NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CÓ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO LUẬN ÁN, VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT, CÂU HỎI

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ chế pháp lý giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam (Trang 28 - 33)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CÓ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO LUẬN ÁN, VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT, CÂU HỎI

1.3.1. Những nội dung nghiên cứu có giá trị tham khảo cho luận án Từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, có thể nhận thấy một số kết quả nghiên cứu chính có ý nghĩa tham khảo cho luận án như sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đã phân tích các nội dung bảo đảm QCN trong Hiến pháp và khẳng định rằng: trải qua 5 bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992 và 2013), các quyền và tự do cơ bản của công dân đã liên tục được mở rộng và phát triển cả về chủ thể, nội dung cũng như các thiết chế bảo đảm, thực thi. Lần đầu

tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp 2013 đã ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện QCN. Đây là cơ sở hiến định ràng buộc các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ và trách nhiệm của nhà nước về QCN, quyền công dân trong thực tế, đặc biệt là hai nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm thực hiện chứ không chỉ tôn trọng chung chung như cách hiểu của Điều 50 Hiến pháp 1992.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu đã đề cập đến các vấn đề lý luận cơ bản về CCPL, GSTH hiến pháp, về nguồn gốc, sự hình thành, phát triển, đối tượng và phạm vi giám sát Hiến pháp cũng như các mô hình giám sát Hiến pháp khác nhau trên thế giới. Nhìn chung các công trình khoa học đều nghiên cứu CCPL giám sát một hoạt động nào đó trên cơ sở bốn yếu tố cấu thành: Các quy định của pháp luật về chức năng, thẩm quyền giám sát của các chủ thể giám sát; Hình thức và phương pháp giám sát; Trình tự và thủ tục giám sát; và Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát. Các yếu tố cấu thành của CCPL giám sát một hoạt động nhất định đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, yêu cầu phải được vận hành một cách thống nhất, đồng bộ đảm bảo việc giám sát đạt hiệu quả theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu đã phân tích các quy định của pháp luật về thẩm quyền của các chủ thể trong việc thực hiện chức năng GSTH Hiến pháp theo các giai đoạn lịch sử. Một số công trình đã nghiên cứu vấn đề GSTH Hiến pháp từ lăng kính QCN với nhận định: Giám sát Hiến pháp để Hiến pháp được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất, không phải văn bản mang tính trang trí hay dễ chấp nhận bị vi phạm là nội dung quan trọng nhất trong việc BĐQCN.

Thứ tư, các công trình nghiên cứu đã khái quát kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và phân tích đặc trưng cũng như sự khác nhau của các mô hình giám sát Hiến pháp trên thế giới như Đức, Pháp, Mỹ. Bên cạnh đó, các mô hình của Ghana, Ethiopia, Indonexia, Hà Lan… cũng được đề cập và nghiên cứu về cơ chế BVQCN của các cơ quan giám sát Hiến pháp ở các quốc gia này.

Thứ năm, những bất cập về mặt lý luận và thực tiễn của CCPL GSTH Hiến pháp ở Việt Nam đã được chỉ rõ. Về mặt lý luận, các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này còn khá tản mạn, rời rạc ở các văn bản khác nhau. Hiến pháp 2013 quy định vấn đề GSTH Hiến pháp nhưng còn chung chung, hơn nữa mới chỉ nhắc đến việc giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh - một khía cạnh nhỏ trong toàn

bộ cơ chế giám sát tính hợp hiến. Mặt khác, theo các quy định pháp lý hiện hành, thẩm quyền huỷ bỏ các văn bản trái Hiến pháp, luật, pháp lệnh được quy định không thống nhất và thuộc nhiều cơ quan khác nhau. Về mặt thực tiễn, hoạt động GSTH Hiến pháp ở nước ta được giao cho nhiều cơ quan, cá nhân mà thiếu một thiết chế chuyên trách, một cơ chế hữu hiệu thực hiện.

Thứ sáu, các nghiên cứu đã xác định lý do sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế pháp lý giám sát thực hiện Hiến pháp. Đó là vai trò của một nền tư pháp độc lập thực hiện chức năng tư pháp, đảm bảo việc chấp hành các quy định của pháp luật.

Để thực hiện chức năng đó, giám sát Hiến pháp được coi là một phương tiện nhằm đảm bảo quyền và tự do cơ bản của công dân, đảm bảo nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền không được chối bỏ các QCN của cá nhân vì bất kỳ lý do gì. Từ việc nghiên cứu các mô hình GSTH Hiến pháp trên thế giới cho thấy, nhiều công trình nghiên cứu đã đề xuất việc thành lập Tòa án Hiến pháp - một thiết chế độc lập nhằm giám sát việc thực hiện Hiến pháp hiệu quả.

Tuy nhiên, với những mục đích, yêu cầu nghiên cứu khác nhau nên các công trình nghiên cứu trên mới chỉ xem xét một số khía cạnh cụ thể của CCPL GSTH Hiến pháp hoặc nghiên cứu giám sát Hiến pháp nói chung. Xét một cách tổng thể, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này. Các công trình nghiên cứu nêu trên cung cấp những luận cứ khoa học, nhất là về mặt lý luận, có giá trị tham khảo quan trọng để tác giả kế thừa trong luận án của mình.

