Người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng (Trang 47 - 57)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.4. Người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa

Người Tày là cộng đồng thuộc khối Bách Việt xưa, đã sớm có mặt và cư trú lâu đời ở các tỉnh biên giới, miền núi phía Bắc Việt Nam với nhiều đóng góp quan trọng trong lịch sử hình thành, phát triển quốc gia, dân tộc cho đến ngày hôm nay. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Tày có thể xuất hiện vào nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất sau công nguyên, là tên gọi chung của nhiều tộc người cùng ngôn ngữ ở vùng Đông Nam Á lục địa [VDTH,

41

tr. 48]. Họ có quan hệ gần gũi nhiều mặt với người Nùng, Giáy, Cao Lan (Việt Nam) và người Choang (Trung Quốc). Trong đó đặc biệt là mối quan hệ với người Nùng do hai tộc người thường cư trú xen kẽ, có sự tương đồng trong hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa xã hội, nếp sống và phong tục tập quán...[140, tr. 22]. Dựa trên các cứ liệu về khảo cổ học, ngôn ngữ học, văn bản học..., các nhà nghiên cứu xếp người Tày vào trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái.

Trong mối quan hệ với người Việt, các nghiên cứu cho thấy người Việt và người Tày tiếp xúc với nhau từ rất sớm. Ở thời kỳ đầu hình thành nhà nước Âu Lạc, một bộ phận người Tày cổ đã hóa Việt thì ở giai đoạn lịch sử sau này, không ít người Việt hóa Tày. Lý do bởi trong suốt gần 10 thế kỉ các triều đại phong kiến Việt Nam, nhiều quan chức người Việt được cử lên trấn giữ, cai quản vùng Đông Bắc hoặc một số dòng họ, cá nhân thất thế tìm nơi biên ải để nương náu lâu dần bị Tày hóa. Điển hình vào nửa cuối thế kỷ XVII, khi nhà Mạc bị tiêu diệt, để tránh sự đàn áp của vương triều Lê - Trịnh, nhiều người là thân tộc, quan lại, bính lính nhà Mạc đã mai danh ẩn tích, sống xen kẽ với cư dân địa phương. Trong ngôn ngữ người Việt ở một số địa phương như Phú Thọ, Bắc Giang có yếu tố Tày và ngược lại, ngôn ngữ Tày có tỉ lệ không nhỏ vay mượn của người Việt [140, tr. 24].

Ở huyện Phục Hòa, không có truyền thuyết kể về sự hiện diện của người Tày ở khu vực này, chỉ biết họ là những cư dân đầu tiên khai phá, lập nghiệp và sinh sống qua nhiều thế kỷ. Người Tày Phục Hòa cư trú đan xen với người Nùng, nhóm cư dân được cho rằng di cư từ Trung Quốc sang trong khoảng 300 năm trở lại đây. Do gần gũi nguồn gốc tộc người, cùng cư trú đan xen với nhau nên các hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, văn hóa, phong tục..., người Tày và Nùng ở huyện Phục Hòa cơ bản giống nhau, ít có diểm khác biệt. Sự phân biệt rõ ràng nhất ở khu vực cư trú, người Tày thường sinh sống

42

ở những nơi có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước, dễ canh tác, người Nùng là cư dân đến sau nên thường ở nơi đất cao hơn và khu vực giáp biên giới Việt - Trung. Ngoài ra, tiếng nói của người Tày và Nùng cũng có nhiều điểm khác biệt về âm tiết, cách phát âm của người Nùng được cho rằng gần giống với người Choang nhiều hơn.

Trong cộng đồng người Tày ở các xã giáp biên giới có nhiều người, dòng họ tự nhận là người Tày gốc người Kinh, như ở bản Nà Nòa, xã Triệu Ẩu, hầu hết người Tày ở đây mang họ Nguyễn. Họ kể rằng ông cha là người Kinh quê gốc tỉnh Hải Dương được vua chúa xưa cử làm quan trấn ải biên giới, qua nhiều thế hệ sinh sống, kết hôn với người Tày đã trở thành người Tày.

