Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng (Trang 32 - 41)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở lý thuyết

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Hôn nhân là thể chế xã hội kèm theo những nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều người

26

thuộc hai giới khác nhau (nam, nữ), được coi là chồng và vợ, quy định mối quan hệ trách nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con cái của họ”. Ở đây,

“thể chế” được hiểu là những quy tắc xã hội chính thức, những quy định xã hội không chính thức hay những nhận thức chung của xã hội mà các cá nhân tham gia kết hôn cần phải tuân thủ. Sự tuân thủ các thể chế (như độ tuổi kết hôn, môn đăng họ đối, hình thức kết hôn, thủ tục kết hôn theo quy định hiện hành…) cùng với các nghi lễ, tục lệ là điều kiện xác nhận quan hệ tính giao của một cặp đôi nam nữ. Ngoài ra, theo định nghĩa này thì hôn nhân quy định trách nhiệm của những người tham gia kết hôn với con cái [60: tr 389].

Nhìn nhận theo giai đoạn thay đổi vị thế xã hội, Emily A.Schult và Robert H.Lavenda cho rằng, hôn nhân là một quá trình xã hội với mô hình là sự kết hợp giữa một người đàn ông với một người đàn bà, từ đó làm thay đổi mối quan hệ giữa những người thân thuộc ở mỗi bên và duy trì những khuôn mẫu xã hội thông qua việc sinh đẻ cùng với một số nghĩa vụ và quyền lợi đi kèm [38, tr. 342].

Ở góc độ pháp luật, quan niệm hôn nhân được xem xét ở sau giai đoạn kết hôn: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn” [89].

Các quan hệ này dựa trên cơ sở giao tiếp giữa hai vợ chồng, với các khía cạnh về ngôn ngữ giao tiếp, môi trường giao tiếp, thái độ giao tiếp, mục đích giao tiếp, trách nhiệm con cái…

+ Nội hôn tộc người: là nguyên tắc chỉ kết hôn với người đồng tộc hay cùng một nhóm địa phương với mình.

+ Hôn nhân một vợ một chồng: là hình thức hôn nhân giữa một người vợ và một người chồng vào một thời điểm nhất định. Luật Hôn nhân và gia đình qui định rõ tại mục 1 của Điều 2 về Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng

27

+ Hôn nhân hỗn hợp (mixed marriage): là hôn nhân giữa vợ và chồng thuộc hai nhóm quốc tịch, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo khác nhau. Theo đó ở luận án này, “hôn nhân hỗn hợp” được hiểu là cặp hôn nhân giữa vợ và chồng thuộc hai nhóm tộc người khác nhau sau kết hôn. Ví dụ, chồng là người Tày lấy vợ là người Nùng, Kinh hoặc ngược lại. Sự khác biệt về quốc gia trong hôn nhân ở luận án này sẽ được dùng bằng thuật ngữ hôn nhân xuyên biên giới hay phụ nữ vùng biên kết hôn với chồng Trung Quốc.

+ Hôn nhân có yếu tố nước ngoài: là thuật ngữ được dùng phổ biến và chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam như Luật Hôn nhân và gia đình. Tại Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có ghi: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Hình thức hôn nhân này rõ ràng nhấn mạnh các yếu tố pháp lý trong quan hệ hôn nhân giữa người Việt Nam với người nước ngoài.

+ Hôn nhân xuyên quốc gia (cross-national marriage): là hình thức hôn nhân mà một bên sẽ di cư đến và phải thích nghi với một nền văn hóa mới khác biệt với nền văn hóa của họ và phải hòa nhập về kinh tế và văn hóa vào một cộng đồng mới chưa có sẵn gồm những người có cùng nền văn hóa với họ ở đó” [55, tr. 24].

+ Hôn nhân xuyên biên giới (cross - border mariage): có nhiều cách hiểu về thuật ngữ này và vào năm 2010 trong nghiên cứu của mình, Lucy Williams đưa ra những yếu tố để phân định hai hình thái hôn nhân xuyên quốc gia là cross-border marriage và transnational marrigage.

28

Cross-border marriage là hôn nhân giữa các nhóm tộc người và văn hóa khác nhau ở vùng cận biên giữa các nước, với đặc trưng là ít hiểu biết về lối sống và văn hóa của nhau.

