Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. CƠ CHẾ PHÁP LÝ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
2.3.2. Cơ chế pháp lý giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người ở Đức
Cơ chế giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về BĐQCN của Đức theo mô hình giám sát hiến pháp tập trung. Mô hình này xuất hiện đầu tiên ở Áo, nhưng Tòa án Hiến pháp Đức là thiết chế tiêu biểu của mô hình này. Đặc trưng của mô hình này là không giao quyền GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN cho hệ thống Tòa án tư pháp mà cho một cơ quan chuyên trách, phổ biến nhất là Tòa án Hiến pháp. Đây là chủ thể chính có chức năng và thẩm quyền GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở Đức.
Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức được coi là "người" bảo vệ Hiến pháp, giám sát sự tuân thủ các quy định của Hiến pháp về BĐQCN, đưa câu chữ của Hiến pháp vào cuộc sống và đem lại uy tín cũng như tác động cho Hiến pháp [15]. Tòa án Hiến pháp liên bang Đức được thành lập năm 1951 ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Các nguyên tắc và quy phạm về bảo vệ hiến pháp được tìm thấy trong Luật cơ
bản năm 1949 và Luật về Tổ chức và Thủ tục của Tòa án Hiến pháp Liên bang ngày 12 tháng 3 năm 1951. Theo Điều 93 của Hiến pháp Đức, Tòa án Hiến pháp liên bang là cơ quan bảo vệ cao nhất của Hiến pháp, với một phạm vi rộng lớn các quyền được Hiến pháp trao cho. Điều đó cho thấy Tòa án Hiến pháp là một trong những cơ quan có quyền lực tối cao của Cộng hòa liên bang Đức, được Hiến pháp ghi nhận.
Trình tự, thủ tục GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở Đức tạo nên ý nghĩa vượt trội của mô hình này. Đó là duy nhất Tòa án Hiến pháp liên bang quyết định tối hậu về vấn đề diễn giải và áp dụng đạo luật cơ bản. Khi một tòa án chuyên môn cho rằng một văn bản luật vi phạm các quy định của Hiến pháp về BĐQCN, họ phải trình sự việc lên Tòa án Hiến pháp liên bang để kiểm tra pháp lý.
Khi có tranh cãi cụ thể về Hiến pháp, Tòa án Hiến pháp liên bang kiểm tra xem quyết định của nhà chức trách hay của tòa án có hợp hiến hay không. Đồng thời, Tòa án Hiến pháp liên bang kiểm tra tính hợp hiến của văn bản luật được áp dụng. Và chỉ có Tòa án hiến pháp liên bang mới có quyền bãi bỏ luật vi hiến. Vị thế duy nhất đó giữ gìn thể diện của cơ quan lập pháp, đồng thời đảm bảo an ninh pháp lý, vì không thể có quyết định mâu thuẫn với chuẩn mực do nhiều tòa án quyết định khác nhau.
Giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở Đức tồn tại dưới hình thức giám sát hiến pháp trừu tượng nên Tòa án Hiến pháp còn kiểm hiến các dự luật trước khi công bố. Ngoài ra, Tòa án Hiến pháp còn có thẩm quyền rộng hơn, bao gồm: Kiểm tra tính hợp hiến của các dự luật và các đạo luật đã có hiệu lực theo đề nghị của Chớnh phủ liờn bang; hoặc của ẳ số đại biểu quốc hội; hoặc theo đề nghị của một Tòa án; giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa Liên bang với các tiểu bang và giữa các tiểu bang với nhau; giải quyết đơn kiện của công dân về hành vi vi hiến của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đối với các quyền cơ bản của công dân bị vi phạm;
kiểm tra tính hợp hiến của các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý [79, tr.36].
Theo mô hình này, Tòa án Hiến pháp chỉ xem xét những vấn đề mang tính trừu tượng, tức là Tòa án Hiến pháp liên bang Đức không quyết định một cách cụ thể về sự vi phạm các quy định của Hiến pháp về BĐQCN của các văn bản pháp luật trong một vụ việc cụ thể. Thẩm quyền này thuộc về các tòa án cấp dưới. Khác với phương pháp giám sát theo mô hình Mỹ, phương pháp giám sát theo mô hình châu Âu thực hiện cả giám sát trước (Priori hoặc Ex Ante) và giám sát sau: một số giám sát hiến pháp trước khi văn bản thông qua hoặc có hiệu lực; một số thực hiện giám sát cả trước và sau.