Hiện nay, tại các xã, thị trấn giáp biên giới ở huyện Phục Hòa có gần 20.000 người, đông nhất là người Nùng, với hơn 13.000 người, chiếm 70%

dân số toàn huyện. Người Tày có 4.554 người, chiếm gần 25% dân số toàn huyện, tập trung đông nhất ở thị trấn Hòa Thuận (1.178 người) và xã đông nhất là xã Triệu Ẩu, cũng chỉ có 1.250 người (xem bảng 1).

Bảng 1.1: Dân số các xã, thị trấn vùng biên giới huyện Phục Hòa

Stt Đơn vị Tổng

dân số

Người Tày

Người Nùng

Người Kinh

Người Hoa

Dân tộc khác

1 Hòa Thuận 4.535 1.178 3.202 151 4

2 Tà Lùng 3.105 479 1.193 623 1 13

3 Triệu Ẩu 2.097 1.250 847

4 Cách Linh 3.235 383 2.836 18 2

5 Đại Sơn 3.173 529 2.642 2

6 Mỹ Hưng 2.352 735 1.600 17

Tổng cộng 18.507 4.554 13.120 809 1 21

(Nguồn: UNBD huyện Phục Hòa cung cấp, năm 2015) 1.4.2. Đặc điểm kinh tế

Người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa được đánh giá có trình độ cao trong canh tác lúa nước. Trong bối cảnh kinh tế biên mậu phát triển nhanh chóng, có đa dạng nguồn thu thì hiện nay nghề nông vẫn được xem là nguồn

43

thu chính, ổn định của các gia đình. Trước đây, các thửa ruộng bằng phẳng, màu mỡ, có đủ nguồn nước thường để canh tác lúa nước, các thửa ruộng cao, khô cằn dùng để canh tác lúa nương, trồng ngô, trồng sắn. Một số hộ gia đình làm thêm ruộng bậc thang và canh tác nương rẫy giúp tăng nguồn lương thực, thực phẩm cho gia đình. Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, do sinh sống ở các thung lũng tạo ra bởi các núi đá vôi bao bọc, các cánh đồng thường nhỏ và hẹp, khó có thể đem lại nguồn lương thực dồi dào.

Cuối những năm 1990, với mục tiêu của chính quyền địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp cư dân khu vực biên giới phát triển kinh tế, người dân được vận động chuyển từ trồng lúa sang trồng cây mía để bán cho nhà máy mía đường vừa được xây dựng tại trung tâm của huyện. Quá trình chuyển đổi diễn ra nhanh, thuận lợi do nguồn thu từ cây mía cao hơn so với nguồn thu từ lúa. Đến nay, hầu hết các hộ gia đình đã chuyển sang trồng mía, chỉ một số ít hộ có đất ruộng không phù hợp trông mía đã giữ nguyên trồng lúa hoặc cây trồng khác. Cây mía được trồng mỗi năm một vụ, thường trồng từ tháng 3 âm lịch và thu hoạch vào những tháng cuối năm. Mỗi sào ruộng cho thu hoạch một tấn mía với giá bán giao động từ 800.000đ-1.100.000đ/tấn tùy từng năm. Nhờ vậy hầu hết các hộ sau mỗi vụ thu hoạch, trừ chi phí đầu vào còn lại từ một hai chục triệu tới vài chục triệu đồng tùy theo diện tích canh tác ít hay nhiều. Ngoài bán mía cho công ty mía đường tại huyện, cư dân vùng biên có thể bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch thường có giá cao hơn.

Bên cạnh canh tác nông nghiệp, hoạt động kinh tế truyền thống khác của cư dân vùng biên giới huyện Phục Hòa là chăn nuôi. Trước đây, các gia đình đều nuôi gia súc (trâu, bò, lợn), gia cầm (gà, vịt) dưới gầm nhà sàn. Từ những năm 2000 đến nay, nhờ công tác vận động, tuyên truyền của chính quyền địa phương về đảm bảo vệ sinh cho không gian sinh sống, hầu hết các

44

hộ gia đình đã chuyển chăn nuôi gia súc, gia cầm ra vườn phía trước hoặc sau nhà. Sự chuyển đổi còn do nhà sàn trong hơn 10 năm trở lại đây đã được thay thế bằng nhà xây cấp 4 bán kiên cố hoặc nhà tầng kiên cố, không còn không gian gầm sàn để chăn nuôi như trước.