Transnational marriage là mối quan hệ hôn nhân nằm trong một cộng đồng nội khối nào đó nhưng vượt qua biên giới quốc gia, ở đó có sự khác biệt về lối sống và niềm tin nhưng có sự hiểu biết lẫn nhau. Từ đó, ông đưa ra cách tiếp cận nghiên cứu theo hai hướng khác nhau ở mỗi nhóm thuộc cross- border marriage hay transnational marrigage [149, tr. 120].

Ở Việt Nam, thuật ngữ “hôn nhân xuyên biên giới” được sử dụng tương đối phổ biến trong các nghiên cứu về hôn nhân qua lại giữa các tộc người, cộng đồng ở hai quốc gia có chung đường biên giới. Các tộc người đó có thể là đồng tộc hoặc khác tộc người, có chung đặc điểm văn hóa hoặc khác biệt về văn hóa. “Hôn nhân xuyên biên giới là các cuộc hôn nhân giữa những người ở các quốc gia có chung đường biên giới và đặc biệt là các cuộc hôn nhân ở vùng biên giới” [55, tr. 59].

Dẫu còn nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm thuật ngữ “hôn nhân xuyên biên giới” nhưng thuật ngữ đã dần trở nên quen thuộc và được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu hôn nhân giữa các tộc người ở vùng biên với người ở bên kia biên giới. Bởi vậy, trong luận án này, chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ “hôn nhân xuyên biên giới” để chỉ mối quan hệ hôn nhân giữa các tộc người ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng với người ở bên kia biên giới Trung Quốc.

+ Hôn nhân vùng biên giới: dùng để chỉ phạm vi không gian xã hội là vùng biên giới, nơi người người tham gia kết hôn lớn lên, trưởng thành cho đến khi kết hôn hoặc người từ địa phương khác đến sinh sống và kết hôn tại đây.

- Biên giới quốc gia

29

Theo Luật biên giới Quốc gia, Điều 1 quy định: “Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [96, tr. 3]. Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới.

- Khu vực biên giới:

“Khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với đường biên giới quốc gia trên đất liền. Hoạt động trong khu vực biên giới trên đất liền bao gồm: Cư trú, đi lại, sản xuất, kinh doanh; thăm dò, khai thác tài nguyên; xây dựng các công trình, thực hiện các dự án và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền” [22].

- Vùng biên giới:

Theo Quyết định 1151/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt – Trung đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, vùng biên giới được xác định là khu vực hành chính cấp huyện tiếp giáp với đường biên giới.

Theo cách phân định như vậy thì huyện Phục Hòa được gọi là huyện vùng biên; tỉnh Cao Bằng được gọi là tỉnh vùng biên. Hai thị trấn và 04 xã của huyện Phục Hòa có ranh giới là đường biên giới quốc gia (địa bàn nghiên cứu của luận án) được gọi là các xã, thị trấn khu vực biên giới của huyện Phục Hòa. Tuy nhiên, người dân địa phương còn thường gọi là các xã, thị trấn vùng biên của huyện, tương đồng với tên gọi của luận án.

30 1.2.2. Cơ sở lý thuyết

Luận án sử dụng một lý thuyết làm cơ sở tiếp cận, phân tích và giải quyết các vấn đề nghiên cứu, gồm: Lý thuyết sự lựa chọn duy lý, lý thuyết về giao lưu và tiếp biến văn hóa và lý thuyết vùng văn hóa.

- Lý thuyết lựa chọn duy lý (Rational choice theory)

Cách tiếp cận theo lý thuyết lựa chọn duy lý (Rational Choice Theory) từ lâu đã là mô hình chi phối trong kinh tế học, nhưng trong những thập kỷ gần đây, nó đã được sử dụng rộng rãi hơn trong các ngành khác như Xã hội học, Khoa học Chính trị và Nhân học… Lý thuyết lựa chọn duy lý là cách tiếp cận được sử dụng để hiểu hành vi của con người, bắt đầu bằng việc xem xét hành vi lựa chọn của cá nhân. Lý thuyết này cho rằng hành động của con người luôn có chủ đích nhằm tối đa hóa lợi ích. Thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân trong bối cảnh kinh tế - xã hội nhất định và trong mối liên hệ với hệ thống xã hội và các cá nhân khác.

