Hoàn thiện, bổ sung các quy định pháp luật để các chủ thể thực hiện chức năng, thẩm quyền giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ chế pháp lý giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam (Trang 138 - 141)

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ

4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHÁP LÝ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở

4.2.2. Hoàn thiện, bổ sung các quy định pháp luật để các chủ thể thực hiện chức năng, thẩm quyền giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về

Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của các cơ quan hiện có, đặc biệt là Quốc hội, thực hiện chức năng giám sát các quy định Hiến pháp về BĐQCN là một yêu cầu quan trọng. Nghiên cứu, tìm hiểu và thành lập các thiết chế mới giám sát Hiến pháp chỉ có hiệu quả khi bản thân các nhánh quyền lực cũng nhận thức rõ và không ngừng đổi mới chính mình. Vì thế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Quốc hội để thực hiện có hiệu quả giám sát việc thi hành các quy định của Hiến pháp về BĐQCN.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hoạt động của Quốc hội có ảnh hưởng và chi phối đối với các lĩnh vực khác nhau của hoạt động Nhà nước và đời sống xã hội. Yêu cầu đặt ra là Quốc hội phải hoạt động thực chất, có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, Quốc hội cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động đáp ứng nhằm bảo đảm và nâng cao vai trò của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân; các đại biểu Quốc hội gắn bó một cách chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri, phản ánh kịp thời và đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của cử tri; bảo đảm các quyết định của Quốc hội thể hiện đầy đủ ý chí chung của nhân dân.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định nhiệm vụ tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, theo đó cần "đổi mới tổ chức và

hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất". Việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội phải được tiến hành trên nguyên tắc tập trung dân chủ phù hợp với các nguyên tắc tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Để đạt được yêu cầu đó, Quốc hội cần tập trung thực thiện những giải pháp sau:

Một là, hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội. Hiến pháp 2013 lần đầu tiên quy định Hội đồng bầu cử quốc gia là một thiết chế hiến định độc lập, thay cho Hội đồng bầu cử Trung ương (do UBTVQH thành lập). Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp, bảo đảm các cuộc bầu cử được tiến hành theo đúng nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quy định cụ thể, chi tiết hơn những nội dung của Hiến pháp 2013, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 đã quy định tiêu chuẩn của người ứng cử đại biểu Quốc hội. Trên cơ sở các quy định của Luật, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được quyền giới thiệu người ra ứng cử đề cao trách nhiệm, giới thiệu những ứng cử viên tiêu biểu, có độ tuổi thích hợp, đủ đức, đủ tài để cử tri có điều kiện lựa chọn người đại diện xứng đáng. So với Luật bầu cử trước đây, hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND có bổ sung thêm bản kê khai tài sản, nhằm minh bạch về tài sản, thu nhập của ứng cử viên; phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức; góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng và có cơ sở để giải thích với cử tri khi có yêu cầu. Bên cạnh đó, quy định về những trường hợp không được ứng cử đã có sửa đổi, bổ sung theo Luật xử lý vi phạm hành chính, bao gồm cả người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn

[69]. Theo quy định của Luật, số người trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó ít nhất là hai người. Trong trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng thì Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, quyết định [69, khoản 6 Điều 57].

Việc hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội này giúp cử tri lựa chọn và bầu những người thực sự tiêu biểu vào Quốc hội. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc

hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách; có cơ chế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri.

Hai là, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội đòi hỏi họ phải là những người đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức và có năng lực giám sát.

Để có những năng lực này, họ phải có những kiến thức về pháp luật, chính sách, hiểu biết thực tiễn, giữ mối quan hệ chặt chẽ với cử tri. Đồng thời, họ phải là những người có khả năng phân tích, tổng hợp kiến nghị của cử tri để xử lý đúng thông tin, áp dụng đúng và triệt để các hình thức giám sát. Bên cạnh đó, hoạt động giám sát được đại biểu Quốc hội tiến hành theo nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, của cử tri chứ không phải nhu cầu, lợi ích cá nhân của đại biểu Quốc hội. Điều đó góp phần đảm bảo yêu cầu về chất lượng giám sát do đại biểu Quốc hội thực hiện [29, tr.400].

Ba là, tăng số lượng đại biểu chuyên trách. Đây là vấn đề then chốt để tăng chất lượng đại biểu Quốc hội, nhằm xây dựng bộ máy Quốc hội mạnh, đủ tầm trí tuệ bàn việc nước, việc dân, đủ nhanh nhạy quyết đáp những việc hệ trọng của quốc gia. Đội ngũ này sẽ làm nòng cốt trong việc xây dựng luật, hoạt động giám sát và các hoạt động khác vì đại biểu Quốc hội chuyên trách hoạt động chuyên ngành nhiều hơn, trong khi đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm còn gắn với công việc cơ quan, liên quan đến thi đua khen thưởng của ngành nên không thể chuyên tâm dành cho Quốc hội được. Tuy nhiên, chuyên trách phải song hành với chuyên nghiệp, khắc phục tình trạng vẫn còn đại biểu chưa thực hiện tốt vai trò của mình, chưa nói lên tiếng nói của nhân dân. Chuyên trách mà không chuyên nghiệp cũng không có nghĩa gì, nhiều chuyên trách nhưng không chuyên nghiệp, thay đổi thường xuyên, không ổn định, đặc biệt là các địa phương, thay phó đoàn chuyên trách liên tục sẽ không hiệu quả.

Nếu đại biểu chuyên trách ở Trung ương tăng cường về Đoàn đại biểu Quốc hội sẽ tổ chức được nhiều đoàn đi giám sát, nhiều cuộc giám sát trong một năm thì hiệu quả sẽ tốt hơn, tiếp cận với thực tiễn, đồng thời kiểm tra thực tiễn để từ đó có thể xây dựng chính sách.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, nghiên cứu, giao quyền chất vấn cho Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội là thành viên của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội. Yêu cầu đặt ra với các thành viên này phải là những người có kinh nghiệm và trách nhiệm trong công việc, có sự hiểu biết về đời sống kinh tế- xã

hội và đồng bào dân tộc thiểu số. Coi trọng việc nâng cao năng lực của Chủ tịch Hội đồng dân tộc và chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội, kiện toàn đội ngũ thường trực.

Thứ ba, Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và hiệu quả tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành. Hoàn thiện và giám sát chặt chẽ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ, ban, ngành. Đổi mới công tác tiếp dân theo hướng hiệu quả và kịp thời.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học: Cơ chế pháp lý giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người ở Việt Nam (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)