Chăn nuôi gia cầm phần nhiều dùng để cải thiện bữa ăn gia đình, phục vụ mục đích tín ngưỡng như cúng bái và mời khách đến chơi nhà. Trâu, bò được nuôi để phục vụ canh tác nông nghiệp; lợn để thịt trong những ngày lễ lớn như tết hoặc khi gia đình có hiếu hỉ. Ngoài ra, nhờ khu vực giáp biên, vật nuôi có thể dễ dàng bán sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Mỗi sáng sớm, thường có những người Trung Quốc từ bên kia biên giới đi xe đạp qua đường tiểu ngạch sang Việt Nam, phía sau xe của họ có một chiếc lồng sắt.

Họ đi khắp các xóm, bản vùng biên thu mua gia súc, gia cầm với giá tương đối cao so với thị trường nội địa, ví dụ thường từ 140.000-150.000đ/kg gà sống, so với giá bình quân tại khu vực nội địa hiện nay là 100.000đ/kg.

Một trong những điểm tích cực nhất với cư dân vùng biên giới hiện nay là có thể dễ dàng tìm việc làm ở bên kia biên giới Trung Quốc. Lao động qua biên giới thường là những người đã lập gia đình, thường trên 30 tuổi. Nam giới thường sang làm thợ xây, thợ hồ; nữ giới thường sang trồng mía, chặt mía, bán hàng... Từ 5 tới 6 giờ sáng hàng ngày, nhiều người đã tới khu vực giáp biên gửi xe máy để đi qua lối mòn sang Trung Quốc làm việc, khoảng 17-18 giờ hàng ngày họ quay trở về. Công lao động mỗi ngày thường từ 300.000 – 500.000đ tùy theo tính chất công việc và khả năng của mỗi người.

Công việc không có thường xuyên, thất thường, vì vậy nguồn thu nhập từ lao động qua biên giới mang tính chất bổ trợ cho thu nhập gia đình. Bên cạnh đó còn công việc bốc vác hàng tại khu vực cửa khẩu và các lối sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.

45

Thanh niên nam nữ tại các bản vùng biên giới huyện Phục Hòa hiện nay sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học thường có xu hướng tìm việc làm tại các khu công nghiệp tại ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Dương...

Sau vài năm làm việc, khi có được một chút vốn, họ thường bỏ công ty về quê để kết hôn và làm công việc đồng áng, đi làm thuê Trung Quốc...

Ngoài ra, nhờ thay đổi trong tư duy, nhiều người tham gia kinh doanh, buôn bán với mở bán tạp hóa, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển… cho thu nhập tương đối ổn định. Một ít người được học hành, có cơ hội tham gia vào các công việc của chính quyền địa phương. Cùng với thu nhập từ nông nghiệp, chăn nuôi, họ trở thành những người có kinh tế khá giả và ổn định hơn cả trong cộng đồng tại đây.

1.4.3. Đặc điểm văn hóa 1.4.3.1. Văn hóa vật chất

Người Tày ở huyện Phục Hòa thường ăn ba bữa mỗi ngày, gồm: sáng, trưa và tối. Trong đó, bữa sáng và trưa được xem là bữa phụ; bữa tối là bữa chính. Theo tập quán khi có món gì ngon, hoặc dịp cúng bái, sinh nhật, đầy tháng cho trẻ nhỏ, các gia đình Tày thường mời anh em họ hàng, bạn bè tới chung vui, cùng ăn uống cùng gia đình… Tính cách cởi mở đã thành nếp sinh hoạt để mọi người hòa đồng và thân thiện với nhau hơn.

