần thực hiện các Công việc sau:

Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, Công ty nên tìm hiểu tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán của khách hàng để từ đó quyết định hay từ chối ký kết hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng, trong hợp đồng cần quy định rõ các điều khoản phạt nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn.

Hiện nay thời hạn cho nợ của Công ty từ 5-10 ngày kể từ ngày giao hàng. Nếu sau 10 ngày mà khách hàng chưa thanh toán thì Công ty cần thực hiện những biện pháp sau:

+ Liên hệ điện thoại nhắc nhở hoặc gửi công văn đòi nợ để hối thúc khách hàng trả nợ

+ Đến tận nơi gặp gỡ trực tiếp khách hàng để đòi nợ - Đối với các khoản tạm ứng:

Các khoản tạm ứng của Công ty chủ yếu là tạm ứng cho cán bộ công nhân viên đi công tác nên số tiền tạm ứng tương đối ít. Tuy nhiên Công ty cần phải quy định rõ thời gian hoàn ứng rõ ràng để dẽ kiểm soát lưu lượng tiền mặt để bổ sung cho nguồn vốn lưu động.

- Đối với khoản phải trả người bán:

Công ty cần phân loại các khoản phả trả người bán thành: Khoản nợ cần thanh toán toán ngay và khoản nợ chưa cần thanh toán ngay để Công ty có kế hoạch chi trả nợ. Khi Công ty mua vật tư, tài sản cố định thì Công ty nên tham khảo nhiều bảng chào hàng để từ đó lựa chọn bảng chào hàng nào có lợi cho Công ty nhất. Còn đối với những mặt hàng đặc chủng nhà cung cấp bắt Công ty trả tiền liền thì Công ty phải khôn khéo đàm phán để nhà cung cấp cho mình nợ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán tại công ty cổ phần dệt may nha trang (Trang 134 - 135)