Ruồi là loài động vật chân khớp ký sinh, thuộc lớp Côn trùng (Insecta), bộ Hai cánh (Diptera). Ruồi chỉ có 2 cánh, trong khi phần lớn các loài côn trùng khác có 4 cánh. Ở ruồi, đôi cánh sau đã thoái hóa thành đôi chùy (halter), đó là những bộ phận giữ thăng bằng. Ruồi có râu ngắn, đôi mắt phức hợp to, bàn chân có 5 đốt, có vuốt dùng để bám vào tường… Khi ruồi bay cánh rung nhanh khi ruồi bay và khi hạ cánh ruồi có những bộ phận giúp cho cơ thể đƣợc thăng bằng.
Ruồi có 2 nhóm chính là ruồi hút máu và ruồi liếm thức ăn, trong đó chú ý đến ruồi nhà Musca domestica và Musca vicina thuộc nhóm liếm hút thức ăn.
Hình 1.6. Ruồi nhà
Họ ruồi nhà phân bố khắp thế giới, với gần 4.000 loài đã đƣợc mô tả thuộc hơn 100 chi (Moar và cộng sự, 1994), thuộc giới (regnum): Animalia, nghành
32 (phylum): Arthropoda, lớp (class): Insecta, bộ (ordo): Diptera, họ (familia):
Muscidae
Ruồi nhà là loại côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi, với tầm bay ít nhất 8km. Ở nơi khí hậu lạnh lẽo sự sinh sản sẽ kết thúc trước mùa đông. Do đó, ruồi sống qua mùa đông cả khi chúng là nhộng hoặc con trưởng thành. Tuy nhiên ở môi trường ấm áp ruồi nhà vẫn tiếp tục hoạt động và sinh sản suốt năm. Ruồi nhà lây bệnh truyền nhiễm cho người do mang mầm bệnh vào thức ăn của người. Đối với vật nuôi, ruồi nhà gây bệnh dòi và cũng truyền một số bệnh giun sán, đơn bào ký sinh.
Vòng đời của ruồi nhà (Musca domestica) là chu kỳ biến thái hoàn toàn với 4 giai đọan: Trứng - Ấu trùng (còn gọi là dòi) - Nhộng - Trưởng thành (có cánh).
Hình 1.7. Vòng đời của ruồi nhà (Musca domestica)
Ruồi nhà thông thường sau 48 giờ thành con trưởng thành, con cái bắt đầu đẻ trứng. Trong suốt cuộc đời con cái từ 1 - 3 tháng nó có khả năng sinh sản 4 - 5 lứa, mỗi lứa từ 100 - 150 trứng. Trứng hình trụ tròn trắng nhƣ ngọc trai, dài 1 mm, đƣợc đẻ ở những nơi có chất thối rữa nhƣng ẩm nhƣ rác nhà, lá cỏ ủ thành phân (http://en.wikipedia.org/wiki/Muscidae ).
33 Hình 1.8. Trứng của ruồi nhà (Musca domestica)
Trứng nở trong khoảng 8 - 48 giờ sau khi đẻ, đây là giai đoạn ấu trùng hay còn gọi là dòi. Dòi mềm, trắng, không chân, chúng tránh ánh sáng và tìm kiếm nhiệt độ tối ƣu là từ 45o - 50oC. Sau 3 lần lột xác chúng sẽ là con ấu trùng thành thục dài 10 - 12 mm. Ở nhiệt độ cao hơn, sự phát triển của ấu trùng hoàn thành trong ít ngày, nhƣng trong mùa đông tiến trình này có thể mất hơn nhiều tháng.
Khi thành thục, ấu trùng rời khỏi nơi đẻ để tìm những nơi chung quanh mát hơn, nhƣ ở đất. Ở đây chúng phát triển thành những chú nhộng màu vàng, màu nâu hoặc màu đen dài 6 mm. Tuỳ theo điều kiện, con trưởng thành sẽ nở sau 3 ngày cho đến 4 tuần.