Việc GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN được thực hiện cả giám sát cụ thể và giám sát trừu tượng. Hầu hết các Tòa án hiến pháp thực hiện giám sát hiến pháp mà không cần có vụ việc cụ thể; một số thực hiện giám sát với cả vụ việc cụ thể. Tòa án hiến pháp thực hiện quyền giám sát theo một thủ tục đặc biệt. Thông thường, quy trình một vụ việc được giải quyết tại Tòa án hiến pháp bao gồm; thụ lí, xem xét sơ bộ, đưa ra phán quyết. Các thẩm phán thảo luận và ra phán quyết theo nguyên tắc làm việc tập thể và quyết định theo đa số.
Nghiên cứu yếu tố hậu quả pháp lý trong CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở Đức cho thấy: nếu tòa án chuyên trách cho rằng một văn bản pháp luật đi ngược lại quyền cơ bản thì sẽ liên hệ với tòa án Hiến pháp để kiểm tra tính hợp hiến. Nhưng họ không có quyền hủy hay không công nhận giá trị Hiến pháp mà chỉ tòa án Hiến pháp mới có quyền, đảm bảo việc thực thi pháp luật.Với tranh chấp liên quan đến Hiến pháp thì Tòa án Hiến pháp xem các quyết định của cơ quan công quyền có hợp hiến hay không, kiểm tra việc sử dụng pháp luật có phù hợp với hiến pháp hay không. Tòa án hiến pháp là nơi xác định cơ quan lập pháp có vi phạm các quy định của Hiến pháp về BĐQCN hay không, có quyền yêu cầu cơ quan lập pháp ra phán quyết khác nếu phán quyết đó vi hiến. Trong nhiều trường hợp, tòa án hiến pháp không ra phán quyết mà yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khác điều chỉnh sao cho hợp hiến, tòa không được phép đưa ra các vấn đề chính trị xã hội có ảnh hưởng tới trách nhiệm của cơ quan lập pháp mà hỏi ý kiến những cơ quan đó. Họ cũng không được gợi ý, phân biệt đối xử với bất cứ đối tượng nào để tác động tới cơ quan lập pháp.
Theo cơ chế GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN của Đức, Hội đồng xét xử đưa ra phán quyết dưới hình thức quyết định là công đoạn cuối của quy trình xét xử, giải quyết một vụ việc tại Tòa án Hiến pháp. Hiệu lực các quyết định của Tòa Hiến pháp có giá trị bắt buộc thực hiện đối với tất cả các chủ thể pháp luật kể từ khi một quy phạm, một chế định hoặc một văn bản về QCN nào đó bị Tòa án Hiến pháp tuyên bố vi hiến.
Bằng việc xem xét các văn bản pháp luật, nếu văn bản đó có dấu hiệu vi phạm các quy định của Hiến pháp về BĐQCN, Tòa án Hiến pháp sẽ trực tiếp hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành VBQPPL, đồng thời đề nghị cơ quan ban hành văn bản vi phạm Hiến pháp ra quyết định hủy bỏ. Như vậy, tính chất đặc biệt của phán quyết của Tòa án hiến pháp là nó có giá trị như một đạo luật, có ý nghĩa ràng buộc với các nhánh quyền
lực nhà nước: từ các cơ quan hiến định của liên bang và của bang, các Tòa án và các cơ quan chính phủ. Điều đó cho thấy các phán quyết này không chỉ mang tính tố tụng mà còn mang tính chính trị do nó không giống các phán quyết của Tòa án thường. Phán quyết của Tòa án Hiến pháp không bị kháng cáo, kháng nghị, không có cơ chế phúc thẩm trong quy trình tố tụng hiến pháp tập trung hóa [79, tr.35].
Dựa trên những phân tích và lập luận trên, có thể rút ra những nhận xét về CCPL GSTH Hiến pháp về BĐQCN theo mô hình của Đức như sau:
Thứ nhất, Tòa án Hiến pháp Đức đã chứng minh là chủ thể có ưu thế vượt trội trong việc GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Ưu thế này xuất phát từ thẩm quyền của Tòa án Hiến pháp đó là thực hiện cả giám sát trừu tượng và giám sát cụ thể. Hơn nữa, đối tượng của giám sát bao gồm cả các đạo luật, các văn bản lập quy và hành vi của cơ quan công quyền. Chính bởi ưu thế vượt trội này nên Tòa án Hiến pháp trở thành mô hình tài phán hiến pháp phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, tranh luận về vị thế của Tòa án Hiến pháp liên bang Đức là một thực tế ngay tại nước Đức. Đã có không ít ý kiến phê phán Tòa án Hiến pháp Liên bang đã diễn giải quá tầm Hiến pháp, tự biến mình thành " người thế chỗ cơ quan lập pháp" và hạ cấp Nghị viện thành cơ quan chấp hành. Nhưng dù sao đi nữa, các quyết định của Tòa án Hiến pháp Liên bang được công luận Đức rất tôn trọng. Và người dân Đức vẫn luôn tự hào về Tòa án Hiến pháp Liên bang của mình.