Trước những năm 1990, khi đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, bữa ăn sáng của cư dân thường thường chỉ là cháo ngô, bữa trưa và bữa tối là cơm độn ngô với rau hái ở vườn. Hiện nay, bữa ăn hàng ngày ngoài cơm còn có rau, thịt lợn hoặc cá. Vào ngày lễ tết hoặc khi gia đình có khách là lúc tinh hoa ẩm thực của người Tày được phô bày, với các món ăn như khau nhục, vịt quay, nạp sườn, nộm hoa chuối…

Ở mỗi bản thường có dòng suối chảy qua, là nơi cung cấp nguồn nước uống trong quá khứ, nay do lo sợ nguồn nước bị nhiễm bẩn nên chỉ được

46

dùng để tưới tiêu hoặc giặt giũ. Nước uống thường được lấy từ các khe nước trên núi dẫn về từng hộ gia đình bằng máng nước. Ở các thị trấn đã có nước sạch do nhà máy cung cấp. Họ thường uống nước đun sôi, một số người có thói quen uống nước đun với lá cây ổi hoặc lá cây vối. Khi gia đình có khách, chủ nhà thường pha trà mời khách. Một điểm đặc biệt là họ uống rượu gạo khá nhiều, có thể dễ dàng bắt gặp nhóm người ngồi uống rượu với nhau vào bất kể thời điểm nào trong ngày, không chỉ ở nam giới mà cả ở nữ giới.

Y phục truyền thống của người Tày ít chi tiết nếu so với các tộc người.

Y phục của nam giới gồm áo (áo ngắn, áo dài), quần, khăn và guốc hoặc giầy.

Áo nam gồm 4 thân, cổ tròn và cao. Quần nam với ống rộng, dài tới mắt cá chân, cạp lá tọa, đũng kiểu chân què, khi mặc phải vấn ở trước và buộc dây vải bên ngoài. Khăn đội đầu nam là mảnh vải dài hình chữ nhật, rộng khoảng 20cm, được quấn quanh đầu theo hình chữ nhân.

Y phục nữ nhiều chi tiết hơn so với y phục nam giới, gồm áo dài, áo cánh ngắn, quần, khăn ngang và khăn vuông, giầy hoặc guốc, thắt lưng, xà cạp. Áo dài gồm 5 thân, xẻ nách và cài cúc bên phải, những chiếc cúc thường được làm bằng xương hoặc tết bằng dây vải, người có điều kiện thì làm cúc bằng bạc. Phần giữa thân có chiết eo, giúp tôn dáng cho nữ giới. Áo cánh có 4 thân, cổ tròn và xẻ ngực, phía dưới thân trước có 2 túi. Khác với áo dài, áo cánh thường sáng màu như màu trắng, hồng, xanh lơ. Áo khi mặc thường ôm sát người giúp tôn dáng nữ giới. Quần có ống rộng kiểu chân què và cạp lá tọa gần giống với quần nam giới. Thắt lưng là một mảnh vải dài, rộng khoảng 20cm, khi mặc được gấp theo chiều dọc và buộc thắt mối ở phía sau lưng.

Khăn đội đầu có khăn trong và khăn ngoài. Khăn trong dùng để bọc các lọn tóc và quấn quanh đầu. Khăn ngoài hình vuông được gập chéo trùm lên khăn trong rồi thắt lại ở phía sau đầu. Hiện nay ở huyện Phục Hòa, chỉ một số ít

47

người già mặc y phục truyền thống, những người dưới tuổi trung niên mặc Âu phục và chỉ mặc y phục truyền thống khi tham gia trình diễn văn nghệ…

Người Tày trước đây ở nhà sàn, kích thước nhà lớn nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình, nhưng thường rộng khoảng 100m2 với 3 gian, hai chái. Không gian bên trong nhà thoáng đãng nhờ có nhiều cửa sổ và thường được chia thành hai phần, phần trên dành cho nam giới và đặt ban thờ tổ tiên. Khu vực phía sau hay phía dưới dành cho nữ giới, vị trí này cũng gần cầu thang phụ, nơi có máng nước để tắm rửa. Chái nhà phía trong được ngăn thành từng buồng nhỏ là nơi ngủ cho con gái ở tuổi trưởng thành và kho chứa lương thực.