1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Về mặt lý luận: Đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án cho thấy: cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu mang tính hệ thống những vấn đề lý luận về CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của Luận án là hệ thống hóa, phân tích, xây dựng cơ sở lý luận của CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Luận án sẽ phân tích các khái niệm như BĐQCN, các quy định của Hiến pháp về BĐQCN, GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN, CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Đây được coi là những khái niệm nền tảng, quan trọng, cần được phân tích và xác định nội hàm một cách cụ thể. Từ đó, phân tích

đặc điểm; xác định các yếu tố cấu thành CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Đồng thời, nghiên cứu CCPL GSTH Hiến pháp ở một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, rút ra những giá trị có thể tham khảo cho Việt Nam trong quá trình hoàn thiện CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN.

Về mặt thực tiễn: Cơ chế pháp lý GSTH Hiến pháp ở Việt Nam cho thấy nhiều điểm bất cập còn tồn tại. Vì vậy, Luận án sẽ đi sâu đánh giá những thành tựu, hạn chế của CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở Việt Nam hiện nay. Luận án tập trung vào phân tích việc GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN để khẳng định những bất cập còn tồn tại cần phải tháo gỡ, nhằm đảm bảo các QCN được ghi nhận trong Hiến pháp phải được thực hiện trên thực tế một cách hiệu quả. Việc xác định các nguyên nhân của những bất cập trong CCPL này cũng chính là điểm nút cần tháo gỡ nhằm hoàn thiện hơn CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về QCN.

Nếu như các công trình nghiên cứu về giám sát Hiến pháp hiện nay mới chỉ đề ra các giải pháp chung chung, thì Luận án sẽ tiếp cận vấn đề này một cách cụ thể.

Đó là việc xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN.

1.3.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện CCPL GSTH Hiến pháp về đảm bảo QCN. Để đạt được mục đích này, giả thuyết nghiên cứu của Luận án đặt ra là:

Hiện nay, giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về BĐQCN là trách nhiệm chung của nhiều chủ thể trong xã hội, thực hiện thông qua các quy định pháp luật, nhằm xem xét và xử lý những vấn đề liên quan đến tính hợp hiến của các hành vi thực hiện các quy định của Hiến pháp về QCN để bảo đảm nguyên tắc tính tối cao và bất khả xâm phạm của Hiến pháp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một khoảng trống trong pháp luật về CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Thực tiễn của việc thực hiện các quy định Hiến pháp nói chung và về vấn đề BĐQCN nói riêng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế trên cả phương diện các quy định nói chung và cơ chế phối hợp thực hiện việc giám sát. Yêu cầu đặt ra là cần phải nhận thức đầy đủ, khoa học về các giải pháp nhằm hoàn thiện CCPL GSTH

các quy định Hiến pháp về BĐQCN, trong đó cần xác định việc thành lập một cơ quan chuyên trách giám sát thực hiện Hiến pháp về BĐQCN là nhiệm vụ trọng tâm.

Từ giả thuyết nghiên cứu này, luận án cần giải quyết một số câu hỏi nghiên cứu như sau:

1. Nhận thức như thế nào về CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN? Cơ chế pháp lý này gồm những thành tố nào? Mối liên hệ giữa các thành tố được thể hiện như thế nào?

5. Thực trạng CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở Việt Nam như thế nào?

6. Quan điểm nào cần định hướng nhằm hoàn thiện CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN? Để hoàn thiện CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN, cần thực hiện các giải pháp cơ bản nào?

Kết luận chương 1

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề GSTH Hiến pháp và bảo vệ quyền con người trong Hiến pháp, trong đó vấn đề lịch sử hình thành, quy định pháp luật và các mô hình GSTH Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới đã được nghiên cứu khá sâu sắc. Mặc dù vậy, những nghiên cứu này mới chỉ ở mức độ khái quát, còn thiếu những phân tích toàn diện, chuyên sâu. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào tập trung kết nối hai vấn đề GSTH Hiến pháp và bảo đảm QCN trong Hiến pháp.

2. Mặc dù các luận cứ khoa học và mô hình đề xuất hoàn thiện CCPL GSTH Hiến pháp về BĐQCN còn tản mạn, chưa thuyết phục, chưa có công trình nào nghiên cứu từ góc độ QCN một cách chuyên biệt, tuy vậy, các kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo quan trọng cho Luận án để xác định nội dung nghiên cứu cũng như những khoảng trống còn để ngỏ cần tiếp tục đi sâu phân tích. Đó là luận giải cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, từ đó xác định các quan điểm mang tính khoa học và toàn diện, đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp và khả thi cho việc hoàn thiện CCPL GSTH Hiến pháp về BĐQCN ở Việt Nam.

3. Tác giả cũng đã đặt ra giả thuyết nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cần phải được giải đáp thỏa đáng khi triển khai thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ PHÁP LÝ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ chế pháp lý giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)