Tòa án Hiến pháp Đức đã chứng minh vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của công dân. Một số ví dụ tiêu biểu chứng minh lập luận này: Ngày 27/2/1975, Tòa án Hiến pháp liên bang tuyên bố việc phá thai trước 12 tuần cần phải được giải phóng khỏi trách nhiệm hình sự nếu được bác sĩ cho phép.
Quy tắc về thời hạn này bị coi là vi hiến.
Năm 2002, Tòa án Hiến pháp liên bang đưa ra phán quyết về việc hôn nhân đồng giới là phù hợp với Hiến pháp. Các mối quan hệ tình dục đồng giới tương tự hôn nhân nhờ đó được hợp pháp hóa. Gần đây nhất, năm 2010, Tòa án Hiến pháp liên bang đưa ra khái niệm về sự tồn tại của quyền được bảo đảm nhân phẩm con người. Đây là một phán quyết rất mới về nhân quyền trong lịch sử của Cộng hòa liên bang Đức.
Thứ hai, Tòa án Hiến pháp chỉ tập trung vào khía cạnh hiến pháp trong những vụ việc được xem xét chứ không phải đồng thời giải quyết những vấn đề chuyên môn hẹp như hình sự, dân sự giống như mô hình của Mỹ [45]. Theo mô hình này, phán quyết của cơ quan bảo hiến về tính bảo hiến của văn bản pháp luật có tính chất bắt
buộc chung đối với mọi đối tượng, có tính chung thẩm, không được khiếu kiện. Luật pháp quy định những trường hợp các văn bản sẽ bị hủy bỏ khi không hợp hiến.
Thứ ba, ý nghĩa vượt trội của CCPL GSTH các quy định Hiến pháp về BĐQCN ở Đức đến từ các khiếu nại Hiến pháp của các cá nhân. Mỗi người dân ở Đức đều có thể nộp khiếu nại đến Tòa án Hiến pháp liên bang, nếu họ cho rằng Nhà nước đã xâm phạm quyền cơ bản của họ. Khiếu nại Hiến pháp là dạng tố tụng phổ biến nhất ở Tòa án Hiến pháp liên bang, và tòa án này được gọi là "tòa án nhân dân"
[15]. Từ năm 1951, có hơn 200.000 khiếu nại Hiến pháp do người dân gửi đến, Trong những năm gần đây, mỗi năm có hơn 600.000 khiếu nại mới được trình lên Tòa án Hiến pháp liên bang và có gần 3% khiếu nại thành công. Từ năm 1951 có khoảng 4.500 khiếu nại Hiến pháp thành công [15, tr.196]. Chỉ những khiếu nại Hiến pháp vượt qua những sự sàng lọc sau mới được coi là hợp lý: Đó là công dân phải "tận dụng hết: các khả năng pháp lý khác, phải sử dụng hết các khả năng được bảo vệ pháp lý ở tòa chuyên môn. Ngoài ra, công dân còn phải chứng minh việc họ bị vi phạm các QCN. Điều 19 khoản 4 Luật cơ bản Đức qui định: "Bất cứ ai cho rằng quyền tự do cơ bản của mình bị xâm hại, đều có quyền khởi kiện lại nhà nước". Theo đó, mỗi người công dân khi nhận thấy quyền của mình bị xâm phạm vì hành động của nhà nước đều có thể đưa đơn khiếu nại. Thế nhưng Tòa án Hiến pháp Liên bang không phải là tòa kháng án tối cao: việc các tòa án chuyên môn áp dụng một cách sai lầm các luật lệ đơn giản không đủ cho một khiếu nại hiến pháp được xét xử nếu như các quan điểm về luật này không được bảo vệ bằng quyền công dân.
Có thể nói, đây được coi là mô hình thành công đặc biệt là ở Đức, sau 1949 mô hình này được học hỏi và thành công ở nhiều nước trên thế giới.