Hiện nay còn một số ít hộ giữ được nhà sàn, phần nhiều do chưa có điều kiện xây nhà. Với họ nhà xây sự bền vững, các phòng được ngăn cách độc lập, riêng tư hơn so với không gian mở ở nhà sàn.

1.4.3.2. Văn hóa xã hội

Các bản của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa nằm trong thung lũng, bao bọc bởi những núi đá. Mỗi bản thường có từ ba đến bốn dòng họ, dòng họ lớn thường có tiếng nói hơn các dòng họ nhỏ khác. Các thành viên trong dòng họ cố kết tương đối chặt chẽ. Bên cạnh dòng họ, người Tày ở đây xem trọng quan hệ láng giềng. Hiện nay ở mỗi xóm, bản bản có các nhóm, đội gồm 5-10 người, hình thành do nhu cầu cùng đi chặt mía, làm thuê bóc vác hoặc qua biên giới.

Trong gia đình, chồng có quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ ngay cả khi vợ là lao động chính, có thu nhập cao hơn. Các thành viên tuân thủ nguyên tắc chồng nói vợ nghe, bố mẹ nói con nghe, anh nói em nghe...

1.4.3.3. Văn hóa tinh thần

Tiếng Tày được sử dụng giao tiếp trong gia đình, nội bộ tộc người, tiếng phổ thông thường được dùng khi giao tiếp người khác tộc. Người Tày,

48

Nùng (Việt Nam) và người Choang (Trung Quốc) khu vực này có thể giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tộc người bởi không có nhiều khác biệt. Hiện nay ngay trong gia đình, tiếng phổ thông được dùng xen với tiếng Tày, nhiều nhất với trẻ em bởi người lớn tuổi muốn trẻ hòa nhập tốt hơn trong môi trường học tập dùng quốc ngữ.

Người Tày tại đây bảo lưu tốt các phong tục truyền thống liên quan đến chu kỳ vòng đời như sinh đẻ, cưới xin, tang ma… Những người hành nghề thầy cúng góp phần nhiều hơn cả trong bảo lưu giá trị này bởi được trao truyền đặc biệt về thế giới quan, nhân sinh quan tộc người và cảm thấy vinh dự, có bổn phận làm điều đó. Thầy cúng người Tày có thể đi cúng cho người Nùng, người Choang và ngược lại.

Về mặt tâm linh, người Tày tin rằng vạn vật hữu linh, người sống thì có hồn (khoăn), người chết thì thành “phi” (ma). Có nhiều loại phi khác nhau:

phi hươn” (ma nhà), “phi bản” (thần bản), “phi sấn” (thần núi), “phi khuổi

(ma suối), “phi mạy” (ma cây)… Trong đó, thờ cúng tổ tiên có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tâm linh. Ma tổ tiên được xem là phúc thần, có thể phù trợ cho các thành viên trong gia đình sức khỏe, công việc… Bởi vậy, bàn thờ tổ tiên được đặt nơi trang trọng trong nhà, được giữ sự thanh sạch bằng nhiều hình thức như kiêng phụ nữ mới sinh con, phụ nữ đến tháng lại gần...

Ngoài ra, người Tày, Nùng khu vực này có các đền, chùa, miếu tưởng nhớ các anh hùng có công chống giặc ngoại xâm như đền vua Lê tại thành Phục Hòa, đền thờ tướng Trần Duy Trân tại chân núi Ngườm Phục, xã Cách Linh…

- Lễ hội truyền thống

Người Tày ở huyện Phục Hòa có nhiều lễ hội trong một năm, tập trung từ tháng giêng tới tháng ba âm lịch. Đầu tiên là Tết Nguyên đán, thời điểm đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ với năm mới. Vào ngày mùng 8/1 âm lịch tại bản Co, xã Triệu Ẩu có lễ hội Lồng Tồng; ngày 18/3 âm lịch có lễ hội

Một phần của tài liệu Hôn nhân của người Tày ở vùng biên giới huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)