Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. CƠ CHẾ PHÁP LÝ GIÁM SÁT THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA HIẾN PHÁP VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ
2.3.4. Một số giá trị tham khảo đối với Việt Nam từ việc nghiên cứu cơ chế pháp lý giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền
Thứ nhất, xác định chủ thể giám sát cần bảo đảm sự tương thích với truyền thống pháp lý và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước.
Những phân tích về CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở một số quốc gia điển hình đã chứng minh rõ yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng một mô hình giám sát hiến pháp phù hợp với đặc điểm của một quốc gia. Mô hình của Mỹ được xây dựng và khẳng định tại quốc gia áp dụng thuyết tam quyền phân lập triệt để. Đồng thời, truyền thống áp dụng án lệ
đã tạo cho các thẩm phán có sức mạnh quyền lực trong thực tiễn xét xử. Mô hình tài phán hiến pháp được thực hiện bởi hệ thống tòa án tư pháp có lí do ở đó. Điều này không thấy rõ ở các quốc gia châu Âu - nơi coi Hiến pháp và các đạo luật thành văn là nguồn pháp luật phổ biến và bắt buộc.
Ở Việt Nam, việc quy định về chủ thể giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người phải phù hợp với nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứ hai, để các quy định hiến pháp về bảo đảm quyền con người được tôn trọng và thực hiện, hệ thống các quy định về giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người thống nhất, minh bạch, rõ ràng, khả thi, chủ thể giám sát mang tính độc lập, có đầy đủ những thẩm quyền cần thiết và vận hành theo phương pháp, hình thức phù hợp.
Cơ chế GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN sẽ không thể vận hành thông suốt và hiệu quả nếu như thiếu những nguyên tắc và quy phạm về vấn đề này được xây dựng rõ ràng, thống nhất và khả thi. Hoạt động GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN cơ bản và cốt lõi nhất đó là thực hiện kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản và hành vi công quyền. Hoạt động đó chủ yếu và trước hết dựa trên cơ sở làm rõ tinh thần của Hiến pháp, của các VBQPPL, xác định mục đích, nội dung điều chỉnh của chúng để đưa ra các phán quyết đúng đắn. Đây là sự đánh giá về sự phù hợp hay không phù hợp của các văn bản và hành vi của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước so với các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Để đánh giá và phán quyết, chủ thể giám sát phải so sánh, đối chiếu những văn bản và hành vi công quyền không chỉ với những quy định cụ thể về BĐQCN trong Hiến pháp mà có thể còn phải so sánh, đối chiếu với các nguyên tắc và các đòi hỏi của nền dân chủ, các nguyên tắc của pháp luật nói chung. Như vậy, chủ thể của các phán quyết phải có tầm nhìn vừa rộng vừa sâu sắc, phải có sự am hiểu pháp luật trong một hệ thống thống nhất. Mặt khác, sự phán quyết ở đây chủ yếu là đánh giá tính hợp hiến của các đạo luật, của các quyết định về những vấn đề của những cơ quan chức năng khác nhau và về quan hệ giữa một bên là cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền của nhà nước và một bên là công dân, nên phán quyết đó phải nhận được sự ''tâm phục, khẩu phục'' của các bên. Những đòi hỏi đó
tương tự như yêu cầu đối với hoạt động tư pháp, và do vậy, chúng thường chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động được tiến hành thông qua các thủ tục tố tụng chặt chẽ. Thiết chế GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN hoạt động độc lập, được giao những thẩm quyền cần thiết và được thực hiện những biện pháp chính trị pháp lý đủ mạnh.
Thứ ba, giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp phải được thực hiện bởi đội ngũ nhân lực có năng lực thực hiện thẩm quyền giám sát.
Dù xây dựng các thiết chế giám sát hiến pháp theo mô hình nào, đội ngũ thẩm phán của các quốc gia này đều là những người có chuyên môn pháp lý rất uyên thâm, tư cách đạo đức tốt, có uy tín trong giới luật. Ngoài ra, các yếu tố như bộ máy, con người, thư ký… là những yếu tố hỗ trợ cho cơ chế hoạt động hiệu quả.
Đây là yếu tố rất quan trọng cần lưu ý khi hoàn thiện cơ chế giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở Việt Nam.
Thứ tư, mục đích giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp là bảo vệ Hiến pháp, bảo đảm sự ổn định và tối cao của hiến pháp, bảo vệ quyền và tự do hiến định của con người.
Có thể nhận thấy, QCN và hiến pháp cùng được sinh ra trong cách mạng dân chủ tư sản, nhưng vấn đề nhân quyền vẫn được đặt ra sớm hơn hiến pháp, nhân quyền vẫn như là một vấn đề tiên quyết. Vì nhân quyền nên mới có hiến pháp [19, tr.92]. Vì vậy, bảo vệ Hiến pháp chính là bảo vệ quyền con người. Điều đó chi phối thẩm quyền của cơ quan giám sát Hiến pháp, phương thức hoạt động, thủ tục tiến hành và các hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Nói tóm lại, mục tiêu bảo đảm quyền con người chi phối toàn bộ các yếu tố của cơ chế giám sát thực hiện Hiến pháp.
Kết luận chương 2
Chương 2 của luận án nghiên cứu cơ sở lý luận của CCPL GSTH Hiến pháp về BĐQCN. Tác giả đã hệ thống các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung đề tài như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố cấu thành của CCPL GSTH Hiến pháp về BĐQCN. Theo đó, cơ chế pháp lý GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN là tổng thể các yếu tố pháp lý hợp thành, có mối quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm các quy định về chức năng, thẩm quyền giám sát của các chủ thể tham gia giám sát thực hiện các quy định của Hiến pháp về BĐQCN theo những
hình thức, phương pháp, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý xác định, vận hành theo những nguyên tắc, quy định của pháp luật, làm cho hoạt động GSTH hiến pháp về bảo đảm QCN theo đúng pháp luật, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực, hạn chế và vi phạm QCN, góp phần bảo đảm sự tôn trọng, bảo vệ và thực hiện QCN trong thực tiễn.
Trong Chương 2, luận án đã nghiên cứu bốn yếu tố cấu thành CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN, đó là các quy định pháp luật về chức năng, thẩm quyền giám sát của các chủ thể trong CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN; Hình thức và phương pháp giám sát; Trình tự, thủ tục pháp lý giám sát và hậu quả pháp lý của hoạt động GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN. Bốn yếu tố này liên hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình vận hành cơ chế nhằm đảm bảo chức năng giám sát Hiến pháp về BĐQCN.
Trên cơ sở khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành, luận án đã phân tích vai trò của CCPL GSTH Hiến pháp về BĐQCN. Thứ nhất CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người góp phần bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp. Thứ hai, CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN góp phần đảm bảo QCN, quyền công dân. Thứ ba, CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN góp phần bảo đảm thực hiện yêu cầu của Nhà nước pháp quyền.
Chương này cũng dành sự quan tâm nghiên cứu CCPL GSTH Hiến pháp về BĐQCN ở một số quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp là ba quốc gia tiêu biểu cho ba mô hình GSTH Hiến pháp trên thế giới. Qua đó, tác giả luận án đã rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Những nội dung trong chương 2 của Luận án góp phần hình thành khung lý thuyết, từ đó, định hướng nghiên cứu thực trạng của các yếu tố trong CCPL GSTH các quy định của Hiến pháp về BĐQCN ở Việt Nam.
Chương 3