Với nhiệt độ cao của mùa hè, ruồi thường có vòng đời 12 - 14 ngày. Trong điều kiện ấm áp, trong vòng một tháng sẽ có khoảng hai đến ba thế hệ ruồi đƣợc sinh ra. Vì tốc độ sinh sản nhanh và với số lƣợng lớn ở mỗi lứa, lƣợng ruồi phát triển nhanh chóng. Thường thì mật độ ruồi tăng và xuất hiện nhiều nhất là vào những tháng mùa thu.
Hiện nay có nhiều phương pháp diệt ruồi khác nhau như vệ sinh môi trường làm mất hoặc làm giảm nơi đẻ trứng của ruồi, làm giảm những nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến, đề phòng sự tiếp xúc giữa ruồi và mầm bệnh, bảo vệ không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhà ăn và với người;diệt ruồi bằng bả sinh học, bẫy tấm dính, vỉ đập, vỉ điện; cũng có thể sử dụng phương pháp hóa học bằng cách sử dụng hộp Dichlorvos bốc hơi, bả diệt ruồi, phun tồn lưu, phun không gian, phun
34 hóa chất diệt giòi vào ổ đẻ của ruồi …Những biện pháp này diệt ruồi rất nhanh, đƣợc áp dụng khi có dịch tả, kiết lỵ, đau mắt, nhƣng hạn chế sử dụng vì ruồi phát triển tính kháng hóa chất rất nhanh. Một số hóa chất sử dụng làm bả diệt ruồi nhƣ các hợp chất phospho hữu cơ (dichlovos, diazinon, malathion …); hợp chất carbamat (propoxur, formaldehyd ..).Các hóa chất sử dụng để phun tồn lưu hoặc phun không gian nhƣ các hóa chất nhóm pyrethroid: alphacypermethrin, cyfluthrin,deltamethrin, permethrin, lambdacyhalothrin …
1.4.2. Muỗi
Muỗi là một nhóm sinh vật thuộc giới Animalia (động vật), ngành Athropoda
(chân khớp), lớp Insesta (sâu bọ), bộ : Diptera (Hai cánh),họCulicidae (muỗi) Vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn hoàn chỉnh (hình 1.9), từ trứng nở ra ấu
trùng (bọ gậy) rồi phát triển thành bọ gậy, cuối cùng là muỗi trưởng thành. Trừ giai đoạn muỗi trưởng thành ra, các giai đoạn khác của muỗi đều diễn ra ở dưới nước.
Hình 1.9. Các giai đoạn phát triển của muỗi
Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Muỗi đẻ trứng xuống nước, trứng sẽ nở thành ấu trùng (còn gọi là bọ gậy, cung quăng, lăng quăng). Thức ăn của ấu trùng chủ yếu là các sinh vật nhỏ trong nước, ấu trùng muỗi phải thường xuyên bơi lên mặt nước để lấy oxy trong không khí thông qua một ống thở. Sau một thời gian, ấu trùng phát triển thành nhộng rồi biến thái thành muỗi trưởng thành bay lên khỏi mặt nước. Chỉ có muỗi trưởng thành
35 mới có khả năng bay và hút máu. Muỗi cái có vòi đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu tạo nguồn protein sản sinh ra trứng. Muỗi đực không có vòi để hút máu nên chỉ ăn nhựa cây và hoa quả. Cũng chỉ có một nhánh muỗi tên là Toxorhynchites không hút máu.
Tùy vào điều kiện nhiệt độ môi trường nước, vòng đời một con muỗi từ khi là trứng cho đến muỗi trưởng thành có thể kéo dài từ khoảng 4 ngày cho đến một tháng. Muỗi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất là khoảng 20oC đến 25oC, vì vậy chúng thường xuất hiện ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao như bệnh sốt rét do muỗiAnopheles gambiae, bệnh sốt xuất huyết do muỗiAedes aegypti,Culex tritaeniorhynchus truyền bệnh viêm não Nhật Bản… Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong vài chục bệnh nhân trong số hàng chục nghìn người nhiễm sốt xuất huyết. Trên thế giới có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt xuất huyết hàng năm, nơi tập trung nhiều nhất là Châu Phi mà muỗi là tác nhân truyền bệnh chính.