Trong lĩnh vực nhân học văn hóa và xã hội thì việc ứng dụng lý thuyết lựa chọn duy lý vẫn còn khá ít ỏi, bắt đầu từ các nhà nhân học kinh tế. Trong công trình khảo luận về quà tặng xuất bản năm 1925, Marcel Mauss cho rằng, quan hệ trao đổi là một quan hệ quyền lực, trong đó người nhận quà thường tìm cách trao lại món quà khác có giá trị tương đương với mong muốn thoát khỏi sự ràng buộc. Trong tác phẩm “Định chế Tôtem hiện nay”[72], Lévi- Strauss đã đưa ra nguyên lý trao đổi trong hôn nhân để lý giải tục lệ cấm hôn nhân nội tộc. Ông cho rằng, tục lệ này nảy sinh trên cơ sở coi hôn nhân là việc xây dựng mạng lưới và hình thành quan hệ xã hội với bên ngoài làm cơ sở cho việc bảo đảm hòa bình và mang lại lợi ích cho cá nhân và cộng đồng.

Lựa chọn kết hôn là thuộc về quyền quyết định cá nhân trong lựa chọn bạn đời. Dựa trên các quan điểm cá nhân để có lý do lựa chọn hợp lý để thể hiện rõ mục đích kết hôn. Do vậy, NCS chọn lý thuyết Lựa chọn duy lý để lý giải các

31

quan niệm và hành vi trong hôn nhân. Do để thấy rõ hơn mục đích sự lựa chọn trong hôn nhân của người Tày vùng biên, trong đó tập trung vào tính kết hợp (tạo mạng lưới) và tính trao đổi giá trị kinh tế của hôn nhân.

- Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa

Giao lưu và tiếp biến văn hóa (acculturation) được các nhà dân tộc học Pháp và phương Tây đưa ra vào cuối thế kỷ XIX chỉ quá trình thay đổi văn hóa xẩy ra khi các cá nhân từ các nền văn hóa khác nhau tiếp xúc lâu dài và liên tục.

Sự tiếp xúc này dẫn đến những thay đổi ở cả hai cá nhân (thái độ, giá trị, niềm tin và bản sắc) cũng như cấp độ nhóm (hệ thống văn hóa và xã hội). Các cá nhân có nền văn hóa khác biệt cố gắng hòa mình vào nền văn hóa phổ biển hơn bằng cách tham gia vào các hoạt động văn hóa mới nhưng vẫn giữ truyền thống văn hóa ban đầu của họ.

Những ảnh hưởng của giao lưu tiếp biến văn hóa có thể được nhìn thấy ở nhiều cấp độ, ở những người sở hữu văn hóa gốc và những người đang cố gắng hòa nhập. Ở cấp độ cộng đồng, giao lưu tiếp biến văn hóa dẫn đến thay đổi về văn hóa như hành vi thực hành tôn giáo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và tổ chức xã hội, không ngoại trừ cả trang phục và ngôn ngữ. Ở cấp độ cá nhân, giao lưu và tiếp biến văn hóa dẫn đến sự pha trộn các giá trị về phong tục, chuẩn mực, hành vi. Quá trình tiếp biến này thông thường diễn ra trong một vài thế hệ, có thể thông qua áp lực xã hội.

Quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra theo các bước: khuếch tán, thích nghi mang tính ứng phó, tái tổ chức xã hội văn hóa, tiếp xúc và phân giải văn hóa.

Các hình thức nổi bật của quá trình tích lũy bao gồm các yếu tố tiền đề (điều kiện tích lũy), các chiến lược (định hướng tích lũy) và kết quả của sự tiếp biến.

Điều kiện tích lũy là các yếu tố cấp độ cá nhân và cấp độ nhóm, chẳng hạn như các đặc điểm của xã hội tiếp nhận (như sự phân biệt đối xử nhận thức hoặc khách quan), đặc điểm của xã hội gốc (như bối cảnh chính trị), đặc điểm của

32

nhóm người nhập cư (như sức sống tộc người) và đặc điểm cá nhân (như kỳ vọng, chuẩn mực và tính cách). Những đặc điểm này xác định bối cảnh ảnh hưởng đến quá trình tích lũy.

Trong nghiên cứu về hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới, lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa là công cụ xem xét, đánh giá những thay đổi về quan điểm, hành vi, thái độ ứng xử cũng như tính bảo lưu giá trị văn hóa truyền thống của các cá nhân, cộng đồng tộc người khi tiếp xúc với một văn hóa mới khác biệt. Từ đó hình thành sự tiếp biến văn hóa và một giá trị văn hóa mới chung nhất được định hình.

- Lý thuyết vùng văn hóa

Với sự ra đời của Lý thuyết “vùng văn hóa” trong nhân học Mỹ là một bước đột phá ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Một mặt, lý thuyết này chống lại quan điểm tiến hóa của L.Morgan và E.Taylor, mặt khác, nó cũng phê phán những quan điểm “vòng văn hóa”, “khuyến tán văn hóa” cực đoan của các nhà nghiên cứu Tây Âu. Trên cơ sở nghiên cứu khá tường tận về người da đỏ châu Mỹ, các nhà nhân học Mỹ đã đưa ra lý thuyết “vùng văn hóa”, “loại hình văn hóa” và "trung tâm văn hóa" mà đại diện tiêu biểu là C.L.Wisler. Ông cho rằng, nghiên cứu cácvùng văn hóa nhất thiết phải bắt đầu từ việc phân tích một tổ hợp các yếu tố văn hóa, rằng không thể nhìn nhận riêng rẽ từng yếu tố một, chúng hợp thành một thể thống nhất không thể chia cắt, và đó chính là kết quả của quá trình lâu dài nhóm dân cư ấy thích ứng với những điều kiện của môi trường sinh thái. Đây là một bước tiến mới mang tính lý luận và phương pháp nghiên cứu về vùng văn hóa.

Các nhà nghiên cứu dân tộc học Xô Viết đã kế thừa trên bình diện rộng lớn hơn, đã bàn tới vấn đề nghiên cứu liên văn hóa. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, trong một số công trình của S.P.Tônxtop và A.M.Dôlôrarep đã đề cập đến vấn đề không gian địa lý của các hiện tượng văn hóa. Đây là

33

tiền đề cho sự xuất hiện lý thuyết về “Loại hình kinh tế - văn hóa” và “Khu vực văn hóa - lịch sử” (còn gọi là khu vực lịch sử - dân tộc học hay vùng văn hóa - lịch sử) [129].

Với việc đưa ra khái niệm loại hình kinh tế - văn hóa (loại hình kinh tế - xã hội) của các nhà dân tộc học Xô Viết để giải thích hiện tượng tương đồng và khác biệt văn hóa kể trên, loại hình kinh tế - văn hóa được hiểu: “Đó là một tổng thể các đặc điểm kinh tế và văn hóa hình thành trong quá trình lịch sử của các dân tộc khác nhau, cùng ở một trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sinh sống trong môi trường địa lý tự nhiên như nhau” [129, tr. 49].

Để bao quát việc nhận thức các hiện tượng tương đồng và khác biệt văn hóa giữa các vùng và các dân tộc, các nhà dân tộc học Xô Viết không chỉ sử dụng khái niệm loại hình kinh tế - văn hóa mà còn dùng cả khái niệm “vùng văn hóa - lịch sử” (vùng lịch sử - văn hóa): Vùng văn hóa - lịch sử (vùng lịch sử - dân tộc học hay gọi tắt là vùng văn hóa) là một vùng mà ở đó sinh sống những tộc người. Trong quá trình lịch sử lâu dài, giữa họ có những giao lưu, ảnh hưởng khăng khít với nhau, từ đó hình thành nên những yếu tố văn hóa chung thể hiện trong văn hóa vậtchất cũng như văn hóa tinh thần [129, tr. 57].

Đặc trưng văn hóa của vùng là những yếu tố văn hóa gắn bó hữu cơ với nhau thể hiện rõ trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Đối với các dân tộc còn ở trình độ tiền công nghiệp thì văn hóa dân gian (folklore) thể hiện rõ nét và cơ bản những sắc thái văn hóa đặc trưng cho vùng văn hóa - lịch sử.

Phạm vi không gian văn hóa lớn hơn vùng là miền hay khu vực. Cấp bậc hẹp hơn vùng là tiểu vùng. Dưới vùng và tiểu vùng còn có thể phân ra nhỏ hơn nữa tùy thuộc vào thực tế mỗi vùng văn hóa - lịch sử. Trong thực tế, khi phân cấp các vùng văn hóa - lịch sử, phạm vi các vùng càng nhỏ, thì khả năng trùng hợp càng lớn hơn. Sự khác biệt giữa loại hình kinh tế - văn hóa và vùng văn hóa - lịch sử cũng được phân biệt rõ ràng. Nếu vùng văn hóa - lịch

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)